5. Kết cấu của luận văn
3.5.2.2 Hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền tác giả đố
với trò chơi điện tử
Bên cạnh giải pháp ban hành một đạo luật riêng về bảo hộ quyền tác giả đối với trò chơi điện tử, người viết kiến nghị cần hoàn chỉnh các quy định pháp luật hiện hành về quyền tác giả đối trò chơi điện tử như sau:
89
Thông tin pháp luật dân sự, BẢO HỘ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH NHƯ ĐỐI TƯỢNG ĐỘC LẬP CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ, Trần Văn Hải, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2013/02/11/bao-ho-chuong-trnh-my-tnh- nhu-doi-tuong-doc-lap-cua-quyen-so-huu-tr-tue/, [truy cập ngày 6/10/2014].
90 Thanh Niên Game, Game online sẽ được cấp phép trở lại, Đinh Đang, http://game.thanhnien.com.vn/bai- viet/2014/05/07/game-online-se-duoc-cap-phep-tro-lai.1803.html, [truy cập ngày 6/10/2014].
GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy
- Bổ sung các quy định về quản lý việc mua bán, trao đổi trò chơi điện tử thông qua mạng internet. Sự phát triển nhanh chóng của internet trong những năm trở lại đây đã tạo ra những khó khăn nhất định trong công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả đối với trò chơi điện tử. Bởi lẽ, việc quản lý và kiểm soát thông tin trên mạng internet là điều hết sức khó khăn, đòi hỏi cần có sự phối hợp từ nhiều bên như doanh nghiệp, nhà cung cấp mạng và cơ quan quản lý Nhà nước thì mới có thể quản lý thông tin một cách hiệu quả được nhưng việc mua và bán trò chơi điện tử hiện nay lại chủ yếu được thực hiện thông qua mạng lưới này chính vì thế cần có những quy định chặt chẽ hơn của pháp luật quy định về vấn đề này đảm bảo không cho hành vi sai phạm có thể xảy ra.
- Kiểm soát và ban hành các chế tài nghiêm khắc đối với các diễn đàn được lập ra nhằm mục đích bàn luận, trao đổi các phương pháp nhằm vô hiệu hóa các biện pháp an toàn mà tác giả sáng tạo đặt ra cho sản phẩm của mình. Một thực tế cho thấy ngày càng có nhiều nhóm đối tượng tự ý thành lập những website, diễn đàn với mục đích cung cấp key miễn phí hoặc các phần mềm bẻ khóa một cách trái phép đang ngày càng phổ biến và hoạt động một cách công khai. Ví dụ: www.crackdb.com, www.serials.ws, www.vn-
zoom.com, chính vì thế, cần có sự kiểm soát của cơ quan chức năng cũng như những chế
tài cụ thể để xử lý các đối tượng này, kịp thời bảo vệ lợi ích cho các chủ sở hữu trò chơi điện tử đồng thời, hạn chế hành vi xâm phạm trái phép của người dùng như hiện nay.
- Tăng mức xử phạt đối với các chế tài áp dụng và khởi tố hình sự đối với các vụ việc vi phạm gây thiệt hại nghiêm trọng. Đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chế tài được áp dụng chủ yếu đó là xử phạt vi phạm hành chính. Chính vì vậy, nếu như mức phạt được quy định quá thấp sẽ dẫn đến việc các đối tượng vi phạm xem thường pháp luật, nếu bị xử phạt thì chỉ cần nộp phạt xong các chủ thể xâm phạm lại tiếp tục hành vi của mình. Tuy nhiên, luật cũng không nên đưa mức xử phạt lên quá cao. Bởi lẽ, luật vẫn phải quy định thật nghiêm nhưng phải phù hợp với tình hình thực tế đó là nước ta vẫn là một nước đang phát triển, cho nên việc xử lý vi phạm phải thật sự khôn khéo, việc xử lý quá nặng sẽ là con dao hai lưỡi. Vì khi có sai phạm thì các cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể phải ngưng hoạt động điều này làm ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
Bên cạnh đó, đối với các vụ việc vi phạm gây thiệt hại nghiêm trọng cần đưa ra khởi tố hình sự, việc này sẽ làm gương cho các cá nhân khác thấy được sự nghiêm trọng của vấn đề vi phạm bản quyền.
- Quy định hạn chế đối với người sử dụng. Người dùng chỉ được phép thiết lập và sử dụng trò chơi điện tử đó trên duy nhất máy tính của mình và không được phép chia sẽ
GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy
cho nhiều người khác cùng sử dụng. Vì trên thực tế, việc chia sẽ một trò chơi điện tử cho nhiều người sử dụng cũng đồng nghĩa với việc tạo ra các bản sao cho nhiều người cùng sử dụng, hành vi này là vi phạm quyền tác giả của chủ sở hữu quyền tác giả đối với trò chơi điện tử. Chính vì thế, cần có quy định về hạn chế số người sử dụng một trò chơi điện tử.
Tóm lại, qua Chương 3 này, chúng ta đã tìm ra những điểm còn vướng mắc của pháp luật về bảo hộ trò chơi điện tử cũng như những khó khăn trong việc thực thi và áp dụng pháp luật, nguyên nhân chủ yếu là pháp luật còn chồng chéo và ý thức của người dân về hậu quả của việc xâm phạm bản quyền là chưa cao dẫn đến việc thực thi pháp luật rất khó khăn. Do vậy, người viết đã đưa ra một số giải pháp sửa đổi, bổ sung pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Ngoài ra, việc tuyên truyền pháp luật từ cơ quan có thẩm quyền để nâng cao ý thức cho người dân là một việc rất cần thiết. Tuy nhiên, việc tuyên truyền không thể thực hiện trong một ngày, một giờ mà phải tiến hành trong thời gian dài mới có thể đi sâu vào ý thức của người dân một cách có hiệu quả.
GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy
KẾT LUẬN
Mặc dù xuất hiện và phát triển trên thế giới từ khá sớm nhưng ở Việt Nam trò chơi điện tử chỉ phát triển trong những năm gần đây, dù vậy sự đóng góp của trò chơi điện tử là ngày càng quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao các hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như sinh hoạt của con người, tạo ra khả năng cạnh tranh cho nước nhà so với các quốc gia đang phát triển, thúc đẩy sự đầu tư của các nguồn lực từ bên ngoài vào nền công nghiệp trò chơi điện tử ở Việt Nam. Qua đó tạo ra những cơ hội phát triển cho các ngành nghề có liên quan.
Bảo hộ Quyền tác giả đối với trò chơi điện tử theo pháp luật Việt Nam mặc dù không còn là vấn đề mới mẻ nhưng vẫn chưa dành được sự quan tâm của xã hội và Nhà nước đúng như tầm quan trọng vốn có của nó. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, các vấn đề về cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cũng như các giải pháp hoàn thiện pháp luật đã lần lượt được nêu lên dưới góc độ nhận thức của cá nhân người viết trên cơ sở tham khảo một số quan điểm chung hiện nay về vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với trò chơi điện tử: khái quát chung về trò chơi điện tử và những vấn đề mang tính lý luận về bảo hộ quyền tác giả đối với trò chơi điện tử đã mang lại một cái nhìn tổng quan về bảo hộ quyền tác giả đối với trò chơi điện tử trên thế giới. Theo đó, những đặc thù riêng của trò chơi điện tử và bảo hộ quyền tác giả đối với trò chơi điện tử đã tạo nên sự khác biệt so với những đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác. Hệ thống các văn bản pháp luật quốc tế và hệ thống các văn bản pháp luật quốc gia đã tạo ra cơ sở pháp lý cho các chủ thể quyền tác giả đối với trò chơi điện tử thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong phạm vi các quan hệ pháp luật trong nước và quốc tế. Qua đó tạo thành hành lang pháp lý an toàn khuyến khích các hoạt động sáng tạo của tác giả và bảo hộ thành quả lao động của chủ thể sáng tạo. Tuy nhiên, việc xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử hiện nay vẫn đang diễn ra phổ biến và ngày càng tinh vi bởi sự hỗ trợ và phát triển của công nghệ đặc biệt là internet đã ảnh hưởng đến hoạt động sáng tạo, đầu tư, kinh doanh, gây ra nhiều bức xúc, quan ngại cho các đối tác, nhà đầu tư. Song song, với đó là công tác quản lý, thực thi bảo hộ quyền tác giả đối với trò chơi điện tử còn nhiều khó khăn, hạn chế. Do đó, làm cho tình hình xâm phạm diễn ra là điều khó tránh khỏi. Những giải pháp xử lý của cơ quan chức năng, Nhà nước mặc dù đang được triển khai nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe đến các đối tượng có hành vi xâm phạm quyền tác giả. Do vậy, cần có những giải pháp pù hợp để hoạt động sáng tạo, nghiên cứu giúp ích cho xã hội ngày một phát triển. Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã chỉ ra những nguyên nhân của hoạt động xâm phạm quyền tác giả đồng thời cũng đã đề xuất những giải pháp giúp hạn chế đến mức
GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy
thấp nhất các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử trong giai đoạn hiện nay.
Tóm lại, qua việc nghiên cứu “Vấn Đề Xâm Phạm Quyền Tác Giả Đối Với Trò Chơi Điện Tử Ở Việt Nam Hiện Nay Thực Trạng Và Giải Pháp”, người viết thấy rằng bản quyền đối với trò chơi điện tử là đòi hỏi không thể thiếu đối với môi trường xã hội đã và đang ứng dụng các hoạt động gắn liền với công nghệ thông tin, đó là tiền đề để thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, lao động trí óc của con người phát triễn. Luận văn tốt nghiệp
“Vấn Đề Xâm Phạm Quyền Tác Giả Đối Với Trò Chơi Điện Tử Ở Việt Nam Hiện Nay Thực Trạng Và Giải Pháp” cho thấy các quy định của pháp luật cũng như việc xác định các hành vi liên quan đến xâm phạm bản quyền đối với trò chơi điện tử hiện nay. Qua việc phân tích, đánh giá người viết nhận thấy ngoài những quy định của pháp luật còn có những chỗ chưa hợp lý, từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thành hệ thống pháp luật. Mong rằng các đề xuất của người viết có thể phần nào giúp hạn chế tình hình vi phạm bản quyền nói chung và bản quyền đối với trò chơi điện tử nói riêng.
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật Văn bản pháp luật quốc tế
1. Công ước Berne bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886.
2. Hiệp định TRIPS về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.
3. Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả..
4. Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
5. Bản ghi nhớ giữa Cục Sở hữu trí tuệ Vương quốc Thái Lan và Cục Bản Quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật Việt Nam.
6. Bản ghi nhớ giữa Cục Bản Quyền tác giả nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật Việt Nam.
7. Đạo luật quyền tác giả 1957 sửa đổi 1999. 8. Luật quyền tác giả Nhật Bản 1970.
9. Bộ luật quyền tác giả của Hoa Kỳ sửa đổi 2003. 10. Luật quyền tác giả của Trung quốc.
11. Chỉ thị ngày 15/5/1991 của Liên minh Châu Âu về bảo vệ chương trình máy tính.
Văn bản pháp luật trong nước
1. Hiến pháp 2013. 2. Bộ luật Dân sự 1995.
3. Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009. 4. Bộ luật Dân sự 2005.
5. Luật Hải quan năm 2002. 6. Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
7. Luật Công nghệ thông tinh 2006.
8. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009. 9. Pháp lệnh quyền tác giả năm 1994.
10. Nghị định số 76/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự 1995.
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.
12. Nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet.
13. Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.
14. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
15. Nghị định số 86/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người ngước ngoài.
16. Quyết định số 128/2000/QĐ-TTg ngày 10 tháng 11 năm 2000 về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm.
17. Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
18. Thông tư số 08/2000/TT-BVHTT ngày 28 tháng 4 năm 2000 của Bộ văn hóa thông tin về hướng dẫn quản lý trò chơi điện tử.
19. Thông tư số 29/2009/TT-BTC ngày 10 tháng 2 năm 2009 của Bộ tài chính về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan.
20. Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về Ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.
21. Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 03 năm 2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo Quy định về sử dunngj phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục. Danh mục sách, báo, tạp chí
1. Đỗ Trung Tuấn, Multimedia, Hà Nội, 2007.
2. Lê Hồng Hạnh – Đinh Thị Mai Phương, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Chính trị Quốc gia, 2004.
5. Trần Thanh Nguyệt, Bảo hộ chương trình máy tính theo pháp luật Việt Nam,2012. 6. Trương Thị Tường Vi, Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo
pháp luật Việt Nam, 2011.
Danh mục trang thông tin điện tử
1. Bách khoa toàn thư mở, Crack, http://vi.wikipedia.org/wiki/Crack, [truy cập ngày 02/11/2014].
2. Bộ thông tin và truyền thông, 81% máy tính cá nhân tại Việt Nam không có bản
quyền phần mềm, Phạm Thanh,
http://mic.gov.vn/gioithieuSPDV/cntt/Trang/81m%C3%A1yt%C3%ADnhc%C3%A1nh %C3%A2nt%E1%BA%A1iVi%E1%BB%87tNamkh%C3%B4ngc%C3%B3b%E1%BA
%A3nquy%E1%BB%81nph%E1%BA%A7nm%E1%BB%81m.aspx, [ truy cập ngày
02/11/2014].
3. Cục Bản Quyền Tác Giả,
http://cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_glossary&id=68, [truy cập ngày
23/9/2014].
Chấm dứt hoạt động game lậu “MU Hà Nội”, báo điện tử Quantrimang,
http://www.quantrimang.com.vn/cham-dut-hoat-dong-game-lau-mu-ha-noi-19278, [truy
cập ngày 02/11/2014].
4. Game Thủ, Báo động về nạn vi phạm bản quyền game di động tại VN, Hoàng Quân, http://gamethu.vnexpress.net/gt/chuyen-game/2013/03/31939-bao-dong-ve-nan-vi-
pham-ban-quyen-game-di-dong-tai-vn/, [truy cập ngày 12/10/2014].
5. Game8, Hack game online kiếm triệu đô mỗi năm, http://game8.vn/game-
online/hack-game-online-kiem-trieu-do-moi-nam-6464.html, [truy cập ngày 10/10/2014].
6. Gamek, Esimo, 25 bước đột phá vĩ đại nhất trong lịch sử game (phần 1),