HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC DẤU HIỆU ĐỊNH KHUNG CỦA TỘI CƢỚP TÀI SẢN

Một phần của tài liệu Dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản theo quy định của bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 88 - 96)

NAM VỀ CÁC DẤU HIỆU ĐỊNH KHUNG CỦA TỘI CƢỚP TÀI SẢN

Việc tìm hiểu và đánh giá đúng các quy định của BLHS về tội cướp tài sản nói chung và các dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản theo quy định của BLHS năm 1999 nói riêng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lý luận cũng như thực tiễn áp dụng luật hình sự, qua đó là cơ sở vững chắc để đánh giá tính chất, mức độ thực hiện tội phạm và là cơ sở để truy cứu TNHS cũng như buộc người phạm tội phải chịu TNHS về hành vi phạm tội của mình.

BLHS năm 1999 đã kế thừa và phát triển từ những nội dung dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản trong lịch sử lập pháp cũng như trong luật hình sự của một số nước trên thế giới nhằm đáp ứng đầy đủ cả về mặt lý luận và thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống đối với loại tội phạm này.

Quy định của BLHS hiện hành về dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản vẫn còn gặp một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, đặt ra yêu cầu đối với nhà làm luật là phải nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp nhằm đảm bảo những đòi hỏi của nguyên tắc pháp chế, cũng như sự thống nhất về lôgíc pháp lý và sự chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp trong luật hình sự. Từ đó, có những hướng dẫn cụ thể, chính xác để các cơ quan áp dụng pháp luật có thể áp dụng thống nhất, hiệu quả hơn. Trong đó một số vướng mắc thường gặp cần được tháo gỡ tập trung chủ yếu vào việc xác định chính xác các dấu hiệu định khung của tội phạm, về khái niệm các dấu hiệu định khung được quy định trong điều luật cũng như sự phân hóa sâu sắc hơn về TNHS đối với những hành vi thỏa mãn những dấu hiệu định khung khác nhau...

Vì vậy, để góp phần hoàn thiện quy định của BLHS về dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản chúng tôi xin có một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định liên quan đến hình phạt được quy định trong các dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản. Những vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định của BLHS năm 1999 về các dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản như ở trên, việc một số tòa án đã tuyên hình phạt cải tạo không giam giữ đối với bị cáo là không chính xác. Tuy nhiên, như đã phân tích, trong một số trường hợp người phạm tội có rất nhiều tình tiết giảm nhẹ, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội không gây nguy hiểm lớn cho xã hội, xứng đáng được khoan hồng và chịu hình phạt nhẹ, chính vì những vướng mắc liên quan đến quy định của pháp luật nêu trên mà các Tòa án nói riêng và các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung không thể xử lý một cách thực sự hợp lý, hợp tình đối với người phạm tội được. Theo chúng tôi, để đảm bảo yêu cầu, vai trò và nhiệm vụ của việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, đảm bảo công bằng xã hội nói chung, góp phần cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội BLHS nên sửa đổi quy định về vấn đề này theo hướng đa dạng hóa các tiêu chuẩn được áp dụng những hình phạt nhẹ đối với người phạm tội (như hình phạt cải tạo không giam giữ). Đối với các vấn đề liên quan đến hình phạt quy định trong các dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản chúng tôi xin được đề xuất sửa đổi như sau:

- Sửa đổi mức cao nhất của từng khung hình phạt quy định tại Điều 133 BLHS năm 1999 theo hướng thấp hơn quy định của BLHS hiện hành, đặc biệt nên quy định tội cướp có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng (tức mức cao nhất của khung hình phạt là đến ba năm tù và đến bảy năm tù), có thể quy định giá trị tài sản bị người phạm tội cố ý chiếm đoạt ở mức tối thiểu nào đó trở nên mới bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn hoặc hình phạt khác nặng hơn…Từ quy định này có thể giúp trong quá trình áp dụng chế tài đối với người phạm tội Tòa án có thể tuyên những hình phạt đúng với mức độ vi

phạm pháp luật hình sự của người phạm tội, vừa bảo đảm nguyên tắc pháp chế vừa bảo đảm nguyên tắc nhân đạo của BLHS.

- Sửa đổi Điều 47 BLHS hiện hành theo hướng mở rộng khả năng áp dụng việc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật, cụ thể kiến nghị bỏ cụm từ "nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật…" được quy định trong điều luật từ "Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật…" thành

"Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định". Tất nhiên, luật cũng nên có những quy định cụ thể hơn để tránh tình trạng áp dụng một cách tùy tiện, có thể tăng thêm tiêu chuẩn, số lượng những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 BLHS để những bị cáo được áp dụng Điều này là thực sự xác đáng.

Thứ hai, BLHS hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành cần có quy định rõ về các trường hợp tuy có mang theo vũ khí, phương tiện phạm tội nhưng chưa sử dụng hoặc vì lý do khách quan hay chủ quan mà không sử dụng để thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP của tội cướp tài sản thì không bị truy cứu TNHS với các tình tiết định khung hình phạt tương ứng. Cướp tài sản là tội có cấu thành hình thức, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện được một trong các hành vi được mô tả trong CTTP mà không đòi hỏi hậu quả phải xảy ra (chiếm đoạt được tài sản). Tuy nhiên, hiện nay đa phần đều thống nhất quan điểm có tồn tại giai đoạn phạm tội chưa đạt trong tội phạm này, đó là trường hợp khi người phạm tội đã thực hiện được một số hành vi "đi liền trước" hành vi được mô tả trong mặt khách quan của CTTP như hành vi giương súng lên để bắn, rút dao ra khỏi túi chuẩn bị thực hiện hành vi chém người bị hại... Nếu người phạm tội thực hiện được những hành vi trên thì đã thỏa mãn CTTP của tội cướp tài sản (ở giai đoạn phạm tội chưa

đạt hoặc đã hoàn thành tùy theo việc hành vi đó có bị dừng lại vì những lý do ngoài ý muốn của người phạm tội hay không?). Đối với các trường hợp tội phạm đang ở giai đoạn chưa hoàn thành thì tính chất của công cụ, phương tiện, vũ khí người phạm tội định dùng vào việc thực hiện hành vi dùng vũ lực không được dùng để đánh giá người phạm tội theo các căn cứ định khung hình phạt quy định tại điểm d, khoản 2 BLHS năm 1999. Qua đó tính tiết " sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc các thủ đoạn nguy hiểm khác..." nên sửa đổi thành "đã sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc các thủ đoạn nguy hiểm khác", việc thêm từ "đã" sẽ tạo hiệu quả cao hơn trong việc xác định rõ ràng TNHS của người phạm tội bởi việc các cơ quan tiến hành tố tụng xác định khung hình phạt không chính xác sẽ rất đến hậu quả rất lớn cho người phạm tội vì mức hình phạt ở những khung hình phạt khác nhau có tính nghiêm khắc rất khác biệt nhau, sai lầm xảy ra sẽ dẫn đến hiệu quả áp dụng pháp luật thấp, không có tác dụng tích cực trong việc giáo dục người phạm tội và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

Thứ ba, tại điểm d khoản 2 có quy định về tình tiết "sử dụng phương tiện nguy hiểm", như đã phân tích việc quy định như trên sẽ dễ dẫn đến tình trạng áp dụng không chính xác khi xác định những vật thể được người phạm tội sử dụng trong quá trình thực hiện tội phạm. Đặc biệt là sự nhầm lẫn trong việc chỉ xác định phương tiện nguy hiểm là các phương tiện chuyên chở, phương tiện giao thông có độ nguy hiểm cao mà bỏ sót nhiều cộng cụ nguy hiểm khác. Vì vậy để thống nhất cách áp dụng và bảo đảm hiệu quả cũng như sự bao quát đối với các đối tượng này nên chăng sửa đổi cụm từ "sử dụng phương tiện nguy hiểm..." thành "sử dụng công cụ có khả năng gây nguy hiểm..." bởi phương tiện được dùng vào việc phạm tội thường gắn với công cụ gây nguy hiểm. Hơn nữa, hiện nay Luật cũng như các văn bản hướng dẫn chưa xác định cụ thể về mức độ chịu TNHS trong các trong những trường hợp thỏa mãn các dấu hiệu định khung tăng nặng này, việc xác định trong các khi các điều kiện khác cơ bản là giống nhau thì việc sử dụng vũ khí nguy hiểm,

phương tiện nguy hiểm hay thủ đoạn nguy hiểm khác thì dấu hiệu nào tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn, qua đó xác định mức độ nặng, nhẹ khác nhau của TNHS đối với người phạm tội trong trường hợp này.

Thứ tư, như đã phân tích ở trên, trong một số trường hợp người phạm tội cướp tài sản có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn nhưng vì lý do ngoài ý muốn mà kết quả của việc chiếm đoạt không phản ánh đúng mong muốn chủ quan của người đó hoặc trong quá trình thực hiện hành vi cướp tài sản người phạm tội không đặt ra mục đích rõ ràng là chiếm đoạt được tài sản trị giá bao nhiêu mà chỉ đơn giản thấy có gì thì chiếm đoạt từng ấy, không quan tâm tới giá trị tài sản. Những vấn đề này, khiến các cơ quan tố tụng gặp nhiều lúng túng thậm chí có những quyết định trái ngược nhau trong quá trình xử lý vụ án.

Ví dụ: Người phạm tội nghĩ rằng trong chiếc hộp của nạn nhân có tài sản trị giá lớn nhưng thực tế sau khi chiếm đoạt được mới biết giá trị tài sản nhỏ hơn nhiều lần. Việc chứng minh mục đích của tội phạm là vấn đề không hề đơn giản, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hậu quả pháp lý mà người phạm tội phải gánh chịu. Hiện nay, còn nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến việc áp dụng pháp luật hình sự đối với người phạm tội trong những trường hợp này, có quan điểm xử lý người phạm tội với khung hình phạt tương xứng với giá trị tài sản định chiếm đoạt, có quan điểm cho rằng chỉ xử lý người phạm tội tương ứng với giá trị tài sản người phạm tội đã chiếm đoạt được do việc chứng minh ý muốn chủ quan của người đó là rất khó khăn và đảm bảo nguyên tắc nhân đạo cũng như nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo của pháp luật. Tất nhiên hiện nay các văn bản chính thức của Hội đồng thẩm phán TANDTC cũng đã hướng dẫn trong trường hợp áp dụng dấu hiệu định khung hình phạt này nhưng để chặt chẽ, hợp lý và đảm bảo tính logíc pháp lý hơn thì vấn đề trên nên được quy định ngay trong bộ luật. Theo chúng tôi, để đảm bảo các yếu tố trên trong tương lai chúng ta có thể nghiên cứu theo hướng quy định rõ và cho thêm cụm từ "cố ý chiếm đoạt""không xác định trước

nhưng chiếm đoạt được" vào trước cụm từ mô tả giá trị định lượng đã được luật quy định. Điều đó cho phép khi xử lý người phạm tội ở các giai đoạn tố tụng chỉ cần chứng minh được mục đích giá trị tài sản định chiếm đoạt là có thể định khung hình phạt một cách dễ dàng và chính xác hơn mà không cần quan tâm tới giá trị tài sản thực tế đã bị chiếm đoạt, trong trường hợp không chứng minh được ý muốn chủ quan của người phạm tội về giá trị tài sản chiếm đoạt hoặc người phạm tội chỉ thừa nhận muốn cướp tài sản có giá trị nhỏ hơn giá trị thực tế dựa trên kết quả của hành vi chiếm đoạt cũng sẽ được áp dụng thống nhất và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, về lâu dài, để tránh tình trạng trị giá của tài sản bị chiếm đoạt hoặc tài sản người phạm tội định chiếm đoạt bị lạc hậu so với sự phát triển kinh tế cũng như mức sống chung của xã hội, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn mà không cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung trong một thời gian dài, giữ được sự ổn định về tính quy phạm của điều luật, có thể quy định giá trị của tài sản bị chiếm đoạt hoặc định chiếm đoạt theo mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.

Thứ năm, tình tiết phạm tội nhiều lần không được quy định trực tiếp trong Điều 133 BLHS năm 1999 với tính chất là tình tiết định khung tăng nặng mà chỉ được xem xét với tính chất là tình tiết tăng nặng TNHS nếu hành vi cướp tài sản thỏa mãn các dấu hiệu quy định tại Điều 46 BLHS năm 1999, vì vậy trường hợp bị cáo phạm tội cướp tài sản nhiều lần nhưng không thể áp dụng tình tiết này tương ứng với dấu hiệu khung tăng nặng hình phạt để quyết định hình phạt.

Phạm tội nhiều lần thể hiện sự nguy hiểm của người phạm tội cho xã hội, phạm tội nhiều lần để lại hậu quả lớn hơn cho xã hội so với những trường hợp thông thường, thể hiện sự thiếu hiệu quả trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội. Việc đưa tình tiết này trở thành một dấu hiệu định khung là cần thiết nhằm đáp ứng đầy đủ hơn hiệu quả của sự phân hóa TNHS, thể hiện tính nghiêm

minh của pháp luật. Trong BLHS năm 1999, tình tiết "Phạm tội nhiều lần" là tình tiết định khung hình phạt quy định trong rất nhiều tội cụ thể như: Điểm c khoản 1 Điều 104 về tội "Cố ý gây thương tích..."; Điểm d khoản 2 Điều 111 về tội "Hiếp dâm"; Điểm c khoản 3 Điều 112 về tội "Hiếp dâm trẻ em"…

Việc dấu hiệu "phạm tội nhiều lần" được quy định trong rất nhiều điều luật đã thể hiện sự quan trọng và cần thiết phải có quy định này.

Phạm tội nhiều lần là phạm từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều luật (hoặc tại cùng một khoản của điều luật) tương ứng trong phần các tội phạm trong BLHS, đồng thời đối với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử [5, tr. 390]. Thực tiễn công tác xét xử trong thời gian qua cho thấy, trong trường hợp phạm tội nhiều lần các quan hệ xã hội bị xâm hại thường rất đa dạng, với những người phạm tội nhiều lần thể hiện thái độ coi thường pháp luật, phương pháp, thủ đoạn phạm tội được lặp đi lặp lại nhiều lần với tính chất, mức độ nguy hiểm ngày càng cao. Từ đó dẫn tới mức độ gây ra hoặc đe dọa cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ cũng ngày càng cao, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng xấu tới tâm lý của người dân và sự nghiêm minh của pháp luật. Trong trường hợp cướp tài sản nhiều lần, người phạm tội đã ý thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật hình sự, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác nhưng không chịu dừng lại và cố tình thực hiện hành vi nhiều lần nữa, điều đó thể hiện thái độ của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả do mình thực hiện, thể hiện khả năng giáo dục và cải tạo của người phạm tội là không cao nên đòi hỏi phải có hình phạt thích đáng, đủ sức răn đe đối với bản thân người phạm tội đồng thời có

Một phần của tài liệu Dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản theo quy định của bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)