Pháp luật quốc tế về quyền tác giả đối với trò chơi điện tử

Một phần của tài liệu vấn đề xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3 Pháp luật quốc tế về quyền tác giả đối với trò chơi điện tử

Do bản chất của trò chơi điện tử chính là một chương trình máy tính nên sự phát triển trong hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả của trò chơi điện tử cũng gắn liền với hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả của chương trình máy tính. Trong quá trình phát triển của hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với trò chơi điện tử trên thế giới thì đều đáng chú ý và được ghi nhận đầu tiên đó là sự kiện vào tháng 2 năm 1985, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc đã triệu tập tại Geneva một nhóm chuyên gia để bàn bạc về các khía cạnh của quyền tác giả về bảo hộ chương trình máy tính, trải qua các cuộc thảo luận và đánh dấu bằng quy định tại Khoản 1 Điều 10 Hiệp định TRIPS và Điều 4 Hiệp ước của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới về quyền tác giả nêu rõ chương trình máy tính được bảo hộ như một tác phẩm văn học theo Điều 2 của Công ước Berne. Hiệp ước của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới về quyền tác giả không nêu ra định nghĩa chương trình máy tính, mà xem chương trình máy tính tại văn bản này được hiểu như tại Quy định mẫu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới về bảo hộ chương trình máy tính.

Trong khuôn khổ Liên minh Châu Âu, có một văn bản pháp lý quan trọng điều chỉnh lĩnh vực này. Đó là Chỉ thị ngày 15 tháng 5 năm 1991 về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính.28 Chỉ thị yêu cầu các nước thành viên phải bảo vệ quyền tác giả đối với chương trình máy tính nguyên gốc, như đối với tác phẩm văn học, trước khi ban hành chỉ thị này, trong số các quốc gia của Liên minh Châu Âu chỉ có quốc gia Anh là có quy định pháp luật tương tự như đòi hỏi của Chỉ Thị.29

Bộ luật quyền tác giả của Hoa Kỳ sửa đổi 2003 (United States Code Title 17 Copyrights As amended through December 13, 2003) quy định chương trình máy tính

28 Chỉ thị ngày 15/5/1991 của Liên minh Châu Âu về bảo vệ chương trình máy tính.

29 Lê Hồng Hạnh – Đinh Thị Mai Phương, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Chính trị Quốc gia, 2004, tr.50.

GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy

được bảo hộ theo quyền tác giả.30 Một trong những quốc gia có nền công nghiệp phần mềm phát triển trên thế giới là Ấn Độ, đã ban hành đạo luật quyền tác giả 1957 (Copyrights Act, 1957), sửa đổi 1999 quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính, tại Điều 3 Luật quyền tác giả của Trung Quốc (Copyright Law of the People’s Republic of China) cũng quy định bảo hộ phần mềm máy tính theo quyền tác giả (Luật quyền tác giả của Trung Quốc sử dụng thuật ngữ Phần mềm máy tính). Năm 2001, Trung Quốc đã ban hành quy định bảo hộ phần mềm máy tính để thực hiện Nghị định số 339 của Hội đồng nhà nước, điều 6 của quy định này nêu rõ không bảo hộ ý tưởng, quy trình, thuật toán để tạo nên phần mềm.31 Như vậy, ta có thể thấy rằng các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm đến vấn đề bảo hộ chương trình máy tính. Bởi lẽ, sự phát triển vượt bậc của Khoa học - Công nghệ như hiện nay đã và đang làm phát sinh những vấn đề liên quan đến bản quyền chương trình máy tính cần phải có một đạo luật nhằm điều chỉnh vấn đề này.

Một phần của tài liệu vấn đề xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)