NÂNG CAO NĂNG LỰC, TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ Ý THỨC TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ THUỘC CÁC CƠ QUAN TƢ PHÁP GÓP PHẦN

Một phần của tài liệu Dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản theo quy định của bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 99 - 102)

5. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tử hình;

3.3. NÂNG CAO NĂNG LỰC, TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ Ý THỨC TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ THUỘC CÁC CƠ QUAN TƢ PHÁP GÓP PHẦN

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ THUỘC CÁC CƠ QUAN TƢ PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

Đảm bảo chất lượng của các hoạt động tư pháp là một yêu cầu hết sức quan trọng trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án. Trong thời gian

qua, các cơ quan tư pháp đã có nhiều cố gắng để chất lượng giải quyết công việc ngày càng nâng lên nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Vẫn còn trường hợp bản án, quyết định vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc áp dụng pháp luật có sai lầm nghiêm trọng do lỗi chủ quan của Tòa án và đã bị sửa, hủy.

Tăng cường, nâng cao năng lực cán bộ để đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế là một đòi hỏi cấp bách trong tình hình hiện nay. Cần coi trọng việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng tiến hành tố tụng, giải quyết các vụ án là nhiệm vụ quan trọng của toàn hệ thống các cơ quan tư pháp, quan tâm hơn nữa đến việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về nghiệp vụ, trình độ chính trị cho các cán bộ của ngành.

Do số lượng các vụ án phải thụ lý và giải quyết ngày càng tăng và dự báo thời gian tới nước ta hội nhập ngày càng sâu, rộng vào các mối quan hệ quốc tế, kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì số lượng án thụ lý càng tăng nhanh. Vì vậy đòi hỏi các cơ quan tư pháp cần rà soát, đánh giá dự báo đúng tình hình để xây dựng đề án, chính sách cụ thể để thu hút, tuyển dụng cán bộ cho các đơn vị.

Nhìn tổng thể, số lượng và chất lượng đội ngũ công chức ngành tư pháp chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là đối với những đơn vị ở vùng cao, miền núi, hải đảo…, đội ngũ cán bộ tư pháp cơ sở nhiều nơi còn mỏng, chuyên môn, nghiệp vụ còn nhiều hạn chế trong khi nguồn tuyển dụng lại thiếu đa dạng, chính sách cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu thu hút được người tài. Nhiệm vụ cấp bách đặt ra là nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng ngang tầm với sự phát triển của xã hội và yêu cầu của cải cách tư pháp. Cùng với việc củng cố, tăng cường hệ thống, bộ máy của tòa án, viện kiểm sát và cơ quan điều tra, vấn đề đào tạo, nâng cao nhận thức, chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ các chức

danh những người tiến hành tố tụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hiện nay đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ công tác tư pháp còn thiếu về số lượng, không đồng đều về trình độ, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Một số cán bộ còn thiếu trách nhiệm, sa sút về phẩm chất, thậm chí có người còn vi phạm pháp luật làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp. Do đó cần tăng cường kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những tiêu cực xảy ra trong cơ quan tư pháp, xử lý nghiêm những cán bộ sai phạm. Các đơn vị cần đề ra các biện pháp tích cực để tập trung chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng đúng quy định của pháp luật trong công tác; cần tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm, làm rõ các nguyên nhân của những vấn đề chưa đạt yêu cầu, các quyết định bị sửa, hủy, từ đó xác định trách nhiệm cá nhân và tìm ra biện pháp khắc phục ngay những thiếu sót, khuyết điểm dù là nhỏ trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

Để đảm bảo các mục tiêu trên công tác đào tạo cán bộ cũng phải được chú trọng đúng mức để có thể hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, tránh xảy ra oan sai trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự nói chung và tội cướp tài sản nói riêng. Cụ thể cần: Đổi mới cơ chế tuyển dụng, bố trí, sử dụng, quy hoạch, chế độ đãi ngộ nhằm thu hút những người có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức vào làm việc trong Ngành; Nâng cao chất lượng đào tạo luật, đào tạo nghề, nhất là các chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên, chấp hành viên, từng bước mở rộng quy mô đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội và năng lực của các cơ sở đào tạo; Đổi mới chương trình, giáo trình, tài liệu cho sát với yêu cầu thực tiễn, tăng cường trang bị kiến thức thực tiễn, rèn luyện phương pháp tư duy, suy luận luật học, kỹ năng xử lý tình huống thực tiễn; thực hiện mạnh mẽ các biện pháp khắc phục tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích; tiêu chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ này.

Một phần của tài liệu Dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản theo quy định của bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)