Giải pháp tăng cường công tác phân loại, điều tra, truy tố, xét xử

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 68 - 73)

tại địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế

3.3.3.Giải pháp tăng cường công tác phân loại, điều tra, truy tố, xét xử

Để hoạt động đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đạt hiệu quả cao, ngoài vấn đề hoàn thiện pháp luật, cần tăng cường công tác phân loại, điều tra, truy tố, xét xử đối với loại tội này. Trước hết, cần nhận thức rằng, công tác phân loại, điều tra các vụ án phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngừơi khác có ý nghĩa rất quan trọng. ở giai đoạn đầu, các hoạt động tiền tố tụng của cơ quan công an cơ sở( phường, xã ) cũng như hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra nhằm thu thập các chứng cứ, tài liệu để xác định có tội phạm xảy ra hay không? tính chất, mức độ của hành vi phạm tội; ai là người phạm tội?, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự... làm cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Tăng cường công tác công tác phân loại ở cơ sở sẽ loại bỏ được những hành vi gây thương tích không phải là tôi phạm và đương nhiên giảm thiểu được tình trạng đình chỉ điều tra của cấp huyện là 97,1% (so với cấp tỉnh) và khởi tố oan sai là 86 người không có tội ... Nếu làm tốt công tác điều tra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét xử và tuyên truyền, giáo dục pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Ngược lại, nếu làm công tác điều tra kém sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc xác định tội phạm, người phạm tội cũng như việc xét xử của Tòa án, nhiều khi làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Vì vậy, phải làm tốt công tác điều tra

ngay từ đầu cho đến khi kết thúc điều tra.

Để hoạt động điều tra các vụ án phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đạt hiệu quả cao, lực lượng Cảnh sát điều tra tỉnh Thừa Thiên Huế cần chấn chỉnh tổ chức, bộ máy chuyên trách điều tra loại tội phạm này từ thành phố đến các quận, huyện. ở cấp tỉnh, cần bổ sung cán bộ có kiến thức về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, kiến thức pháp lý và nghiệp vụ điều tra. Nghiên cứu biên chế cho lực lượng này số lượng cán bộ hợp lý, đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Về công tác điều tra cụ thể, hoạt động điều tra đối với các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cần được tiến hành theo các hướng sau đây:

Thứ nhất, trước hết, cần củng cố hoàn thiện hệ thống xử lý thông tin về tội phạm nói chung, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. Tất cả mọi thông tin về tội phạm, trong đó có tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải được chuyển một cách chính xác, kịp thời đến các cơ quan có trách nhiệm. Khi phát hiện vụ án xảy ra trên địa bàn xã, phường mình, công an địa phương phải tổ chức đưa nạn nhân đi cấp cứu, bảo vệ hiện trường và phải thông tin nhanh cho Công an huyện, thị xã, thành phố. Phải nhanh chóng ghi lời khai của các nhân chứng, người bị hại để nắm nội dung sự việc, tên tuổi, địa chỉ kẻ gây án. Trong trường hợp phát hiện được thủ phạm, thì phải bắt giữ ngay đối tượng để giao cho Công an huyện, thành phố tiếp tục xác minh làm rõ.

Đối với những vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tính chất nghiêm trọng, đông người tham gia, Công an huyện, thị xã, thành phố phải cử ngay lực lượng gồm Cảnh sát điều tra, Cảnh sát hình sự xuống ngay hiện trường. Trong trường hợp khẩn cấp và có đủ chứng cứ, tài liệu, cần bắt giữ ngay thủ phạm gây án. Trường hợp chưa rõ thủ phạm, Cảnh sát hình sự phải sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để truy tìm đối tượng. Những vụ án cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, thì Công an huyện, thị xã, thành phố phải báo ngay cho Công an tỉnh chủ trì khám nghiệm.

cơ quan điều tra phải khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra cần thiết và sớm hoàn tất hồ sơ chuyển cho Viện Kiểm sát

Với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, thực hành quyền công tố trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp tỉnh Thừa Thiên Huế có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đấu tranh chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Để phát huy vai trò này, ngành kiểm sát tỉnh Thừa Thiên Huế cần tiến hành các công tác sau:

Thứ nhất, cần làm tốt công tác quản lý, xử lý thông tin về tội phạm nói chung, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng, đưa công tác này vào kế hoặc phối hợp liên ngành giữa Cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án. Các cơ quan này phải thông tin kịp thời mọi hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cho Viện Kiểm sát.

Thứ hai, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ở hai cấp cần chú

trọng kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngưòi khác với phương châm chống làm oan người vô tội, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, kiểm sát ngay từ đầu các vụ án cố ý gây thương tích gây hậu quả nghiêm trọng, đồng thời quan tâm chỉ đạo công tác khám nghiệm hiện trường đối với các vụ án này. Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án trong thời hạn luật định, Viện Kiểm sát hai cấp của tỉnh cần phối hợp với Công an, Tòa án xác định một số vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gây hậu quả nghiêm trọng làm án điểm để giải quyết tạo dư luận đấu tranh, lên án loại tội này.

Thứ ba, Viện Kiểm sát hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế cần chú trọng kiểm sát

xét xử các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, bố trí kiểm sát viên có năng lực duy trì quyền công tố tại phiên tòa. Viện Kiểm sát cần phối hợp chặt chẽ với Tòa án đưa một số vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xét xử lưu động để nâng cao tác dụng giáo dục nhân dân. Những vụ án có mức hình phạt không đúng so với

các quy định của pháp luật cần được Viện Kiểm sát kháng nghị theo luật định.

Thứ tư, Viện Kiểm sát tỉnh Thừa Thiên Huế cần tổ chức kiểm tra các đơn

vị Viện Kiểm sát các huyện, thành phố trong việc thực thi nhiệm vụ liên quan đến các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trọng tâm cần kiểm tra các vụ án đã được đình chỉ điều tra, các vụ án có bị cáo được hưởng án treo... nhằm uốn nắn, chấn chỉnh công tác kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án của các đơn vị để có kết luận rút kinh nghiệm chung.

Đối với ngành Tòa án tỉnh Thừa Thiên Huế, thì việc áp dụng pháp luật đúng đắn trong việc xét xử các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là vấn đề rất quan trọng. Có xét xử đúng, thì mới có thể phát huy tính giáo dục của biện pháp xử lý và mới có thể chỉ ra nguyên nhân, điều kiện của tội phạm để có kiến nghị xác đáng.

Vì vậy, ngành Tòa án tỉnh Thừa Thiên Huế cần làm tốt chức năng xét xử đối với loại tội này, cụ thể là:

Thứ nhất, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cần tổ chức Hội nghị

chuyên đề hướng dẫn thống nhất áp dụng pháp luật trong công tác xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chú ý vấn đề định tội danh, những căn cứ cụ thể để quyết định hình phạt, nguyên tắc vận dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, đảm bảo việc xét xử các vụ án phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được nghiêm chỉnh, đúng pháp luật, tăng cường áp dụng loại hình phạt cải tạo không giam giữ, đồng thời tổ chức nhiều phiên toà lưu động. Mặt khác phối hợp với các ngành Công an, Kiểm sát tổ chức tốt khâu thi hành án, nhất là thi hành án dân sự trong vụ án hình sự, tránh tình trạng buông lỏng như hiện nay.

Thứ hai, Tòa án nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần phải phối hợp

với Cảnh sát điều tra và Viện Kiểm sát cùng cấp rà soát lại toàn bộ những vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thuộc thẩm quyền của cấp mình, tập trung nghiên cứu tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật, công bố kết quả xử

lý trên các phương tiện truyền thông đại chúng để tác động giáo dục, răn đe số đối tượng dễ phạm tội, cũng như hỗ trợ cho nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Đối với những trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, thái độ khai báo ngoan cố, không tự nguyện khắc phục hậu quả do mình gây ra, thì Tòa án cần áp dụng mức cao trong khung hình phạt và không cho hưởng án treo.

Thứ ba, cùng với việc xét xử đúng, Tòa án cần phải phát hiện những thiếu

sót trong quản lý kinh tế - xã hội, trong công tác giáo dục... là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, trên cơ sở đó yêu cầu các cơ quan, tổ chứ có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tội phạm theo quy định tại Điều 199 Bộ luật tố tụng hình sự là vấn đề lâu nay rất ít được Tòa án chú ý.

Thứ tư, song song với các mặt công tác trên, ngành Tòa án của tỉnh Thừa

Thiên Huế cần sớm kiện toàn tổ chức, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Hội đồng tuyển chọn tái bổ nhiệm, bổ nhiệm bổ sung thẩm phán mới đáp ứng đầy đủ số lượng thẩm phán bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ xét xử các loại án, trong đó có án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đang có xu hướng gia tăng, đồng thời nghiêm túc xử lý cán bô có vi phạm về chuyên môn cũng như đạo đức, kiên quyết không đề nghị tái bổ nhiệm, bổ nhiệm bổ sung thẩm phán có vấn đề.

Thứ năm, hiệu lực và hiệu quả của việc xét xử các vụ án phạm tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là ở khâu thi hành án. Theo chúng tôi, trong thời gian tới, cần rà soát lại trong phạm vi toàn tỉnh những bản án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thi hành án. Phải ra ngay quyết định thi hành án theo đúng quy định của pháp luật. Kiên quyết bắt đi thụ hình những kẻ bị phạt tù về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác còn tại ngoại.

Để thực hiện các biện pháp trên, Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án tỉnh Thừa Thiên Huế cần tranh thủ sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng

nhân dân, ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thừa Thiên Huế trong công tác đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

3.3.4. Giải pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 68 - 73)