Các hành vi vi phạm chủ yếu quyền tác giả đối với trò chơi điện tử

Một phần của tài liệu vấn đề xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 64)

5. Kết cấu của luận văn

2.4.1 Các hành vi vi phạm chủ yếu quyền tác giả đối với trò chơi điện tử

Tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ quy định có mười sáu hành vi xâm phạm bản quyền tác giả đối với tất cả các loại hình tác phẩm văn học, khoa học công nghệ nói

57 Điều 14, Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về Ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy

chung trong đó có một số hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử chủ yếu hiện nay:58

2.4.1.1 Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

Trong thời đại phát triển công nghệ như hiện nay, việc sao chép cũng như tạo bản sao một tác phẩm là hết sức dễ dàng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của bản thân, ngày càng có nhiều người tự ý seo chép, tạo bản sao một tác phẩm bất chấp có được sự cho phép của tác giả hay không đang chở nên phổ biến và có chiều hướng tiếp tục tăng. Đối với trò chơi điện tử cũng vậy việc tự ý sao chép khi chưa được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hửu quyền tác giả của người sử dụng đã dẫn đến tình trạng xâm phạm nghiêm trọng quyền tác giả đối với trò chơi điện tử.

Trò chơi điện tử là loại hình tác phẩm đặc biệt vì bản gốc và bản sao của nó hoàn toàn giống nhau cho nên khó có thể nhận biết một cách thông thường được, do đó các cá nhân, tổ chức muốn sao chép trò chơi điện tử cũng dễ dàng hơn và khó bị tác giả sáng tạo, chủ sở hữu quyền tác giả phát hiện ra. Việc sao chép trò chơi điện tử bất hợp pháp này sẽ giúp làm giảm chi phí cho việc mua bản quyền một trò chơi nào đó. Ví dụ: A mua một đĩa CD game từ một cửa hàng về cài đặt lên máy tính của mình sau đó A giới thiệu cho nhiều người bạn khác của mình cùng sử dụng, do giá thành của đĩa CD game này là khá cao nên A đã cho các bạn của mình mượn để sao chép thành các bản khác nhau.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào sao chép trò chơi điện tử mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cũng là hành vi xâm phạm bản quyền tác giả. Pháp luật Việt Nam loại trừ một số trường hợp mà người sử dụng có thể thực hiện sao chép tác phẩm. “Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính có thể làm không quá một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản

sao đó bị mất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được”.59

Như vậy, luật cũng đã dự liệu cho người sử dụng bản sao có thể sao chép một bản sao để dự phòng cho tình huống bị mất mát hoặc hư hỏng của trò chơi điện tử, quy định này là phù hợp với tình hình thực tế, bởi lẽ, đối với hầu hết các loại trò chơi điện tử hiện nay điều được lưu trữ trong các băng, đĩa, may tính mà các thiết bị này rất dễ xảy ra sự cố, hư hoại. Ví dụ: A mua một đĩa CD game bản quyền từ một cửa hàng kinh doanh đĩa CD game bản quyền, để đảm bảo được

58 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009.

59 Khoản 3 Điều 19a Nghị định số85/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ về việcSửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaBộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy

sử dụng lâu, dài A có thể tạo một bản sao khác của game này mà không vi phạm pháp luật về quyền tác giả.

2.4.1.2 Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ thì việc sử dụng trò chơi điện tử mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền thù lao và quyền lợi vật chất khác thì bị xem là xâm phạm bản quyền tác giả đối với trò chơi điện tử. Ví dụ: Hiện nay nhiều đối tượng tự ý việt hóa các game mobile như Plants vs. Zombies, Tankzors của các nhà sản xuất game nước ngoài rồi cung cấp lại cho người dùng trong nước có tính phí tải về mà chưa được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của game đó, hành vi của các đối tượng này là xâm phạm nghiêm trọng quyền tác giả.

Cũng giống như hành vi sao chép trái phép ở trên, người dùng có thể nhận biết được một cách rõ ràng đây là hành vi vi phạm pháp luật, chính vì tâm lý không muốn mất một khoản tiền để mua bản quyền trò chơi điện tử nên hầu hết những người dùng thà sử dụng trái phép chứ không cần mua bản quyền, việc này đã dẫn đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bị xâm phạm một cách nghiêm trọng, đồng thời cũng gây ra những tổn thất to lớn về vật chất cho người chủ sáng tạo trò chơi điện tử.

2.4.1.3 Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình

Đây là hành vi xâm phạm quyền tác giả rất dễ xảy ra trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay. Chẳng hạn như chủ sở hữu thường tạo những mật mã cho trò chơi điện tử của mình để bảo vệ quyền tác giả của mình nhưng cá nhân, tổ chức khác vì mục đích của họ đã cố tình tìm ra cách để bẻ khóa hay làm vô hiệu hóa mật mã do chủ sở hữu tạo ra để sử dụng mà không phải trả bất kì khoản chi phí nào liên quan đến việc mua bản quyền.

Một ví dụ điển hình cho hành vi này đó là, khi các nhà phát hành game tạo ra một sản phẩm mới và giới thiệu cho những người dùng biết đến và sử dụng sản phẩm của mình, nhưng đối với những phiên bản game này các nhà phát hành sẽ chỉ giới hạn về nội dung chơi cho người dùng, theo đó việc dùng một thời gian game sẽ yêu cầu người dùng phải nhập “key” để có thể tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, thay vì người dùng tìm đến các nhà phân phối, đại lý bán lẽ trò chơi điện tử để mua những “key” bản quyền thì họ lại tìm cách bẻ khóa bằng các phần mềm tự chế được chia sẻ tràn lan trên mạng internet.

GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy

2.4.1.4 Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử trong tác phẩm

Theo quy định tại Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan thì việc đưa các thông tin quản lý quyền gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, đưa thông tin quản lý quyền xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng nhằm xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu quyền, thông tin về thời hạn, điều kiện sử dụng tác phẩm và mọi số liệu hoặc mã, ký hiệu thể hiện thông tin đó để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan.60 Như vậy, Nếu tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý xóa hoặc thay đổi một trong những thông tin trên có nghĩa là họ đã thay đổi những thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà tác giả, chủ sở hữu trò chơi điện tử đặt ra nhằm bảo vệ trò chơi điện tử của họ, và hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

2.4.1.5 Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

Theo định nghĩa của pháp luật Việt Nam thì, bản sao tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm.61

Bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào muốn thực hiện một trong các hành vi nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt trò chơi điện tử đến công chúng đều phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Việc tự ý thực hiện các hành vi trên mà chưa được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả đối với trò chơi điện tử đều được xem là hành vi xâm phạm bản quyền. Ví dụ: tình trạng tự ý sao chép và phân phối các game offline ra đĩa CD hoặc DVD để kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh đĩa CD, DVD game hiện đang rất phổ biến, đặc điểm của các đĩa game này là có giá cả rất thấp so với các đĩa game bản quyền và thu hút được nhiều người dùng.

Trên đây là những hành vi xâm phạm bản quyền trò chơi điện tử chủ yếu nhất trong giai đoạn phát triển công nghệ như hiện nay, ngoài các hành vi xâm phạm quyền tác giả trên còn có một số hành vi khác có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu quyền tác giả đối với trò chơi điện tử như, hành vi chiếm đoạt quyền tác giả của trò chơi

60 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaBộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, điều 43, khoản 1.

61 Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaBộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy

điện tử, hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hoặc phân phối bản sao trò chơi điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2.4.2 Các biện pháp tự bảo vệ quyền tác giả đối với trò chơi điện tử

Để bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của mình không bị xâm phạm đòi hỏi các chủ thể chủ sở hữu quyền tác giả đối với trò chơi điện tử cần có biện pháp để bảo vệ tác phẩm sáng tạo của mình, một trong những biện pháp quan trọng đó là đưa ra những biện pháp thích hợp để tự bảo vệ quyền tác giả của mình khỏi bị xâm phạm.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì các chủ thể quyền đối với trò chơi điện tử có thể áp dụng bốn nhóm biện pháp sau để bảo vệ quyền lợi của mình.62

- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả

đối với trò chơi điện tử. Đây là việc của các chủ thể sở hữu quyền tác giả đưa ra các thông tin quản lý quyền gắn với bản gốc hoặc bản sao trò chơi điện tử, đưa thông tin quản lý xuất hiện cùng với việc truyền đạt trò chơi điện tử tới công chúng nhằm xác định tác giả của trò chơi điện tử, chủ sở hữu quyền, thông tin về thời hạn, điều kiện sử dụng trò chơi điện tử và mọi số liệu hoặc mã, ký hiệu thể hiện thông tin đó để bảo vệ quyền tác giả. Đồng thời các chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ các thông tin quản lý quyền, ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác bất hợp pháp quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật.63

Hiện nay, biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa các hành vi xâm phạm bản quyền trò chơi điện tử đang được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả tương đối cao cho các chủ thể sở hữu quyền tác giả. Biện pháp dễ thấy nhất đó là việc các chủ thể sở hữu quyền tác giả sẽ tạo ra các khóa hay mật mã cho những trò chơi của mình, chẳng hạn một số trò chơi trong khi thực hiện cài đặt vào máy tính, trò chơi sẽ tự động mở một hộp thoại yêu cầu người cài đặt phải nhập mã để tiếp tục bước cài đặt, người dùng muốn tiếp tục sử dụng cần phải có mật mã do các nhà phân phối hoặc đại lý bán lẽ trò chơi cung cấp.

Một hình thức khác mà được đa số những các chủ thể sở hữu quyền tác giả sử dụng đó là đưa ra các cảnh bảo đến người dùng rằng đây là sản phẩm bản quyền của mình. Theo đó họ sẽ lập trình để một trò chơi điện tử sẽ giới thiệu về bản quyền hoặc đưa ra những ký hiệu thông báo về quyền tác giả như © (copyright) để cho người sử dụng biết rằng trò chơi mà họ đang sử dụng đã có bản quyền và không thể xâm phạm. Ví dụ: các web game sẽ có những dòng thông báo game thuộc bản quyền của nhà phát hành nào

62 Điều 18 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009.

63 Khoản 1 Điều 43 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaBộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy

như game Chân Long Giáng Thế, tại giao diện chính của người chơi sẽ có một khoảng đen bên dưới là thông báo “Bản quyền thuộc về Guanghuan, Sgame phát hành độc quyền

tại Việt Nam”. Đối với các game offline các thông báo bản quyền thường xuất hiện tại

giao diện đăng nhập như game DmC: Devil May Cry thông báo bản quyền được thể hiện

© CAPCOM CO., LTP. 2013 ALL RIGHTS RESERVED”.

Đây là biện pháp duy nhất để ngăn ngừa trước khi hành vi xâm phạm xảy ra, do vậy nếu như biện pháp áp dụng công nghệ này được thực hiện một cách tốt nhất thì sẽ hạn chế được những hành vi xâm phạm bản quyền trò chơi điện tử.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. Khác với biện pháp công nghệ như trên, biện pháp này chỉ có thể được áp dụng khi đã có hành vi xâm phạm xảy ra. Việc áp dụng các biện pháp công nghệ là không thể hoàn toàn ngăn chặn hết các hành vi xâm phạm bản quyền được, do vậy biện pháp này cũng rất cần thiết để tự bảo vệ bản thân khi quyền tác giả đối với trò chơi điện tử của mình bị xâm hại. Theo đó, nếu các chủ thể sở hữu quyền tác giả đối với trò chơi điện tử phát hiện có hành vi xâm phạm đối với trò chơi điện tử của mình và có đủ chứng cứ chứng minh điều đó thì họ có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm chấm dứt ngay hành vi xâm phạm và phải xin lỗi, cải chính công khai, bên cạnh đó nếu như hành vi đó có gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu trò chơi điện tử đó.

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật

Một phần của tài liệu vấn đề xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)