Phân lớp mô hình di động

Một phần của tài liệu Mô hình hành trình ngẫu nhiên của mạng di động AD-HOC dùng bản đồ số.PDF (Trang 32 - 33)

Phân lớp mô hình di động biểu diễn mức độ phạm vi của các vật chuyển động. Mô hình di động các thành phố lớn (METMOD) tập trung vào những di chuyển của các MN trong một khu vực thành phố lớn. Khu vực thành phố lớn được chia thành những vùng nhỏ hơn. Một ma trận kết nối di chuyển được tạo nên và dùng để mô tả xác suất một MN di chuyển vào trong một vùng gần kề.

Mô hình di động quốc gia (NATMOD) bắt chước hoạt động của các MN di chuyển giữa những khu vực thành phố lớn. NATMOD chia vùng mô phỏng thành những vùng nhỏ hơn; tuy nhiên, những vùng nhỏ hơn này chính là những khu vực thành phố lớn. Cho rằng phần lớn dân cư di chuyển giữa những thành phố lớn bằng máy bay nên cần sử dụng thông tin chuyến bay (từ phòng vận chuyển) như là khoảng cách giữa hai thành phố lớn và cho rằng số máy bay đến và đi một thành phố là bằng nhau, từ đó tính lượng lưu lượng cho mô hình di chuyển.

Cuối cùng, mô hình di động quốc tế (INTMOD) mô tả hoạt động của các MN di chuyển, chẳng hạn giữa nước Mỹ và những nước khác. Dữ liệu từ Mỹ và 10 nước được lựa chọn để tạo nên lượng lưu lượng chính xác. Vì vậy, trong mô hình này lưu lượng đến và đi biểu diễn cho các quốc gia đơn lẻ.

1.3 Kết luận chƣơng

Chương này trình bày lại một số mô hình di động riêng lẻ (của mỗi MN đơn). Nó khá đầy đủ để biểu diễn sự di chuyển của mỗi MN trong cả hai mạng: mạng tế bào truyền thống và mạng ad-hoc. Tuy nhiên, như ta thấy ở chương 4, các mô hình này là chưa thực tế và cần phải kiểm tra một số điều kiện (ví dụ: tính dừng và độ ổn định) để xây dựng nên mô hình di động gần thực tế hơn.

CHƯƠNG 2 MÔ HÌNH DI ĐỘNG NHÓM

Chương một ta đã thảo luận các mô hình di động biểu diễn các MN mà hoạt động của chúng là hoàn toàn độc lập với nhau. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống cần thiết mô tả hoạt động của các MN cùng nhau di chuyển. Ví dụ, nhiều kịch bản quân sự xảy ra trong đó nhóm các chiến sĩ phải hoạt động cùng nhau, v.v..., hoặc đơn giản chỉ là cách thức hợp tác nào đó để thực hiện một mục đích. Để mô hình hoá trong những tình huống như thế, các mô hình nhóm cho phép thực hiện những tính chất hợp tác mới này. Chương này ta thảo luận hai loại mô hình di động nhóm:

 Mô hình di động nhóm đơn giản: Là mô hình xét tới sự tương tác giữa các MN.

 Mô hình di động nhóm điểm chuẩn: Mô hình biểu diễn sự chuyển động ngẫu nhiên của một nhóm các MN cũng như chuyển động ngẫu nhiên của mỗi MN trong nhóm.

Một phần của tài liệu Mô hình hành trình ngẫu nhiên của mạng di động AD-HOC dùng bản đồ số.PDF (Trang 32 - 33)