Mô hình di động vùng mô phỏng vô hạn

Một phần của tài liệu Mô hình hành trình ngẫu nhiên của mạng di động AD-HOC dùng bản đồ số.PDF (Trang 27 - 29)

Trong mô hình này, có mối liên hệ giữa chiều chuyển động và vận tốc trước đó của MN với chiều chuyển động và vận tốc hiện tại. Một vec-tơ vận tốc v = (ν,θ) được dùng để mô tả vận tốc ν của MN (có toạ độ (x,y)) cũng như chiều θ của nó. Cả vec-tơ vận tốc và vị trí của MN được cập nhật cứ sau khoảng thời gian ∆t tương ứng với các công thức sau:

ν(t + ∆t) = min [max (ν(t) + ∆ν,0),Vmax],

θ(t + ∆t) = θ(t) + ∆θ,

y(t + ∆t) = y(t) + v(t)sin θ(t),

với Vmaxlà vận tối đa được định nghĩa cho mô phỏng, ∆ν là sự thay đổi vận tốc và có phân bố đều trong khoảng [-Amax∆t,Amax∆t], Amax là gia tốc tối đa của MN, ∆θ là sự thay đổi chiều chuyển động và nó được phân bố đều trong [-α∆t,α∆t], và α là góc tối đa mà chiều chuyển động có thể thay đổi khi MN di chuyển.

Mô hình này cũng khác biệt trong tình huống biên của vùng mô phỏng. Trong tất cả các mô hình được đề cập trên đây, các MN phản xạ trở lại hoặc ngừng di chuyển mỗi khi chúng tới biên mô phỏng. Nhưng trong mô hình di động vùng mô phỏng vô hạn, các MN khi tới một mép của vùng mô phỏng thì tiếp tục di chuyển và lại xuất hiện ở mép đối diện của vùng mô phỏng. Hình 1.4 minh hoạ hoạt động của một MN bắt đầu di chuyển dọc theo đường 1 hướng tới biên bên phải. Khi node gặp biên bên phải, nó xuất hiện ở mép đối diện và tiếp tục di chuyển vẫn với vận tốc và chiều đó. Khi khoảng thời gian ∆t kết thúc, MN chọn một chiều mới và vận tốc mới và lại bắt đầu di chuyển, biểu hiện bởi đường 2.

Hình 1.4 - Mẫu di chuyển của một MN dùng mô hình di động vùng mô phỏng vô hạn. Kỹ thuật này tạo nên một vùng mô phỏng hình xuyến (torus) cho phép các MN di chuyển mà không có sự ngăn cản nào. Hình 1.5 minh hoạ khái niệm này: hình vuông

phía bên trái được biến đổi thành hình xuyến phía bên phải qua hai bước: đầu tiên ta gấp điểm biên trên (y = Ymax) với điểm biên dưới (y = 0) tạo thành một hình trụ, và sau đó ta gấp cả hai đầu hình trụ nối với nhau.

Hình 1.5 - Ánh xạ vùng mô phỏng thành hình xuyến [11].

Một phần của tài liệu Mô hình hành trình ngẫu nhiên của mạng di động AD-HOC dùng bản đồ số.PDF (Trang 27 - 29)