Dấu hiệu định khung căn cứ vào giá trị tài sản

Một phần của tài liệu Dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản theo quy định của bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 56 - 59)

Khi áp dụng tình tiết này cần chú ý người phạm tội cướp tài sản mới thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, nhưng chưa chiếm đoạt được tài sản, hoặc chiếm đoạt được tài sản của người bị hại rồi nhưng không đúng với ý muốn chủ quan của người phạm tội trước đó về giá trị tài sản chiếm đoạt (Ví dụ: ban đầu người phạm tội nghĩ và có căn cứ cho rằng trong túi sách của một phụ nữ vừa rút tiền ở ngân hàng ra có số tiền là 150.000.000 đồng và đã thực hiện hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt số tiền đó, tuy nhiên sau khi chiếm đoạt được kiểm tra thì thấy trong túi sách đó số tiền chỉ là 20.000.000 đồng) thì người phạm tội vẫn bị truy cứu TNHS theo giá trị của tài sản "định chiếm đoạt". Đối với trường hợp tài sản đã bị chiếm đoạt và người phạm tội không xác định trước trị giá tài sản đó, thì căn cứ vào giá bán tài sản đó tại địa phương nơi xảy ra tội phạm chứ không căn cứ vào giá mua của người bị hại hoặc giá người phạm tội bán cho người khác. Một số trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành định giá tài sản bị chiếm đoạt, nhất là đối với những tài sản có giá trị khoảng trên dưới năm mươi triệu đồng hoặc khoảng trên dưới hai trăm triệu đồng, hoặc những tài sản không được lưu thông trên thị trường. Đối với trường hợp người phạm tội chưa lấy được tài sản thì việc xác định giá trị tài sản cần phân biệt:

- Nếu có căn cứ xác định người phạm tội có ý định chiếm đoạt một loại tài sản nào đó thì căn cứ vào giá của tài sản định cướp để xác định giá trị tài sản bị cướp.

- Nếu có căn cứ xác định người phạm tội không biết tài sản mình định cướp có giá trị bao nhiêu, gồm những tài sản gì thì cũng căn cứ vào giá trị thật của tài sản mà người phạm tội định chiếm đoạt để xác định giá trị tài sản bị cướp.

- Đối với trường hợp nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị nhỏ hơn giá trị tài sản mà người phạm tội định chiếm đoạt thì người phạm tội phải bị truy cứu TNHS tương ứng với tính tiết định khung theo trị giá tài sản mà người phạm tội định chiếm đoạt.

- Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng thì người phạm tội bị truy cứu TNHS theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 133 BLHS năm 1999 với hình phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị trên năm trăm triệu đồng. (điểm b khoản 4 Điều 133). Ví dụ: Nguyễn Đình Sự có thời gian thực tập tại ngân hàng nên Sự am hiểu về quy trình hoạt động cũng như cơ cấu tổ chức nhân sự của các ngân hàng. Để thực hiện ý định cướp tài sản tại ngân hàng. Phát hiện phòng giao dịch số 6 tại 277 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội có trưởng phòng giao dịch là nữ giới, phòng giao dịch ngồi riêng, thông qua trưởng phòng giao dịch có thể cướp được tài sản của Ngân hàng. Khoảng cuối tháng 10/2008, Nguyễn Đình Sự lên chợ Tân Thanh, Lạng Sơn mua khẩu súng ngắn (bằng sắt, bọc nhựa màu đen) với giá 700.000 đồng và một con dao nhọn để thực hiện ý đồ cướp. Ngày 03.11.2008 Sự đem theo một cặp sách bên trong đựng khẩu súng, dao đến trước cửa số nhà 260 đường Nguyễn Trãi để quan sát phòng giao dịch số 6. Sau khi quan sát Sự gọi điện tới chị Nguyễn Thị Thùy Trang là trưởng phòng giao dịch số 6, lấy lý do

muốn gặp chị Trang để hỏi về việc vay vốn. Sau khi gặp chị Trang, thấy chị ngồi một mình, Sự đã mở cặp sách lấy khẩu súng và con dao đặt lên bàn, đe dọa chị Trang phải đưa số tiền 3 tỷ đồng và 100.000 đô la Mỹ và nói đã đặt 12kg thuốc nổ C4 tại tầng 1, sau 15 giờ nếu chị Trang không đáp ứng sẽ cho nổ tòa nhà, cùng lúc đó chị Nguyễn Thị Lệ Thúy là nhân viên phòng giao dịch vào gõ cửa xin chữ kí, chị Trang nhanh chóng thoát ra ngoài báo cho bảo vệ và Công an quận Thanh Xuân đã đến bắt Sự và thu giữ tang vật là khẩu súng và con dao. Tại cơ quan điều tra Nguyễn Đình Sự đã khai nhận hành vi phạm tội nêu trên và khai nhận chính Sự là thủ phạm gây ra vụ cướp tài sản tại Ngân hàng TMCP quân đội (số 103-104 toà phạmCT4- Khu đô thị Sông Đà, Ngânình) ngày 23.11.2007. Ngày hôm đó, chờ khách giao dịch xong, Sự xách túi đặt lên bàn giao dịch rồi rút dao từ trong túi chĩa về các nhân viên và yêu cầu tất cả nhân viên đi bộ ra phía ghế sa lông. Sau đó Sự gọi bảo vệ phòng giao dịch là anh Nguyễn Đình Trung vào bắt mọi người nằm xuống sàn, đưa cuộn băng dính cho chị Dung trói chân tay các nhân viên rồi chỉ vào chị Giang yêu cầu mở két lấy tiền, tổng số tiền nhân viên giao dịch đưa ra được là 632.499.000 đồng và 12.494 đô la Mỹ, lấy tiền xong Sự xách túi bỏ đi. Với hành vi phạm tội nêu trên (tổng số tiền cướp được tại Ngân hàng TMCP quân đội là 838.052.688 đồng) và số tiền 3 tỷ đồng và 100.000 đô la Mỹ Sự yêu cầu Phòng giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nộp nhưng chưa thành công. Sự đã bị tòa án áp dụng điểm b khoản 4 điều 133 BLHS năm 1999, điểm p khoản 1 Điều 48 BLHS xử phạt 18 năm tù.

Trước kia việc xác định khung hình phạt liên quan tới số lượng tài sản chiếm đoạt còn gặp nhiều vướng mắc do có thể trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội người phạm tội mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản với giá trị lớn hơn dự tính hoặc tài sản bị chiếm đoạt có giá trị không lớn như dự định của người phạm tội. Để giải quyết khó khăn trên TANDTC-VKSNDTC- BCA-BTP đã ra văn bản hướng dẫn cụ thể về xác định TNHS trong trường

hợp này làm căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng định tội danh, định khung hình phạt và quyết định hình phạt đối với người phạm tội, theo đó:

- Nếu có căn cứ xác định người phạm tội có ý định chiếm đoạt một loại tài sản nào đó thì căn cứ vào giá của tài sản định cướp để xác định giá trị tài sản bị cướp.

- Nếu có căn cứ xác định người phạm tội không biết tài sản mình định cướp có giá trị bao nhiêu, gồm những tài sản gì thì cũng căn cứ vào giá trị thật của tài sản mà người phạm tội định chiếm đoạt để xác định giá trị tài sản bị cướp.

- Đối với trường hợp nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị nhỏ hơn giá trị tài sản mà người phạm tội có ý nghĩ chủ quan và có mục đích chiếm đoạt thì người phạm tội phải bị truy cứu TNHS tương ứng với tính tiết định khung theo trị giá tài sản mà người phạm tội định chiếm đoạt.

Tuy nhiên, việc quy định này được đưa vào luật hình sự thì sẽ tháo gỡ được cơ bản hơn những vấn đề còn gây tranh cãi xung quanh việc xác định TNHS đối với người phạm tội liên quan đến giá trị tài sản bị chiếm đoạt, tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng điều khoản trên một cách có hiệu quả và thống nhất hơn.

Một phần của tài liệu Dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản theo quy định của bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)