Một số giải pháp nhằm hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với trò

Một phần của tài liệu vấn đề xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 77)

5. Kết cấu của luận văn

3.5 Một số giải pháp nhằm hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với trò

thường không chịu phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, giám sát, chẳng hạn như việc cố tình tránh việc kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền. Nếu có kiểm tra thì hầu như các doanh nghiệp đều có biện pháp đối phó như xóa hết các trò chơi điện tử vi phạm bản quyền khi kiểm tra, sau khi tiến hành kiểm tra xong họ lại thiết lập lại như trước và tiếp tục sử dụng như chưa hề xảy ra chuyện gì.

Thứ năm, sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn

chế, chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Vẫn còn mang nặng tư tưởng dùng miễn phí mà không phải trả tiền. Đại đa số người dân và thậm chí là những doanh nghiệp vẫn vô tư sử dụng trò chơi điện tử, được tải miễn phí hoặc tìm cách bẻ khóa mà không hề nghĩ đến việc phải trả phí hay xin phép chủ sở hữu. Một người dùng phải bỏ tiền ra để trải nghiệm game yêu thích và một người được dùng miễn phí với chất lượng là tương đối như game bản quyền thì sao lại phải bỏ tiền mua game bản quyền. Bên cạnh đó, là sự tiếp ứng của các nhóm chuyên tạo các phần mềm bẻ khóa vào game, key giả được chia sẽ công khai trên mạng, những phần mềm hay key này có thể giúp người dùng không phải tốn nhiều công sức cũng như tiền bạc quá lớn để có thể trải nghiệm được các sản phẩm game giống như game bản quyền.

Nói tóm lại, xét về tâm lý của người dân về việc vi phạm bản quyền trò chơi điện tử chủ yếu là do ý thức của người dân còn chưa cao, chưa ý thức được tác hại của hành vi xâm phạm bản quyền đối với nền kinh tế cũng như ý thức tôn trọng pháp luật chưa cao để đảm bảo pháp luật được thực thi một cách tốt nhất. Do đó có thể nói, con người là yếu tố hàng đầu dẫn đến hành vi xâm phạm bản quyền trò chơi điện tử.

3.5 Một số giải pháp nhằm hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử điện tử

Để có thể hạn chế được tình trạng xâm phạm bản quyền cũng như nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo hộ trò chơi điện tử thì cần phải có những giải pháp pháp lý để loại bỏ những bất cập của pháp luật, kịp thời điều chỉnh và răn đe đối với các cá nhân sử dụng trò chơi điện tử cũng như các đối tượng có hành vi vi phạm quyền tác giả là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc tìm ra các giải pháp nhằm áp dụng vào thực tiễn để cho các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng thực hiện công tác quản lý và thực thi pháp luật cũng là điều hết sức quan trọng

GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy 3.5.1 Giải pháp từ hoạt động thực tiễn

3.5.1.1 Nâng cao các biện pháp kỹ thuật

Đối với các doanh nghiệp, chủ sở hữu trò chơi điện tử ngoài việc đăng ký bảo hộ và trông chờ vào sự bảo hộ của pháp luật, để hạn chế mức thấp nhất tình trạng xâm phạm đối với sản phẩm của mình thì cần có hệ thống các nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn sự xâm phạm đối với trò chơi điện tử.

Các doanh nghiệp phát hành, cá nhân cung cấp trò chơi trực tuyến cần phải áp dụng chặt chẽ các biện pháp kỹ thuật vào công cuộc bảo vệ sản phẩm của mình. Cụ thể, việc ngăn chặn nạn xâm phạm phải trở thành mục tiêu hành động, để doanh nghiệp dám đầu tư các công cụ bảo mật, chống hack có giá trị và chất lượng cao. Công tác phòng vị, ngăn ngừa, tuần tra kiểm soát phải luôn được đặt ra một cách nghiêm ngặt, phát hiện và triệt tiêu từ đầu mọi biểu hiện sử dụng phần mềm khác can thiệp vào trò chơi, kiểm soát chặt chẽ thông tin của người dùng từ đó liên kết đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu, thông tin cá nhân của người dùng với cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác quản lý người chơi được đồng bộ và xuyên suốt.

Ngoài ra, các doanh nghiệp phát hành trò chơi trực tuyến cũng cần có các công cụ, phương tiện được tạo ra nhằm mục đích tiếp thu sự phản ánh của người dùng về các hành vi xâm phạm đến sản phẩm của mình từ đó phối hợp với cơ quan chức năng thanh tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các đối tượng này.

3.5.1.2 Nâng cao năng lực kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử với trò chơi điện tử

Thành lập các tổ thanh tra có trình độ hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ cao về công nghệ thông tin nói chung và trò chơi điện tử nói riêng.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức kinh doanh nhỏ lẽ trò chơi điện tử các doanh nghiệp phát hành game online.

3.5.1.3 Nâng cao ý thức của các tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng trò chơi điện tử điện tử

Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật về quyền tác giả và quyền tác giả đối với trò chơi điện tử thông qua các cuộc tòa đàm, diễn đàn, hội thi, hội nghị, hội thảo...

Đối với các doanh nghiệp phát hành trò chơi trực tuyến: cần tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm thường xuyên để các doanh nghiệp có cơ hội trao đổi với nhau về những

GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy

khó khăn, vướng mắc trong vấn đề này. Đồng thời, thông qua việc trao đổi này có thể giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước có thể hiểu rõ được tình hình thực tế mà các doanh nghiệp đang gặp phải.

3.5.1.4 Thắt chặt cơ chế kiểm soát biên giới và mạng internet trong lĩnh vực quyền tác giả đối với trò chơi điện tử tác giả đối với trò chơi điện tử

Các doanh nghiệp, các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cần chủ động hơn nữa trong việc cung cấp thông tin về bản thân doanh nghiệp, hàng hóa của mình, trong việc phát hiện những hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử của các cá nhân, tổ chức để cơ quan hải quan và các cơ quan thực thi kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm.

Cần ban hành quy định về việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu các trò chơi điện tử thông qua mạng internet vì đây là nơi chủ yếu diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán trò chơi điện tử hiện nay.

3.5.1.5 Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo hộ và bảo vệ quyền tác giả đối với chương trình máy tính nói chung và trò chơi điện tử nói riêng chương trình máy tính nói chung và trò chơi điện tử nói riêng

Tăng cường việc tham gia ký kết các Điều ước quốc tế về thực thi quyền tác giả đối với chương trình máy tính và trò chơi điện tử. Đồng thời nghiêm chỉnh thực thi các Điều ước về quyền tác giả mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Tăng cường việc đào tạo đội ngũ chuyên gia về sở hữu trí tuệ tại nước ngoài. Có chế độ tuyển chọn thích hợp đội ngũ nhân lực đang hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ thông tin có am hiểu về quyền tác giả.

Tạo các điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư nước ngoài về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tích cực tham gia thực hiện các dự án hợp tác quốc tế liên quan đến việc tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

3.5.2 Giải pháp pháp lý

3.5.2.1 Sự cần thiết ban hành một đạo luật riêng về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với trò chơi điện tử với trò chơi điện tử

Người viết kiến nghị cần thiết phải ban hành một đạo luật riêng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với trò chơi điện tử xuất phát từ những lý do sau:

Bảo hộ quyền tác giả đối với trò chơi điện tử còn tồn tại những bất cập xuất phát từ những đặc thù riêng của trò chơi điện tử như đã phân tích tại Chương 2 nên việc áp dụng những quy định hiện hành như những đối tượng bảo hộ khác của quyền tác giả là chưa thật sự phù hợp.

GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy

Việc bảo hộ trò chơi điện tử dưới dạng quyền tác giả theo người viết là chưa thật sự chọn vẹn. Bởi do, trò chơi điện tử nhiều khi chứa đựng những ý tưởng về công nghệ rất độc đáo, mang tính đột phá công nghệ mới lại không được bảo hộ nội dung ý tưởng theo nguyên tắc của bảo hộ quyền tác giả. Nếu đặt trò chơi điện tử hoàn toàn dưới các quy định chung của quyền tác giả sẽ dẫn đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với trò chơi điện tử chưa đầy đủ. Trong khi đó, nếu quy định đồng thời cả hai cơ chế bảo hộ quyền tác giả và sáng chế vẫn không loại trừ lẫn nhau. Bí mật kinh doanh và nhãn hiệu của trò chơi điện tử sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện theo pháp luật sở hữu trí tuệ. Nếu trò chơi điện tử có được giá trị thương mại nhất định, các bí mật kinh doanh và nhãn hiệu của trò chơi điện tử sẽ bộc lộ vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ giao kết giữa người đầu tư phát triển trò chơi điện tử với tập thể tham gia thiết kế.

Do đó, nên xem trò chơi điện tử là một đối tượng được bảo hộ độc lập của quyền sở hữu trí tuệ. Bởi vì, việc bảo hộ trò chơi điện tử theo quyền tác giả đã bộc lộ những hạn chế nhất định như đã phân tích. Khi xem trò chơi điện tử là đối tượng độc lập của quyền sở hữu trí tuệ thì phải có những quy định riêng để bảo hộ cho nó, quy định này không phải là bản sao các quy định của pháp luật về quyền tác giả và pháp luật về sáng chế, nhưng nó phải loại bỏ được những bất hợp lý trong các mục như đã phân tích ở trên, trong đó nên có những quy định đáp ứng các điểm sau:

Thứ nhất, Tách trò chơi điện tử như một đối tượng độc lập được bảo hộ quyền Sở

hữu trí tuệ. Thực tế cho thấy, do sự phát triển của khoa học và công nghệ, nên những năm gần đây mới xuất hiện thêm các đối tượng mới của quyền Sở hữu trí tuệ như chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn… Bởi vậy, trò chơi điện tử được xuất hiện như một đối tượng mới của quyền Sở hữu trí tuệ cũng là điều hiển nhiên.

Thứ hai, Không kéo dài thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với trò chơi điện tử là

suốt cuộc đời tác giả và được chấm dứt vào năm thứ năm mươi khi tác giả hoặc đồng tác giả cuối cùng qua đời như quy định hiện hành. Quy định này có thể kéo lùi sự phát triển của ngành công nghiệp trò chơi điện tử. Bởi vậy, rất cần sự phân loại trò chơi điện tử để quy định thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với mỗi loại trò chơi điện tử cho thích hợp.

Theo quan điểm của một số nhà luật học như bà Hoàng Minh Huệ – tác giả bài báo cáo Một số vấn đề về bảo hộ phần mềm máy tính hiện nay trên tạp chí hoạt động khoa học số 01/2009,88 ông Trần Văn Hải – tác giả bài viết BẢO HỘ CHƯƠNG TRÌNH

MÁY TÍNH NHƯ ĐỐI TƯỢNG ĐỘC LẬP CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ được đăng

GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy

tải trên trang Thông tin pháp luật dân sự ngày 11 tháng 02 năm 2013,89 đều cho rằng thời hạn bảo hộ đối với chương trình máy tính, các hệ điều hành là mười năm có thể gia hạn bảo hộ một lần, thời hạn bảo hộ đối với các chương trình máy tính còn lại là năm năm có thể gia hạn bảo hộ một lần, người viết cũng đồng tình với quan điểm về thời gian bảo hộ trên cụ thể đối với các trò chơi trực tuyến hay game online sẽ được bảo hộ mười năm và được gia hạn bảo hộ một lần và năm năm đối với các game offline được gia hạn bảo hộ thêm một lần. Việc quy định gia hạn bảo hộ là cần thiết, vì trong thực tế vòng đời của các trò chơi điện tử có thể khác nhau, tác giả hoặc chủ sở hữu trò chơi điện tử chỉ yêu cầu gia hạn bảo hộ nếu trò chơi điện tử đó còn có ý nghĩa. Sau thời hạn trên, trò chơi điện tử thuộc tài sản chung của nhân loại, mọi người có thể sử dụng và cải tiến trò chơi điện tử đó. Rất có thể vòng đời của một trò chơi điện tử nào đó kết thúc sớm hơn thời hạn được bảo hộ, nhưng pháp luật cũng khó có thể điều chỉnh chi tiết đến từng đối tượng cụ thể được.

Thứ ba, Tiếp tục cấp phép mới cho trò chơi trực tuyến, thực tế cho thấy trong bối

cảnh kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp nhà phát hành game đã nỗ lực tập hợp trí tuệ của lập trình viên để tạo nên các sản phẩm nhưng sau đó không phát hành được vì không được cấp phép, nhiều khi các doanh nghiệp này đành phải phát hành không phép, cung cấp game lậu hoặc cung cấp các game vi phạm bản quyền để có nguồn thu bù đắp cho những chi phí đã đầu tư. Theo khảo sát của Thanh tra Bộ, kể từ khi quy định ngừng cấp phép mới trò chơi trực tuyến được thi hành vào năm 2010 đến nay hầu như doanh nghiệp cung cấp game online nào cũng đều có game lậu.90

Vì vậy, cần xem xét lại hoạt động quản lý và cấp phép game một cách thật sự có hiệu quả để tránh tình trạng các doanh nghiệp phát hành game trong nước lại thua game ngoại ngay tại “sân nhà”. Bởi, nếu không có game nội cung cấp cho người dùng thì việc lựa chọn game ngoại là hoàn toàn có thể xảy ra.

3.5.2.2 Hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền tác giả đối với trò chơi điện tử với trò chơi điện tử

Bên cạnh giải pháp ban hành một đạo luật riêng về bảo hộ quyền tác giả đối với trò chơi điện tử, người viết kiến nghị cần hoàn chỉnh các quy định pháp luật hiện hành về quyền tác giả đối trò chơi điện tử như sau:

89

Thông tin pháp luật dân sự, BẢO HỘ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH NHƯ ĐỐI TƯỢNG ĐỘC LẬP CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ, Trần Văn Hải, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2013/02/11/bao-ho-chuong-trnh-my-tnh- nhu-doi-tuong-doc-lap-cua-quyen-so-huu-tr-tue/, [truy cập ngày 6/10/2014].

90 Thanh Niên Game, Game online sẽ được cấp phép trở lại, Đinh Đang, http://game.thanhnien.com.vn/bai- viet/2014/05/07/game-online-se-duoc-cap-phep-tro-lai.1803.html, [truy cập ngày 6/10/2014].

GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy

- Bổ sung các quy định về quản lý việc mua bán, trao đổi trò chơi điện tử thông qua mạng internet. Sự phát triển nhanh chóng của internet trong những năm trở lại đây đã tạo ra những khó khăn nhất định trong công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả đối với trò chơi điện tử. Bởi lẽ, việc quản lý và kiểm soát thông tin trên mạng internet là điều hết sức khó khăn, đòi hỏi cần có sự phối hợp từ nhiều bên như doanh nghiệp, nhà cung cấp mạng và cơ quan quản lý Nhà nước thì mới có thể quản lý thông tin một cách hiệu quả được nhưng việc mua và bán trò chơi điện tử hiện nay lại chủ yếu được thực hiện thông qua mạng lưới này chính vì thế cần có những quy định chặt chẽ hơn của pháp luật quy định về vấn đề này đảm bảo không cho hành vi sai phạm có thể xảy ra.

- Kiểm soát và ban hành các chế tài nghiêm khắc đối với các diễn đàn được lập ra

Một phần của tài liệu vấn đề xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)