điểm g,p khoản 1 Điều 46; Điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS, TAND thành phố Hà Nội tuyên phạt Vũ Xuân Trường 8 năm 6 tháng tù, Nguyễn Văn Giang 08 năm tù, Nguyễn Tất Minh 07 năm tù, Hoàng Thanh Sơn 06 năm tù.
Trong một vụ án phạm tội có tổ chức không nhất thiết phải có đầy đủ 04 loại người đồng phạm nêu trên, có thế có đủ người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức nhưng cũng có thể chỉ có một hoặc một trong số 04 loại người đồng phạm nêu trên. Tuy nhiên, trong hoạt động phạm tội có tổ chức người thực hành luôn luôn phải tồn tại bất kể khi thực hiện hành vi phạm tội người đó có thực hiện được các hành vi được mô tả trong mặt khách quan của CTTP hay không, tất cả những người đồng phạm đều phải cùng chịu TNHS về tội phạm thực hiện. Người thực hành thực hiện hành vi được đến đâu thì những người đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm đến đó. Trong trường hợp người thực hành thực hiện hành vi vượt quá sự bàn bạc, nhất trí của những người đồng phạm khác thì những người đồng phạm này không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá đó, tương tự như vậy nếu người nào trong số những người đồng phạm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì chỉ người đó được miễn TNHS về tội định phạm, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ TNHS thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
2.2.2. Phạm tội cƣớp tài sản có tính chất chuyên nghiệp (điểm b, khoản 2) khoản 2)
Phạm tội cướp tài sản có tính chất chuyên nghiệp là người phạm tội lấy việc phạm tội là nguồn sống chính cho mình. "Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp vừa là dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản, vừa là tình tiết định khung tăng nặng được quy định tại Điều 48 BLHS. Khái niệm "chuyên nghiệp" ở đây không đồng nghĩa với khái niệm nghề nghiệp vì không thể coi
việc cướp tài sản là nghề nghiệp hợp pháp, tính chuyên nghiệp được thể hiện ở chỗ tội phạm đó được lặp đi lặp lại nhiều lần ở một người mà người phạm tội đó coi việc phạm tội là công cụ kiếm sống chủ yếu của mình, phục vụ nhu cầu sinh sống hàng ngày của người phạm tội. Trong thực tiễn để áp dụng dấu hiệu " phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" các cơ quan tiến hành tố tụng cần căn cứ đầy đủ vào các tiêu chí sau:
Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoa án tích;
Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính [47]. * Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp và phạm tội nhiều lần đều giống nhau ở điểm, người thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần về cùng một loại tội phạm, nhưng khác nhau ở chỗ phạm tội nhiều lần thì người phạm tội không lấy việc phạm tội làm nguồn thu nhập chính của mình.
Cần chú ý một số điểm khi áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" này như sau:
- Đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng cả các tình tiết là " phạm tội nhiều lần", "tái phạm" (hoặc "tái phạm nguy hiểm") và "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp".