Chủ sở hữu quyền tác giả đối với trò chơi điện tử

Một phần của tài liệu vấn đề xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.2.2 Chủ sở hữu quyền tác giả đối với trò chơi điện tử

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu quyền tác giả: là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo quy định pháp luật.33 Để phân biệt các dạng chủ sở hữu, luật Việt Nam đưa ra quy định như sau:

Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả của trò chơi điện tử: trong trường hợp này, tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Thông thường người sáng tạo là người đầu tư thời gian, tài chính và các điều kiện vật chất khác quyết định việc hình thành tác phẩm.

Chủ sở hữu quyền tác giả đối với trò chơi điện tử là các đồng tác giả, dạng này cũng tương tự như dạng trên. Theo đó, chủ sở hữu quyền tác giả là nhóm ít nhất hai người cùng tạo lập ra trò chơi điện tử. Trong trường hợp có phần riêng biệt, có thể tách ra độc lập, không gây phương hại tới phần khác, các đồng tác giả không có thỏa thuận khác thì tác giả của phần riêng biệt là chủ sở hữu đối với phần riêng biệt đó. Ví dụ: Hai hãng game Microsoft XboxSnail Game cùng hợp tác phát hành một trò chơi điện tử có tên

Cửu Âm Chân Kinh (King of Wushu), theo đó game này được Snail Game phát triển và

chạy trên nền tảng Xbox One của Microsoft Xbox,34 (Xbox One là một hệ máy trò chơi

33 Điều 36 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sữa đổi, bổ sung 200.

34 Gamethu, Cha đẻ Cửu Âm Chân Kinh 'găm loạt hàng nóng' tại ChinaJoy, Hương Mabư,

http://gamethu.vnexpress.net/gt/sap-choi/game-online/2014/08/39829-cha-de-cuu-am-chan-kinh-gam-loat-hang- nong-tai-chinajoy/, [truy cập ngày 23/9/2014].

GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy

điện tử điều khiển cầm tay kiểu truyền thống).35 Như vậy, trong trường hợp này nếu như không có sự thỏa thuận nào khác khi có sự tách biệt phần riêng của Cửu Âm Chân Kinh

thì Microsoft XboxSnail Game vẫn là chủ sở hữu của các game do mình phát triển mà

không gây phương hại nhau.

Chủ sở hữu quyền tác giả đối với trò chơi điện tử là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả. Dạng này bao gồm việc sáng tạo tác phẩm theo nhiệm vụ do tổ chức quản lí nhân sự giao cho tác giả thực hiện. Ví dụ: Để tạo lập một trò chơi điện tử các nhà sản xuất thường giao nhiệm vụ cho từng bộ phận hoặc nhân viên khác nhau, theo đó mỗi cá nhân sẽ đảm nhiệm việc tạo lập một thành phần cụ thể của trò chơi điện tử chẳng hạn như hình ảnh trong trò chơi, âm thanh…

Chủ sở hữu quyền tác giả đối với trò chơi điện tử là người thừa kế: di sản của người chết để lại, trong đó có di sản là tài sản trí tuệ. Tùy theo hàng thừa kế, theo quy định pháp luật thừa kế, “người nào đó” được hưởng quyền đối với di sản văn học, nghệ thuật và khoa học của người chết để lại là chủ sở hữu quyền tác giả, đối với trò chơi điện tử cũng vậy. Cũng giống như các loại tài sản khác trò chơi điện tử cũng là tài sản được tạo ra từ lao động trí tuệ vì vậy mặt nhiên nó sẽ được thừa kế như một loại tài sản bình thường khác. Ví dụ: A là tác giả của một trò chơi điện tử có giá trị thương mại cao vì muốn cho con mình cũng được hưởng các quyền lợi tài sản khi A qua đời đã để lại di chúc thừa kế cho con của A. Tuy nhiên, việc thừa kế một trò chơi điện tử là rất ít xảy ra trên thực tế vì trò chơi điện tử rất dễ bị lạc hậu nên việc khai thác quyền tài sản của chúng sẽ không được lâu dài.

Chủ sở hữu quyền tác giả là người nhận chuyển nhượng quyền tác giả: dạng này bao gồm các trường hợp của chủ sở hữu quyền tác giả chuyển nhượng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo cam kết tại hợp đồng. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng là chủ sở hữu. Ví dụ: VTC Game đã mua bản quyền phát hành game CrossFire từ nhà phát hành Neowiz Games, nhà phát hành FBT mua bản quyền phát hành game Thiên

Long Bát Bộ từ SoHu - ChangYou.

Chủ sở hữu quyền tác giả đối với trò chơi điện tử là Nhà nước, bao gồm các trường hợp, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ nhưng chủ sở hữu quyền đã chết, không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản, hoặc không được quyền hưởng di sản hoặc trường hợp chủ sở hữu chuyển giao quyền tác giả cho Nhà nước. Người quản lý

35 Phương thảo, Tiềnphong, Xbox One lấy gì để cạnh tranh với Playstation 4?, http://www.tienphong.vn/cong- nghe/xbox-one-lay-gi-de-canh-tranh-voi-playstation-4-659370.tpo, [truy cập ngày 23/9/2014].

GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy

tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả xuất hiện. Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh khi không thuộc các trường hợp nêu trên. Trên thực tế, chủ sở hữu quyền tác giả đối với trò chơi điện tử là Nhà nước hầu như không tồn tại bởi vì trò chơi điện tử thường được tạo ra nhằm mục đích thương mại lại rất dễ bị lạc hậu nên sau một khoản thời gian tác giả, chủ sở hữu quyền khai thác quyền tài sản thì trò chơi điện tử sẽ dễ bị đào thải, loại bỏ và quyền tài sản không còn được sử dụng nữa hay nói cách khác người dùng không còn sử dụng trò chơi điện tử đó nữa dẫn đến tác giả sáng tạo không còn sử dụng quyền tài sản của mình đối với trò chơi điện tử.

Trò chơi điện tử thuộc về công chúng là những tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ. Điều đó có nghĩa không có tổ chức, cá nhân nào là chủ sở hữu các quyền tác giả đối với trò điện tử này nữa. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng nó, nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân theo quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu vấn đề xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)