TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC HƢỚNG DẪN ÁP DỤNG, TRONG ĐÓ CÓ HƢỚNG DẪN ÁP DỤNG CÁC DẤU HIỆU ĐỊNH KHUNG CỦA TỘI CƢỚP

Một phần của tài liệu Dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản theo quy định của bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 96 - 99)

5. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tử hình;

3.2.TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC HƢỚNG DẪN ÁP DỤNG, TRONG ĐÓ CÓ HƢỚNG DẪN ÁP DỤNG CÁC DẤU HIỆU ĐỊNH KHUNG CỦA TỘI CƢỚP

CÓ HƢỚNG DẪN ÁP DỤNG CÁC DẤU HIỆU ĐỊNH KHUNG CỦA TỘI CƢỚP TÀI SẢN

Hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản chưa cao. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu [ 10].

Theo Nghị quyết của Đảng, việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

Một là, thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hai là, phát huy cao độ nội lực, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba là, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật.

Bốn là, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật.

Năm là, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cần tiến hành đồng bộ với cải cách hành chính, cải cách tư pháp, với những bước đi vững chắc; coi trọng số lượng và chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm; dự tính đầy đủ các điều kiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành của pháp luật.

Yêu cầu quan trọng của Nhà nước pháp quyền là quản lý đất nước và xã hội bằng pháp luật; cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép; công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Chính vì vậy, xây dựng hệ thống pháp luật theo hướng hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, lâu dài của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước ta cũng đặt ra yêu cầu tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi để thể chế hóa Cương lĩnh chính trị, các quan điểm, đường lối của Đảng, phát huy vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế -

xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Như đã nói ở trên pháp quyền là một thuộc tính của Nhà nước dân chủ. Vì vậy không thể hiểu một cách đơn giản rằng, cứ quản lý xã hội bằng pháp luật thì một Nhà nước sẽ trở thành Nhà nước pháp quyền. Vấn đề đặt ra ở đây là pháp luật với tính chất và chất lượng như thế nào? ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật từ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước đến từng người dân ra sao? Các thiết chế và điều kiện bảo đảm thi hành pháp luật có đầy đủ, đồng bộ hay không? Thái độ của Nhà nước, của xã hội trước những hành vi vi phạm pháp luật, hành vi tiêu cực có nghiêm minh không? Trong Nhà nước pháp quyền, tinh thần pháp luật, phải ngấm, thấm vào từng công việc, hoạt động của nhà nước, của xã hội. Vì chỉ trong trường hợp đó, các quyền dân chủ, tự do, bình đẳng, nhân quyền của công dân và của cả cộng đồng mới được bảo đảm.

BLHS năm 1999 là công cụ sắc bén và hữu hiệu của Nhà nước ta trong việc quản lý xã hội, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, đáp ứng những yêu cầu mới của đất nước. Đồng thời đánh dấu một bước quan trọng trong việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật hình sự nước ta. Từ khi có BLHS công tác áp dụng pháp luật hình sự nói chung và quy định của pháp luật hình sự về dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản nói riêng đã được cụ thể hóa đi vào thực tiễn với hiệu quả cao. Tuy nhiên để hoàn thiện về mặt nội dung quy định của pháp luật cũng như công tác áp dụng vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tiếp tục rà soát các văn bản cũng như tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng để việc áp dụng các quy định pháp luật hình sự nêu trên đạt hiểu quả cao nhất. Cần tăng cường công tác nghiên cứu hoạt động áp dụng pháp luật trong lĩnh vực pháp luật hình sự nói chung và quy định của pháp luật hình sự về dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản nói riêng nhằm phân tích bản chất của hoạt động phạm tội cũng những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình áp dụng trên thực tế. Từ những đánh giá, nhận xét về thực tế áp dụng pháp luật

đó, sẽ đưa ra những đề xuất nhằm cải thiện hoạt động áp dụng pháp luật được hiệu quả hơn. Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể, do đó việc có những quy định cụ thể để đưa vào thực tiễn thông qua hoạt động áp dụng pháp luật là điều vô cùng cần thiết.

Hiện nay hệ thống văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự nói chung, áp dụng dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản ở nước ta nói riêng vẫn còn những tồn tại để đáp ứng nhu cầu thực tiễn luôn biến động của loại tội phạm này, tính khả thi của pháp luật còn thấp… Việc khắc phục những tông tại này còn khá chậm chạp. Thực trạng trên đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tăng cường các văn bản hướng dẫn áp dụng đối với tội cướp tài sản cả về số lượng và chất lượng, quy định cụ thể, chi tiết, thống nhất, khoa học, chặt chẽ và logic để đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra.

Trên thực tế hiện nay, việc áp dụng pháp luật về dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản đang gặp những khó khăn. Ví dụ: Trong nhiều trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng còn băn khoăn trong việc áp dụng tình tiết định khung hình phạt khi hành vi phạm tội cướp có dấu hiệu " phạm tội nhiều lần", trong trường hợp này cùng với việc áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS có được áp dụng thêm tình tiết định khung hình phạt "phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng" Đây là vấn đề cần được hướng dẫn để việc áp dụng trong thực tế được thống nhất hơn…

Một phần của tài liệu Dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản theo quy định của bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 96 - 99)