Mô hình di động nhóm du cư

Một phần của tài liệu Mô hình hành trình ngẫu nhiên của mạng di động AD-HOC dùng bản đồ số.PDF (Trang 35 - 36)

Xuất phát từ thực tế của xã hội cổ xưa khi dân du mục di chuyển từ nơi này sang nơi khác, mô hình di động nhóm du cư biểu diễn nhóm các MN cùng nhau di chuyển từ điểm này đến điểm khác. Với mỗi nhóm, từng MN duy trì một “không gian” của riêng, và trong “không gian” đó nó di chuyển ngẫu nhiên. Ngày nay, nhiều ứng dụng tồn tại theo loại kịch bản này. Ví dụ, một lớp học đi thăm viện bảo tàng. Lớp học sẽ di chuyển từ nơi này đến nơi khác, nhưng mỗi học sinh trong lớp sẽ đi xung quanh một vị trí riêng biệt tại đó.

Trong mô hình này, mỗi MN sử dụng một mô hình di động đơn lẻ (chẳng hạn như mô hình di động bước ngẫu nhiên) để di chuyển xung quanh một điểm chuẩn. Khi điểm chuẩn thay đổi, tất cả các MN di chuyển tới vùng mới được xác định theo điểm chuẩn (xem 2.1.2) và lại bắt đầu di chuyển quanh điểm chuẩn mới. Hình 2.2 minh hoạ một ví dụ cho mô hình này với 7 MN.

Hình 2.2 - Sự di chuyển của 7 MN dùng mô hình di động nhóm du cư.

Các MN trong mô hình di động nhóm du cư cùng chia sẻ chung điểm chuẩn, ngược hẳn với điểm chuẩn đơn lẻ trong mô hình một hàng. Vì vậy, ta mong đợi các MN ít ràng buộc hơn. Ví dụ, trong mô hình di động theo hàng, các MN có thể chỉ di chuyển khoảng 2 giây trước khi thay đổi chiều và vận tốc; nhưng trong mô hình di động nhóm du cư, các MN có thể được phép di chuyển 60 giây trước khi thay đổi chiều và vận tốc [11].

Một phần của tài liệu Mô hình hành trình ngẫu nhiên của mạng di động AD-HOC dùng bản đồ số.PDF (Trang 35 - 36)