THỰC TIỄN THI HÀNH, ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN TÀ

Một phần của tài liệu Quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 85 - 91)

ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH

Quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình là một vấn đề phức tạp. Bởi trong quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ tài sản có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên nên rất dễ nảy sinh tranh chấp. Số lượng các

vụ án liên quan đến nội dung này tăng nhanh trong những năm qua. Theo báo

cáo tổng kết công tác ngành Tòa án trong năm 2003 thì, số vụ án hôn nhân và gia đình đã giải quyết ở cấp sơ thẩm là 49.380 vụ/ 57.650 vụ. Đến năm 2007 số vụ án hôn nhân và gia đình đã giải quyết ở cấp sơ thẩm đã tăng 70.204 vụ/ 74.484vụ phải giải quyết, đạt tỉ lệ 94,3%. Trong đó Tòa án nhân dân cấp huyện đã giải quyết 67.688 vụ/ 71.809 vụ, đạt tỉ lệ 94,3%. Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết được 2.516 vụ/ 2.675 vụ cần giải quyết, đạt tỉ lệ 94,1. Sự gia tăng đáng kể này một mặt, do đời sống xã hội của người dân ngày một nâng lên, cơ hội tiếp xúc các "luồng tư tưởng mới" làm cho quan hệ hôn nhân và gia đình trong những năm qua bị mất ổn định, các quan niệm truyền thống về gia đình đang dần dần bị phá vỡ.

Mặt khác, thực tiễn giải quyết các trường hợp liên quan đến tài sản chung của các thành viên trong gia đình những năm qua gặp không ít khó khăn và phức tạp. Có nhiều vụ án phải qua nhiều cấp xét xử, làm ảnh hưởng

đến quyền lợi chính đáng của các đương sự. Cũng theo số liệu thống kê hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao thì số vụ án hôn nhân và gia đình phải qua xét xử ở cấp phúc thẩm và giám đốc thẩm cũng có chiều hướng gia tăng. Và đến năm 2007 ở cấp phúc thẩm là 2.840 vụ/ 2.936 vụ cần giải quyết. Đối với xét xử cấp giám đốc thẩm là 130 vụ/ 139 vụ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến có nhiều vụ án hôn nhân và gia đình phải qua nhiều cấp xét xử trong đó đặc biệt phải nói đến sự thiếu sót trong công tác giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của các tòa án. Đó là việc điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu của vụ án chưa đầy đủ, chưa chính xác, thậm chí có những trường hợp thiếu khách quan, xác định không đúng thẩm quyền, áp dụng sai điều luật dẫn đến xét xử không đúng. Ngoài ra, còn xuất phát từ chính nhận thức sai lầm của các đương sự về quyền lợi của mình nên đã có kháng cáo, kháng nghị, hoặc yêu cầu Tòa án xem xét lại theo trình tự phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm. Nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu đồng bộ, đầy đủ của các quy định pháp luật trong lĩnh vực này của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành cũng gây nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng xử tại các toàn án. Mặc dù Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 tương đối cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên cũng có vài điểm bất cập cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Về phương diện lập pháp, sự thiếu sót cũng chấp nhận được. Bởi lẽ xã hội càng phát triển, các quan hệ xã hội càng trở nên đa dạng và phức tạp, thì nhu cầu đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn hình thức để điều chỉnh các quan hệ đó là điều dễ hiểu.

Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định khá cụ thể tại các điều 95, 96, 97, 98 và hướng dẫn cụ thể tại các điều 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ. Do đó, hầu hết các Tòa án đã vận dụng đúng và kết hợp hài hòa các nguyên tắc chia tài sản

chung của vợ chồng, đảm bảo quyền lợi ích chính đáng của các bên vợ chồng cũng như quyền lợi của các thành viên khác trong gia đình. Đối với tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất, nhà ở là những tài sản có giá trị lớn trong khối tài sản chung của vợ chồng do đó khi giải quyết tòa án cũng rất thận trọng trong việc điều tra, xác minh về nguồn gốc tài sản, cũng như việc phân chia.

Tuy nhiên vẫn có những trường hợp vì không tiến hành điều tra xác minh kỹ rõ nguồn gốc tài sản do đó khi phân chia tài sản dẫn đến việc phân chia thiếu "công minh" cho các bên.

Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, thì thực tiễn xét xử cho thấy thường không chia tài sản mà sẽ do bên còn sống tiếp tục quản lý, sử dụng để đảm bảo duy trì cuộc sống chung của gia đình, chỉ trừ trường hợp người vợ hoặc người chồng đã chết để lại di chúc yêu cầu chia di sản thừa kế hoặc những người thuộc diện thừa kế yêu cầu chia di sản thì lúc này tài sản chung của vợ chồng mới được chia.

Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại. Đây là một vấn đề nổi cộm hiện nay, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn cuộc sống đang đặt ra.Trường hợp này chỉ đặt ra khi hai bên vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc nhưng vì một lý do nào đó như: sợ hàng xóm chê cười, vì uy tín, danh dự... Nên họ không muốn ly hôn mà chỉ yêu cầu chia tài sản chung. Tuy nhiên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc ở quy định này, cụ thể như: trường hợp vợ chồng thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung, như vậy vô hình chung chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng đã "tan rã". Hay như việc pháp luật cho chia tài sản chung khi hôn nhân tồn tại nhưng lại chưa có quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các bên đối với việc duy trì đời sống chung của gia đình nên dẫn tới đời sống chung gia đình bị bỏ bê, mục đích

của hôn nhân không đạt được, ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của con cái và lợi ích của xã hội.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Trong mọi xã hội thì gia đình hạnh phúc, xã hội mới phồn vinh và phát triển. Việc Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ điều chỉnh các quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, trong đó có quan hệ tài sản là điều tất yếu.

Trên cơ sở phân tích sâu từng chế định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 liên quan tới quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình, chúng tôi nhận thấy rằng:

Nhìn chung, hệ thống văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình nước trong ta hiện nay cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh của xã hội đối với quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đời sống hôn nhân và gia đình. Sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là nhu cầu khách quan trong toàn xã hội, trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Trên cơ sở sự kế thừa các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 tiếp tục quy định các vấn đề về quan hệ tài sản trong đời sống hôn nhân và gia đình và quy định rõ hơn về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có những hướng dẫn cụ thể, sâu sát; tạo cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ cho việc áp dụng luật của các Tòa án trong công tác xét xử; hướng tới đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích của người dân.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 tiếp tục quy định sở hữu chung giữa vợ và chồng và đây là một chế độ sở hữu pháp định có tính bắt buộc trong thời kỳ hôn nhân. Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 tiếp tục quy định nguyên tắc chia đôi (dựa trên công sức đóng góp, tình hình sức khỏe, tài chính....). Mặt khác, Luật còn quy định cụ thể hơn các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn như: chia quyền sử dụng đất, chia nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên, chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng...

Tuy nhiên, xã hội nói chung và các vấn đề trong quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình nói riêng luôn vận động và thay đổi không ngừng. Nên các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình luôn được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 còn thiếu sót khi "bỏ ngỏ" nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Dẫn đến việc thực tiễn áp dụng còn nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên. Hay vấn đề nhập, tách, hay tái lập chế độ tài sản chung phải thông qua sự thỏa thuận của vợ chồng bằng văn bản. Quy định vấn đề thanh toán tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng không coi đó là một chế định "ly thân"...

Mặt khác, quá trình phát triển hệ thống luật pháp luôn cần phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm định trong thực tiễn. Vì vậy, việc thi hành luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trên thực tế thời gian qua đã gặp phải một số bất cập, đặc biệt là quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình. Số lượng vụ án hôn nhân và gia đình mà Tòa án các cấp thụ lý để giải quyết ngày càng tăng và luân chuyển theo nhiều cấp xét xử. Thực trạng hệ thống pháp lý về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình và thực tiễn áp dụng tại tòa án là cơ sở thực tiễn quan trọng để hoàn thiện các chế định về quan hệ tài

sản giữa các thành viên trong gia đình trong luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)