Sự cần thiết ban hành một đạo luật riêng về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu vấn đề xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 81)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.2.1Sự cần thiết ban hành một đạo luật riêng về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

tác giả đối với trò chơi điện tử

Các doanh nghiệp, các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cần chủ động hơn nữa trong việc cung cấp thông tin về bản thân doanh nghiệp, hàng hóa của mình, trong việc phát hiện những hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử của các cá nhân, tổ chức để cơ quan hải quan và các cơ quan thực thi kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm.

Cần ban hành quy định về việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu các trò chơi điện tử thông qua mạng internet vì đây là nơi chủ yếu diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán trò chơi điện tử hiện nay.

3.5.1.5 Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo hộ và bảo vệ quyền tác giả đối với chương trình máy tính nói chung và trò chơi điện tử nói riêng chương trình máy tính nói chung và trò chơi điện tử nói riêng

Tăng cường việc tham gia ký kết các Điều ước quốc tế về thực thi quyền tác giả đối với chương trình máy tính và trò chơi điện tử. Đồng thời nghiêm chỉnh thực thi các Điều ước về quyền tác giả mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Tăng cường việc đào tạo đội ngũ chuyên gia về sở hữu trí tuệ tại nước ngoài. Có chế độ tuyển chọn thích hợp đội ngũ nhân lực đang hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ thông tin có am hiểu về quyền tác giả.

Tạo các điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư nước ngoài về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tích cực tham gia thực hiện các dự án hợp tác quốc tế liên quan đến việc tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

3.5.2 Giải pháp pháp lý

3.5.2.1 Sự cần thiết ban hành một đạo luật riêng về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với trò chơi điện tử với trò chơi điện tử

Người viết kiến nghị cần thiết phải ban hành một đạo luật riêng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với trò chơi điện tử xuất phát từ những lý do sau:

Bảo hộ quyền tác giả đối với trò chơi điện tử còn tồn tại những bất cập xuất phát từ những đặc thù riêng của trò chơi điện tử như đã phân tích tại Chương 2 nên việc áp dụng những quy định hiện hành như những đối tượng bảo hộ khác của quyền tác giả là chưa thật sự phù hợp.

GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy

Việc bảo hộ trò chơi điện tử dưới dạng quyền tác giả theo người viết là chưa thật sự chọn vẹn. Bởi do, trò chơi điện tử nhiều khi chứa đựng những ý tưởng về công nghệ rất độc đáo, mang tính đột phá công nghệ mới lại không được bảo hộ nội dung ý tưởng theo nguyên tắc của bảo hộ quyền tác giả. Nếu đặt trò chơi điện tử hoàn toàn dưới các quy định chung của quyền tác giả sẽ dẫn đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với trò chơi điện tử chưa đầy đủ. Trong khi đó, nếu quy định đồng thời cả hai cơ chế bảo hộ quyền tác giả và sáng chế vẫn không loại trừ lẫn nhau. Bí mật kinh doanh và nhãn hiệu của trò chơi điện tử sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện theo pháp luật sở hữu trí tuệ. Nếu trò chơi điện tử có được giá trị thương mại nhất định, các bí mật kinh doanh và nhãn hiệu của trò chơi điện tử sẽ bộc lộ vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ giao kết giữa người đầu tư phát triển trò chơi điện tử với tập thể tham gia thiết kế.

Do đó, nên xem trò chơi điện tử là một đối tượng được bảo hộ độc lập của quyền sở hữu trí tuệ. Bởi vì, việc bảo hộ trò chơi điện tử theo quyền tác giả đã bộc lộ những hạn chế nhất định như đã phân tích. Khi xem trò chơi điện tử là đối tượng độc lập của quyền sở hữu trí tuệ thì phải có những quy định riêng để bảo hộ cho nó, quy định này không phải là bản sao các quy định của pháp luật về quyền tác giả và pháp luật về sáng chế, nhưng nó phải loại bỏ được những bất hợp lý trong các mục như đã phân tích ở trên, trong đó nên có những quy định đáp ứng các điểm sau:

Thứ nhất, Tách trò chơi điện tử như một đối tượng độc lập được bảo hộ quyền Sở

hữu trí tuệ. Thực tế cho thấy, do sự phát triển của khoa học và công nghệ, nên những năm gần đây mới xuất hiện thêm các đối tượng mới của quyền Sở hữu trí tuệ như chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn… Bởi vậy, trò chơi điện tử được xuất hiện như một đối tượng mới của quyền Sở hữu trí tuệ cũng là điều hiển nhiên.

Thứ hai, Không kéo dài thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với trò chơi điện tử là

suốt cuộc đời tác giả và được chấm dứt vào năm thứ năm mươi khi tác giả hoặc đồng tác giả cuối cùng qua đời như quy định hiện hành. Quy định này có thể kéo lùi sự phát triển của ngành công nghiệp trò chơi điện tử. Bởi vậy, rất cần sự phân loại trò chơi điện tử để quy định thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với mỗi loại trò chơi điện tử cho thích hợp.

Theo quan điểm của một số nhà luật học như bà Hoàng Minh Huệ – tác giả bài báo cáo Một số vấn đề về bảo hộ phần mềm máy tính hiện nay trên tạp chí hoạt động khoa học số 01/2009,88 ông Trần Văn Hải – tác giả bài viết BẢO HỘ CHƯƠNG TRÌNH

MÁY TÍNH NHƯ ĐỐI TƯỢNG ĐỘC LẬP CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ được đăng

GVHD: Th.S Nguyễn Phan Khôi SVTH: Cao Quốc Huy

tải trên trang Thông tin pháp luật dân sự ngày 11 tháng 02 năm 2013,89 đều cho rằng thời hạn bảo hộ đối với chương trình máy tính, các hệ điều hành là mười năm có thể gia hạn bảo hộ một lần, thời hạn bảo hộ đối với các chương trình máy tính còn lại là năm năm có thể gia hạn bảo hộ một lần, người viết cũng đồng tình với quan điểm về thời gian bảo hộ trên cụ thể đối với các trò chơi trực tuyến hay game online sẽ được bảo hộ mười năm và được gia hạn bảo hộ một lần và năm năm đối với các game offline được gia hạn bảo hộ thêm một lần. Việc quy định gia hạn bảo hộ là cần thiết, vì trong thực tế vòng đời của các trò chơi điện tử có thể khác nhau, tác giả hoặc chủ sở hữu trò chơi điện tử chỉ yêu cầu gia hạn bảo hộ nếu trò chơi điện tử đó còn có ý nghĩa. Sau thời hạn trên, trò chơi điện tử thuộc tài sản chung của nhân loại, mọi người có thể sử dụng và cải tiến trò chơi điện tử đó. Rất có thể vòng đời của một trò chơi điện tử nào đó kết thúc sớm hơn thời hạn được bảo hộ, nhưng pháp luật cũng khó có thể điều chỉnh chi tiết đến từng đối tượng cụ thể được.

Thứ ba, Tiếp tục cấp phép mới cho trò chơi trực tuyến, thực tế cho thấy trong bối

cảnh kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp nhà phát hành game đã nỗ lực tập hợp trí tuệ của lập trình viên để tạo nên các sản phẩm nhưng sau đó không phát hành được vì không được cấp phép, nhiều khi các doanh nghiệp này đành phải phát hành không phép, cung cấp game lậu hoặc cung cấp các game vi phạm bản quyền để có nguồn thu bù đắp cho những chi phí đã đầu tư. Theo khảo sát của Thanh tra Bộ, kể từ khi quy định ngừng cấp phép mới trò chơi trực tuyến được thi hành vào năm 2010 đến nay hầu như doanh nghiệp cung cấp game online nào cũng đều có game lậu.90

Vì vậy, cần xem xét lại hoạt động quản lý và cấp phép game một cách thật sự có hiệu quả để tránh tình trạng các doanh nghiệp phát hành game trong nước lại thua game ngoại ngay tại “sân nhà”. Bởi, nếu không có game nội cung cấp cho người dùng thì việc lựa chọn game ngoại là hoàn toàn có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu vấn đề xâm phạm quyền tác giả đối với trò chơi điện tử ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 81)