Nội dung quyền nhân thân

Một phần của tài liệu vấn đề xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.4.1 Nội dung quyền nhân thân

Bộ luật Dân sự 2005 quy định quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.39

Theo quy định này, thì khi tác giả, hoàn thành một tác phẩm mới và tác phẩm này được thể hiện ra một dạng vật chất nhất định thì quyền nhân thân của tác giả đó mặc nhiên xuất hiện và quyền này sẽ được gắn liền với họ. Như vậy, tác giả của trò chơi điện tử cũng sẽ được hưởng quyền nhân thân có đầy đủ các tính chất như quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005. Luật sở hữu trí tuệ quy định quyền nhân thân bao gồm các quyền sau:40

- Quyền đặt tên cho trò chơi điện tử. Là quyền quan trọng của tác giả để “khai sinh” cho tác phẩm của mình. Trừ một số trường hợp đặc biệt như tác phẩm dịch, thì tác giả không có quyền đặt tên cho tác phẩm, còn lại trong đa số các trường hợp, quyền đặc tên cho tác phẩm của mình là độc quyền đối với người tác giả sáng tạo.

Luật chưa dự liệu trường hợp đối với các tác phẩm được tạo ra theo hợp đồng, thì quyền đặt tên cho tác phẩm có vẻ không còn là của người tác giả nữa mà thường là quyền của người thuê tạo nên tác phẩm. Nhưng có một ngoại lệ được đặt ra cho trò chơi điện tử hoặc chương trình máy tính, theo đó, các tác phẩm là trò chơi điện tử hoặc chương trình máy tính có thể được đặt tên theo sự thỏa thuận của tác giả với các nhà đầu tư sản xuất trò chơi điện tử hoặc chương trình máy tính đó.41 Tuy nhiên, trong trường hợp này, tên của trò chơi điện tử hoặc chương trình máy tính đó chỉ mang ý nghĩa của một nhãn hiệu đối với một sản phẩm nhiều hơn là tên của một tác phẩm. Một ngoại lệ nữa mà tác giả

39 Điều 24 Bộ luật Dân sự 2005.

40 Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009.

41 khoản 4 Điều 22 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy

không có quyền được đặt tên cho tác phẩm của mình đó là tác phẩm dịch.42 Trong trường hợp này, nếu người dịch muốn đặt lại tên cho tác phẩm dịch của mình thì họ phải được sự cho phép của người tác giả nắm giữ bản gốc của tác phẩm dịch đó.

- Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên trò chơi điện tử. Việc tên tác giả xuất hiện trên tác phẩm có thể xem là một bằng chứng về quyền tác giả. Theo quy định, ngoài tên thật của mình tác giả có quyền được nêu bút danh khi các tác phẩm được công bố, sử dụng. Trên thực tế vẫn có trường hợp tên tác giả được thể hiện trên trò chơi. Tuy nhiên, do quyền tác giả ở các nước trên thế giới chỉ chú trọng quyền tài sản chứ không chú trọng quyền nhân thân nên tên tác giả ít được thể hiện trên trò chơi điện tử. Ví dụ: Plants vs. Zombies, Bejeweled hiển thị trên các game này là tên của nhà phát hành PopCap, Halfbrick Studios là tên hãng sản xuất xuất hiện trên game Fruit Ninja.

- Quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố trò chơi điện tử. Việc công bố

hay chưa công bố tác phẩm tùy thuộc vào quyết định của tác giả. Quyền này tuy nằm trong nhóm quyền nhân thân, nhưng có thể chuyển giao cho chủ thể khác, thông qua việc cho phép. Ví dụ: Một nhà phát hành game sau khi tạo lập và cho ra đời một trò chơi mới họ muốn giới thiệu đến người dùng biết về sản phẩm mới của mình, nhà phát hành game này đã tiến hành công bố trò chơi của mình đến với công chúng việc công bố này có thể được thực hiện bởi chính nhà phát hành trên hoặc một đối tượng khác thực hiện dưới sự cho phép của nhà phát hành game này. Như vậy tính chất của nó cũng như quyền tài sản và trên thực tế, việc bảo hộ quyền này cũng như quyền tài sản. Lí do luật không liệt kê quyền này vào nhóm quyền tài sản có thể là vì bản thân việc công bố tác phẩm chính là nền tảng cho việc phát sinh các quyền tài sản. Trên thực tế, các quyền nhân thân xuất hiện từ khi tác phẩm được hình thành, còn các quyền tài sản chỉ xuất hiện khi được công bố tác phẩm.

- Quyền bảo vệ sự toàn vẹn trò chơi điện tử là quyền ngăn cấm hoặc cho phép

người khác khai thác, sửa chữa trò chơi điện tử của mình. Nội dung của quyền này thể

hiện sự không cho phép người khác sửa chữa, cắt xén, thêm bớt, hoặc xuyên tạc với bất kỳ hình thức nào nhằm gây phương hại đến uy tín, danh dự của tác giả. Tuy nhiên, người biên tập có thể thực hiện việc sửa chữa tác phẩm, do sự thay đổi các chuẩn mực xã hội, ngôn từ và chính tả, nhưng phải được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. dụ: đối với những trò chơi điện tử thuộc thể loại bạo lực hoặc trò chơi điện tử có yếu tố nhạy cảm sau khi phân phối đến các đại lý bán lẽ, họ sẽ chỉnh sửa và che bớt hoặc cắt bỏ các cảnh bạo lực hay các yếu tố nhạy cảm để phù hợp với chuẩn mực xã hội của quốc gia sở tại.

42 Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy

Qua đó có thể thấy rằng, trong các quyền trên, quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả là quyền được pháp luật quốc gia và quốc tế bảo hộ vô thời hạn và không được phép chuyển giao. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm là quyền có thể để lại thừa kế, chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác.

Một phần của tài liệu vấn đề xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)