Viện kiểm sát tham gia hỏi

Một phần của tài liệu vai trò của viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự (Trang 34 - 35)

4. Kết cấu của đề tài

2.1.2.3. Viện kiểm sát tham gia hỏi

Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, việc hỏi từng người về từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến Hội thẩm nhân dân, sau đó đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự và những người tham gia tố tụng khác; trường hợp có Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì Kiểm sát viên hỏi sau đương sự15

.

Trách nhiệm chứng minh vụ kiện, xác định sự thật khách quan tại phiên tòa là trách nhiệm của Hội đồng xét xử. Thông qua việc việc hỏi tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết, nội dung của vụ kiện qua đó làm cơ sở cho việc quyết định giải quyết tranh chấp của vụ kiện. Viện kiểm sát tham gia hỏi là nhằm để kiểm tra chứng cứ và để khắc phục vi phạm trong việc hỏi của Hội đồng xét xử, đồng thời qua đó cũng khẳng định được sự cần thiết của việc tham gia tố tụng của Viện kiểm sát tại phiên tòa.

Tại phiên tòa, Viện kiểm sát hỏi các đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác; xem xét nguồn gốc, tính có căn cứ và hợp pháp, khách quan của các tài liệu, chứng cứ do các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hoặc do Tòa án tiến hành thu thập. Có quyền yêu cầu Hội đồng xét xử cho nghe băng, đĩa ghi âm, ghi hình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 227 BLTTDS sửa đổi; nhận xét kết quả giám định, hỏi về những vấn đề chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết quả giám định với các tình tiết khác của vụ kiện dân sự.

Nếu phát hiện người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng có vi phạm pháp luật thì Viện kiểm sát phải yêu cầu Hội đồng xét xử thực hiện16

.

Khi tham gia hỏi, Kiểm sát viên phải tôn trọng sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa; tôn trọng quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng; Đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; câu hỏi không được mang tính chất gợi ý trước hướng trả lời. Khi hỏi xong, Kiểm sát viên phải tập trung lắng nghe câu trả lời; ghi lại thông tin trong câu trả lời; phân tích thông tin trong câu trả lời, so sánh, đối chiếu với câu hỏi để xem câu trả lời đã đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi hay chưa.

15

Điều 222 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.

16

Khoản 3, Điều 8 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự (Ban hành kèm theo quyết định số 567/QĐ-VKSTC ngày 8/10/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

Kiểm sát viên có thể hỏi lại, hỏi bổ sung. Khi kết thúc đợt hỏi, Kiểm sát viên nói với Chủ tọa là mình đã hỏi xong17.

Một phần của tài liệu vai trò của viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)