Thực trạng về đối tượng dự án được phép chuyển nhượng

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản (Trang 58)

5. Bố cục luận văn

2.2.2 Thực trạng về đối tượng dự án được phép chuyển nhượng

Như đã phân tích ở trên pháp luật kinh doanh bất động sản hiện hành chỉ cho phép chủ đầu tư chuyển nhượng toàn bộ dự án khu nhà ở, khu đô thị mới, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp. Luật cũng chỉ cho phép chủ đầu tư chuyển nhượng dự án khi gặp khó khăn, không đủ điều kiện hoặc không còn nhu cầu tiếp tục triển khai dự án.105

Theo quan điểm của Người viết Luật không nên can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ của doanh nghiệp, đặc biệt, là việc thực hiện chuyển nhượng dự án trên thị trường. Bởi lẽ, chuyển nhượng là một hoạt động bình thường tương tự như hoạt động mua bán và sáp nhập.106 Ở Việt Nam kinh doanh bất động sản chủ yếu là kinh doanh quy mô nhỏ, nếu chủ đầu tư lại phải làm hết quy trình từ các khâu giải phóng mặt bằng đến khâu xây dựng hoàn thành thì lại không đủ sức.107

Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 không cho phép chủ đầu tư chuyển nhượng một phần dự án dẫn đến các chủ đầu tư gặp khó khăn không đáp ứng được điều kiện chuyển nhượng sẽ tìm cách lách Luật. Theo đó, việc chuyển nhượng dự án đầu tư bất động sản chủ yếu được thực hiện dưới dạng chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp khi dự án đầu tư chưa đáp ứng được điều kiện chuyển nhượng dự án. Việc lách Luật này sẽ khiến Nhà nước thất thu một khoản thuế vào ngân sách nhà nước.108

Thêm vào đó, khi Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 không cho phép chủ đầu tư gặp khó khăn được chuyển nhượng một phần dự án sẽ dẫn đến tình trạng dự án bị chậm tiến độ, có khi không hoàn thành và nhiều dự án treo sẽ tràn lan.

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)