Gây hậu quả nghiêm trọng (điểm g, khoản 2); gây hậu quả rất nghiêm trọng (điểm c, khoản 3); gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Một phần của tài liệu Dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản theo quy định của bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 59 - 62)

rất nghiêm trọng (điểm c, khoản 3); gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (điểm c, khoản 4)

a. Gây hậu quả nghiêm trọng

Để xem xét trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng và trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về nguyên tắc chung phải đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả (thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và các thiệt hại phi vật chất).

Nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thì được xác định như sau:

Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả nghiêm trọng:

a.1. Làm chết một người;

a.2. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

a.3. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

a.4. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100%, nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a.2 và a.3 trên đây;

a.5. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31 % đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;

a.6. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng [6].

Nếu các tình tiết của vụ án như nhau thì nếu người phạm tội cướp tài sản có nhiều tình tiết định khung quy định tại Điều 133, hoặc tại các điểm trong một khoản của Điều 133 BLHS năm 1999 thì hình phạt phải cao hơn người phạm tội có ít tình tiết định khung hình phạt.

b. Gây hậu quả rất nghiêm trọng

Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "Các

tội xâm phạm sở hữu" của BLHS năm 1999.hướng dẫn áp dụng tình tiết này nếu thỏa mãn một trong những điều kiện sau:

b.1. Làm chết hai người;

b.2. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61 % trở lên;

b.3. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của năm đến bảy người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

b.4. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b.2 và b.3 trên đây;

b.5. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng;

b.6. Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà hậu quả thuộc hai đến ba điểm từ điểm a.1 đến điểm a.6 tiểu mục 3.4 này.

c. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau

c.1. Làm chết ba người trở lên;

c.2. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

c.3. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của tám người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31 % đến 60%;

c.4. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 201% trở lên, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c.2 và c.3 trên đây;

c.5. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên;

c.6. Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà hậu quả thuộc bốn điểm trở lên từ điểm a.1 đến điểm a.6 nói trên

c.7. Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà hậu quả thuộc hai điểm trở lên từ điểm b.1 đến điểm b.6 nói trên.

Ngoài những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, sức khỏe hoặc tài sản có thể xác định được như đã nêu trên, còn những thiệt hại phi vật chất cũng cần được xác định để đánh giá hậu quả do hành vi cướp tài sản gây ra, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội, gây hoang mang cho nhiều người trên một địa bàn nhất định, làm cho nhiều người sợ hãi dẫn đến phải di dời chỗ ở, bỏ làm, bỏ việc...Những thiệt hại phi vật chất, đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải căn cứ vào từng vụ việc cụ thể, điều kiện, hoàn cảnh xảy ra tội phạm, ý thức, sự quyết tâm thực hiện tội phạm, hoàn cảnh kinh tế, sức khỏe của nạn nhân... mà xử lý một cách đúng đắn và hợp lý.

Một phần của tài liệu Dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản theo quy định của bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)