tại địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế
3.3.2. Các giải pháp về pháp luật
Hệ thống pháp luật không chỉ là cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm, mà còn là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Vì vậy, chúng ta phải tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống tội phạm theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống pháp luật đó bao gồm: Bộ luật hình sự năm 1999 cũng như văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng điều luật quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Bộ luật tố tụng hình sự .
Bộ luật hình sự năm 1999 bên cạnh những ưu điểm so với Bộ luật hình sự năm 1985 như quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cụ thể hơn, với các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt rõ ràng, dễ áp dụng thuận lợi cho việc cá thể hóa hình phạt khi xử lý. Nhưng từ thực tiễn áp dụng pháp luật ở tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy nó cũng đã bộc lộ những bất hợp lý nhất định mà cần kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật tiến hành sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn pháp luật. Đó là các bất hợp lý sau:
Thứ nhất, khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định 10 tình tiết
định tội đối với các trường hợp mà thương tích của người bị hại có tỷ lệ thương tật dưới 11%. Điểm c quy định đối với các trường hợp tỷ lệ thương tật của người bị hại dưới 11%, đồng thời phạm tội nhiều lần đối với một người và đối với nhiều người, thì vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo lý luận luật hình sự, phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên, mỗi lần thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể. Nói cách khác, phạm tội nhiều lần trong trường hợp này, phải được hiểu là cố ý gây thương tích nhiều lần, mỗi lần gây ra tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên. Như vậy, với cách hiểu theo lôgíc này, thì hoàn toàn mâu thuẫn giữa tình tiết tỷ lệ thương tật dưới 11% với tình tiết phạm tội nhiều lần đối với một người và đối với nhiều người. Vì vậy, theo chúng tôi điểm c khoản 1 Điều 104 cần được sửa đổi như sau:
c) Gây thương tích nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người.
Thứ hai, điểm d quy định: “Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già
yếu, ốm đau hoặc ngừơi khác không có khả năng tự vệ”.
Từ quy định tại điểm d, có thể có hai cách hiểu khác nhau:
Cách thứ nhất: Gây thương tích đối với người già yếu đang bị ốm đau. Cách thứ hai: Gây thương tích đối với người già và đối với người đang bị ốm đau.
Thế nào là người ốm đau: người đang mang bệnh thông thường như: cảm cúm nhức đầu hắt hơi hay người đang ốm liệt giường, liệt chiếu? Đó là điều
cũng cần được hiểu thống nhất. Vì vậy, chúng tôi đề xuất ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có hướng dẫn về vấn đề này để việc áp dụng được thống nhất.
Thứ ba, thực tiễn xét xử tại tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, không ít trường
hợp người bị hại có tỷ lệ thương tật dưới 11%, nhưng vị trí bị gây thương tích ở vị trí xung yếu trên cơ thể hoặc do bị nhiều người đánh. Theo chúng tôi, đây là trường hợp làm tăng đáng kể tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cố ý gây thương tích. Vì vậy, những trường hợp mặc dù có tỷ lệ thương tật dưới 11%, nhưng có hai tình tiết trên, thì cũng nên coi là phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Nói cách khác, cần thiết bổ sung vào khoản 1 Điều 104 tình tiết:
- Nhiều người đánh một người.
- Gây thương tích ở vị trí xung yếu trên cơ thể.
Thứ tư, trong quá trình áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999, thấy khó hiểu
một số tình tiết định khung tăng nặng hình phạt như sau:
“dùng hung khí nguy hiểm” được qui định ở Điều 104 BLHS; “Có dùng vũ khí” được qui định ở Điều 245 BLHS;
“ Sử dụng vũ khí” được qui định ở Điều 133 BLHS;
Vấn đề đặt ra là những loại hung khí nào được coi “nguy hiểm “; Có “dùng vũ khí” và “sử dụng vũ khí” có khác nhau không? “Vũ khí” ở đây cũng được hiểu là phương tiện và nó có khác gì với “dùng phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người”. Vì vậy, theo chúng tôi cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để làm rõ và phân biệt tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” đựợc qui định ở Điều 104 BLHS với hai tình tiết kia đựợc qui định ở Điều 245 và Điều 133 BLHS
Thứ năm, cần bổ sung cụm từ “ một số tình tiết về giảm nhẹ“ trách nhiệm
hính sự vào Điều 31 Bộ luật hình sự để áp dụng có căn cứ.
Nghiên cứu những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự có liên quan đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chúng tôi rút ra một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, theo đó: “Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 104... Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại”. Theo chúng tôi quy định này không phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, bởi các lẽ:
. Sức khỏe của con người không phải chỉ là vốn qúy riêng của người bị hại mà còn là vốn quý chung của toàn xã hội.
. Hậu quả do hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gây ra không chỉ là nỗi đau của cá nhân, gia đình người bị hại mà còn là nỗi đau chung của xã hội.
. Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác( khoản 1 Điều 104), việc qui định chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, thì cơ quan điều tra làm sao có thể kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết để điều tra làm sáng tỏ vụ án. Lý do, trong thời gian này, người bị hại có thể bị hôn mê, được đưa đi điều trị ở bệnh viện xa, điều trị lâu ngày mới khỏi và điều quan trọng là chưa có giám định Pháp y thì làm sao cơ quan điều tra biết được họ chỉ bị thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe từ 30% trở xuống là thương tích không được áp dụng khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 để hướng dẫn họ biết Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự để họ có yêu cầu khởi tố vụ án hay không.
. Mặt khác, khi vụ án xảy ra, khi chưa có kết luận điều tra, cơ quan điều tra chưa thể khẳng định chắc chắn đây là vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hay vụ án giết người. Thực tiễn cho thấy, khi vụ án hình sự có sử dụng bạo lực xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác, thì thông thường cơ quan điều tra tiến hành các thủ tục cần thiết để khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra thu thập chứng cứ, trưng cầu giám định Pháp y , từ đó mới có thể kết luận bị can phạm tội gì, cần đề nghị xử lý theo khoản nào của Điều luật.
sức khỏe từ 30% trở xuống và vụ án không có các tình tiết định khung tăng nặng phải áp dụng khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự, thì lúc đó cơ quan điều tra mới hướng dẫn cho người bị hại biết quy định tại Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự xem họ có yêu cầu khởi tố hay không. Như vậy, yêu cầu khởi tố của bị hại chỉ có nghĩa tố tụng sau khi cơ quan điều tra dã tiến hành một loạt hoạt động điều tra, Từ đó cho thấy, yêu cầu khởi tố tức là yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự của người bị hại trong vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được diễn ra trong giai đoạn điều tra lại là cơ sở cho quyết đinh khởi tố vụ án. Trong khi đó, Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự lại qui định “... Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án...” và đã có bao nhiêu chi phí cho các hoạt động điều tra để thu thập chứng cứ tài liệu?. Nếu người bị hạị không yêu cầu khởi tố thì bao nhiêu chi phí ấy trở thành lãng phí. Đây là những vấn đề mâu thuẫn về qui định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật.
Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đòi hỏi tất cả các hành vi bị coi là tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đều phải bị trừng trị. Chỉ có như vậy, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người mới được đảm bảo.
Vì vậy, chúng tôi xin đề xuất bỏ quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại được qui định tại Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự.
Thứ hai, Điều 133 Bộ luật tố tụng hình sự quy định quyền của bị can đối với kết luận giám định. Trong khi đó, Bộ luật tố tụng hình sự không quy định quyền của người bị hại đối với kết luận giám định. Đây là vấn đề cần được xem xét lại, bởi lẽ trên thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau như do trang thiết bị y tế, kiến thức chuyên môn, các tác động tiêu cực... nên việc giám định thương tật không đúng, mà đây lại là cơ sở để khởi tố vụ án hình sự, xử lý người phạm tội. Vì vậy, theo chúng tôi, cần bổ sung quy định về quyền của người bị hại đối với kết luận giám định như sau:
về nội dung kết luận giám định.
Người bị hại được trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những điều này được ghi vào biên bản. Trong trường hợp, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát không chấp nhận yêu cầu của người bị hại, thì phải nêu lý do và báo cho người bị hại biết.
Thứ ba, việc người bị hại từ chối giám định sẽ gây khó khăn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, vì kết luận giám định là cơ sở để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử người có hành vi phạm tội. Theo chúng tôi, Bộ luật tố tụng hình sự nên quy định đây là nghĩa vụ của người bị hại, vì nếu người bị hại từ chối giám định sẽ tạo kẽ hở cho kẻ phạm tội trốn tránh sự trừng trị của pháp luật.