CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH TRONG PHÁP LUẬT CÁC NƢỚC
Gia đình là nền tảng của xã hội. Sự giàu có của các gia đình, cá nhân mới có một quốc gia vững mạnh. Lịch sử cho thấy, ở bất cứ thời điểm nào, trong bất cứ hình thái kinh tế nào, xã hội luôn là tập hợp của các gia đình. Với tư cách là một cộng đồng tổ chức đời sống xã hội, gia đình được hình thành từ rất sớm và đã trải qua quá trình phát triển lâu dài. Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn, duy trì nòi giống, từ sự cần thiết phải nương tựa vào nhau để sinh tồn, các hình thức quần tụ giữa nam giới và nữ giới, những hình thức cộng đồng tổ
chức đời sống gia đình đã xuất hiện. Trên cơ sở của sự phát triển kinh tế - xã hội, các kiểu, dạng tổ chức cộng đồng mang tính tự nhiên ngay từ đầu đã chịu sự quy định của những biến đổi trong sản xuất, trong đời sống kinh tế - xã hội. Trước những yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt, những đòi hỏi của đời sống, các quan hệ ấy dần trở nên chặt chẽ, giữa các thành viên trong cộng đồng ấy xuất hiện những cơ chế ràng buộc lẫn nhau phù hợp và thích ứng với những điều kiện sản xuất, sinh hoạt của mỗi một nền sản xuất. Gia đình dần trở thành một thiết chế xã hội, một hình ảnh của xã hội thu nhỏ. Tính chất, bản sắc của gia đình được duy trì, bảo tồn, được sáng tạo và phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mỗi thành viên trong gia đình trong sự tương tác, gắn bó với văn hóa cộng đồng dân tộc, cộng đồng giai cấp và tầng lớp của mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia, dân tộc xác định. Như vậy, gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục... giữa các thành viên.
Thực tiễn ban hành và áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình của các nước trên thế giới cho thấy các nhà làm luật luôn hướng tới và thông qua luật pháp để duy trì quan hệ hôn nhân và gia đình như một thiết chế vững chắc làm nền tảng cho một xã hội ổn định. Do đó, các quan hệ hôn nhân và gia đình ngày càng được điều chỉnh với các chế định pháp luật chặt chẽ hơn, cụ thể hơn.
Ở một số nước phương Tây, một trong những đặc thù của pháp luật hôn nhân và gia đình là đề cao quyền tự do cá nhân, tự do thỏa thuận và quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình, đặc biệt trong quan hệ vợ chồng, họ quan niệm hôn nhân như một loại hợp đồng dân sự chỉ khác về thủ tục ký kết hợp đồng (đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo nghi thức đặc biệt) và chấm dứt (khi có một bên chết hay quyết
định ly hôn của Tòa án theo thủ tục hành chính hoặc tố tụng). Ở đây, quyền tự do cá nhân được đề cao. Quyền tự do lập hôn ước được lựa chọn khi quy định chế độ tài sản của vợ chồng, theo đó vợ chồng có quyền tự lựa chọn, thỏa thuận (pháp luật chỉ can thiệp khi hai bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được). Quan điểm này thể hiện rõ trong một số điều luật của pháp luật dân sự một số nước như: Điều 755, 756 Bộ luật Dân sự Nhật Bản; Điều 1465 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan; Điều 1387 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp…
- Theo Bộ luật Dân sự Nhật Bản, khi kết hôn họ chung của vợ chồng có thể là họ của người chồng hoặc vợ nhưng việc chồng lấy họ của vợ rất hiếm. Vợ chồng phải chung sống với nhau, giúp đỡ lẫn nhau và phải cùng quan tâm tới thu nhập và tài sản của mỗi người và những thứ khác, có sự phân chia, gánh chịu những phí tổn đám cưới. Ở đây có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản có trước khi kết hôn với tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân. Trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái: khi cha mẹ ly hôn thì con dưới 20 tuổi được giao cho một người nuôi dưỡng. Ở Nhật Bản không có tập quán mà cha mẹ ly hôn thì cùng hợp tác nuôi dạy con, thường thì đứa trẻ còn nhỏ sẽ được giao cho người mẹ. Việc thi hành nghĩa vụ nuôi dưỡng của người cha đối với những đứa con riêng không được thực hiện một cách triệt để. Con rể có thể nhận làm con nuôi của bố mẹ vợ, theo đó anh ta có trách nhiệm nuôi dưỡng bố mẹ của vợ, khi bố mẹ vợ chết thì anh ta cùng với người vợ trở thành người thừa kế. Và nếu số người thừa kế tăng thì thuế thừa kế sẽ giảm. Ngày nay tại Nhật Bản, nghĩa vụ của con cái nuôi dưỡng bố mẹ bị coi nhẹ hơn nghĩa vụ nuôi dưỡng vợ và con…
- Ở Thái Lan, chế độ tài sản của vợ chồng được Bộ luật Dân sự và Thương mại điều chỉnh khi giữa họ không có sự thỏa thuận đặc biệt về tài sản trước khi kết hôn. Tài sản của vợ chồng, trừ số tài sản được để riêng dạng "Sin Suan Tua", thì đều là "Sin Somros" (Điều 1470). "Sin Suan Tua"
bao gồm: Tài sản thuộc về vợ hay chồng trước khi kết hôn; Tài sản dung cho cá nhân, quần áo hoặc đồ trang sức phù hớp điều kiện sống, hoặc những dụng cụ cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của vợ hoặc chồng; Tài sản mà vợ chồng nhận được trong thời gian hôn nhân thông qua một di chúc hoặc quà tặng; "Khongman" (Điều 1471) - hoa lợi, lợi tức từ "Sin suan Tua" đều thuộc "Sin Suan Tua".
"Sin Somros" bao gồm: Tài sản có được trong thời gian hôn nhân; tài sản mà người vợ hoặc chồng có được trong thời gian hôn nhân thông qua một di chúc hoặc được trao tặng được làm bằng văn bản nếu trong di chúc hay văn bản trao tặng có tuyên bố đó là "Sin Somros" Trong việc quản lý "Sin Somros" vợ chồng là người quản lý chung, hoặc người này phải được sự đồng ý của người kia khi sử dụng…
Trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái: Bố mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái và chu cấp việc học hành cho con cái khi chúng chưa trưởng thành. Khi chúng đã đủ tuổi thành niên tự lập thì bố mẹ chỉ có trách nhiệm nuôi dưỡng khi chúng bị tàn tật và không thể tự kiếm sống cho mình được. (Điều 1564). Trường hợp đứa trẻ có thu nhập thì thu nhập đó phải được dung trước hết vào việc nuôi dưỡng và học hành của đứa trẻ, số tiền dư phải được giữ lại cho đứa trẻ. Người thực thi quyền bố mẹ không được tham gia vào bất cứ hành vi pháp lý nào đối với tài sản của vị thành niên, trừ trường hợp được Tòa án cho phép như: Bán, trao đổi, tặng cho... tài sản của vị thành niên...
Bộ luật Dân sự Pháp quy định cha mẹ được quản lý và hưởng dụng các tài sản của con khi thực thi quyền của cha mẹ và trong các trường hợp khác, sẽ do cha hoặc mẹ thực hiện dưới sự giám sát của Thẩm phán. Việc hưởng dụng theo luật định gắn với việc quản lý theo luật định, việc hưởng dụng thuộc về cả cha và mẹ hoặc người cha hay mẹ có trách nhiệm quản lý...
được do lao động của mình, những tài sản được tặng cho hay di tặng kèm theo điều kiện rõ ràng là cha mẹ không được hưởng dụng (Điều 382, 383, 387).
Điều 1387 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp quy định: vợ chồng có thể tự do lập hôn ước, miễn là những thỏa thuận trong hôn ước không trái với thuần phong mỹ tục hoặc không trái với các quy định của pháp luật về điều kiện thừa nhận tính hợp pháp của hôn ước. Nghĩa là, tài sản của vợ chồng không nhất thiết do pháp luật quy định mà do chính bản thân vợ chồng tự thỏa thuận tài sản nào là tài sản chung, tài sản nào là tài sản riêng. Vợ chồng có thể thỏa thuận trên cơ sở lựa chọn theo một chế độ tài sản được quy định trong pháp luật hoặc họ có thể lựa chọn một chế độ tài sản riêng biệt, hoàn toàn độc lập với chế độ tài sản theo quy định của pháp luật...
Có thể nói, chế định tài sản pháp định trong pháp luật hôn nhân và gia đình của các nước tư bản được quy định bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng phổ biến nhất là chế độ tài sản cộng đồng. Chế độ tài sản cộng đồng cũng có nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, song có một đặc điểm đặc thù là trong chế độ tài sản cộng đồng luôn tồn tại khối tài sản chung của vợ chồng, từ đó phát sinh các quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với loại tài sản này, và được đảm bảo bằng tài sản chung của vợ chồng. Việc thừa nhận chế độ tài sản cộng đồng là xuất phát từ quan điểm lợi ích của vợ chồng phải chịu sự chi phối bởi tính chất cộng đồng của hôn nhân và lợi ích chung của gia đình.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội của xã hội truyền thống, một hình thức chế độ tài sản cộng đồng được quy định trong pháp luật hôn nhân và gia đình của một số nước là chế độ cộng đồng toàn sản. Chế độ này không thừa nhận quyền sở hữu riêng của vợ chồng mà chỉ thừa nhận quyền sở hữu chung. Theo đó, toàn bộ tài sản của vợ, chồng có trước và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung. Điều đó có nghĩa là quyền có tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không được thừa nhận. Điều này xuất phát từ
quan niệm nhu cầu chung, lợi ích chung của gia đình là tối cao, tài sản của vợ chồng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ là vì mục đích đó, do đó tài sản riêng không được thừa nhận vì mâu thuẫn với lợi ích của gia đình. Với những đặc điểm trên thì chế độ tài sản cộng đồng toàn sản phù hợp với quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã hội truyền thống. Tuy nhiên, chế độ tài sản này không được các nước lựa chọn vì có những hạn chế như: dễ bị lợi dụng cho những cuộc hôn nhân thực dụng, không khuyến khích cho các quan hệ pháp luật khác phát triển khi vợ hoặc chồng tham gia quan hệ đó vì không có tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, quyền tự định đoạt đối với tài sản của mình không được đảm bảo.
Ngoài ra, còn có chế độ cộng đồng tạo sản, chế độ này được nhiều nước ghi nhận trong pháp luật hôn nhân và gia đình của mình như: Luật Gia đình Cộng hòa Cu Ba, Luật Gia đình Bungari, Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp, Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan... bởi vì nó phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi nước, khắc phục được những hạn chế của chế độ cộng đồng toàn sản trên (chỉ những tài sản có trong thời kỳ hôn nhân mới thuộc tài sản chung của vợ chồng).