Thực hiện mô phỏng hoàn hảo

Một phần của tài liệu Mô hình hành trình ngẫu nhiên của mạng di động AD-HOC dùng bản đồ số.PDF (Trang 81 - 83)

C. Hai mô hình di động thực tế

4.2Thực hiện mô phỏng hoàn hảo

Chương trình mô phỏng của ta có thể thực hiện lấy mẫu RTMM, cụ thể là: RWPMM, RWM có phản xạ, RWM “đi xuyên”, RWPMM bị giới hạn và mô hình di động theo bản đồ không gian thực.

RWPMM: Ở thời điểm chuyển trạng thái hành trình, MN chọn điểm đích có phân bố đều trong hình vuông và lấy mẫu giá trị vận tốc từ phân bố đều. Đường đi của hành trình là đoạn thẳng nối vị trí MN ở hiện tại và điểm có thời điểm chuyển trạng thái tiếp theo. Khi tới đích, MN dừng trong một khoảng thời gian được đưa ra từ phân bố đều. Luật chọn hành trình lặp lại thủ tục này. Luật khởi đầu mặc định đặt MN ở thời điểm 0 là di chuyển (mo) hoặc dừng (pa) và chỉ định 0 là thời điểm chuyển trạng thái

của hành trình. Mô hình này được nghiên cứu mở rộng trong lý thuyết và là mô hình cơ bản để ước lượng các giao thức định tuyến ad-hoc.

RWM “đi xuyên”: Tương tự như RWPMM, nhưng ở thời điểm chuyển trạng thái, MN chọn một chiều, khoảng thời gian hành trình và giá trị vận tốc. MN di chuyển theo chiều, vận tốc và khoảng thời gian của hành trình đã chọn này. Nếu trên hành trình, MN chạm biên của miền mô phỏng thì nó “đi xuyên” sang bên biên đối diện. Vị trí của MN phân bố đều trên miền mô phỏng, vận tốc có cùng phân bố với thời điểm chuyển trạng thái hành trình. Với điều kiện phasemo, vị trí, vận tốc và thời gian còn đến khi kết thúc hành trình là độc lập. Với điều kiện phasepa, vị trí và thời gian còn đến khi kết thúc dừng là độc lập.

RWM phản xạ:Như mô hình RWM “đi xuyên”, nhưng khi chạm biên mô phỏng nó sẽ phản xạ trở lại.

RWPMM bị giới hạn: Miền mô phỏng gồm các miền con. Ở một số thời điểm chuyển trạng thái, MN thực hiện bước Markov trên các miền con; cho các thời điểm chuyển trạng thái khác, MN di chuyển chỉ trong một miền con. Số hành trình trong một miền con được vẽ một cách ngẫu nhiên tại những thời điểm chuyển trạng thái cho MN trong miền con đó.

Bản đồ không gian thực: Là trường hợp đặc biệt của RWPMM bị giới hạn. Ta đưa ra một bản đồ không gian gồm các đỉnh không gian (tương ứng với các điểm trong bản đồ) và ma trận liên kết xác định các cạnh giữa hai đỉnh. Miền mô phỏng là hợp của các đoạn thẳng định nghĩa bởi các cạnh. Miền con là tập của các đỉnh. Đường đi giữa hai đỉnh là đường đi ngắn nhất.

Mô hình di động phân vùng thành phố: Là trường hợp đặc biệt của RWPMM trên miền kết nối tổng quát. Miền là hợp của các đoạn thẳng định nghĩa bởi các cạnh của bản đồ không gian.

Đầu vào của mô phỏng gồm có số MN và khoảng thời gian chạy mô phỏng. Ngoài ra còn có các tham số khác phụ thuộc vào từng mô hình:

 Cho RWPMM, RWM (phản xạ và “đi xuyên”), dữ liệu đầu vào gồm kích thước miền mô phỏng, với RWPMM thì thêm các tham số xác định phân bố giá trị vận tốc, với RWM thì thêm các tham số xác định khoảng thời gian của hành trình.

 Cho bản đồ không gian và phân vùng thành phố, đầu vào là bản đồ không gian định nghĩa một định dạng ASCII gồm: nhận dạng đường phố, vận tốc trung bình trên đường, toạ độ của các điểm đầu - cuối.

 Cho RWPMM bị giới hạn, dữ liệu đầu vào gồm số miền con xác định theo hình học và định dạng ASCII.

Công cụ tạo ra file “vết” di động tương thích định dạng của ns-2 nên có thể sử dụng trực tiếp làm đầu vào của phần mềm mô phỏng mạng ns-2. Định dạng là:

$node_ at TIME “$node_(NODE) set X_X1” $node_ at TIME “$node_(NODE) set Y_Y1” $node_ at TIME “$node_(NODE) set Z_Z1”

$node_ at TIME “$node_(NODE) setdest X2 Y2 SPEED”

Trong đó, vị trí của node NODE được xác định bởi tập (X1,Y1,Z1) ở thời điểm TIME. Điểm đích hành trình của node NODE là (X2,Y2,0) và giá trị vận tốc là SPEED

Một phần của tài liệu Mô hình hành trình ngẫu nhiên của mạng di động AD-HOC dùng bản đồ số.PDF (Trang 81 - 83)