Vai trò của Viện kiểm sát tại phiên tòa xét xử phúc thẩm

Một phần của tài liệu vai trò của viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự (Trang 41 - 44)

4. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Vai trò của Viện kiểm sát tại phiên tòa xét xử phúc thẩm

24

Khoản 3, Điều 9 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự (Ban hành kèm theo quyết định số 567/QĐ-VKSTC ngày 8/10/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) .

25

Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm Viện kiểm sát có hai nhiệm vụ chủ yếu là kiểm sát việc thực hiện thủ tục phiên tòa; Thực hiện các quyền yêu cầu, trình bày nội dung kháng nghị, tham gia hỏi và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về giải quyết vụ kiện.

Kiểm sát việc thực hiện thủ tục tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi Hội đồng xét xử tuyên án hoặc ra quyết định giải quyết vụ kiện.

+ Kiểm sát căn cứ về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đảm bảo thực hiện đúng quy định theo Điều 258 BLTTDS sửa đổi.

+ Kiểm sát việc chuẩn bị khai mạc phiên tòa và thủ tục bắt đầu phiên tòa đảm bảo đúng quy định theo Điều 267 BLTTDS sửa đổi;

+ Kiểm sát thành phần Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án xem có ai bị đương sự đề nghị thay đổi hoặc thuộc vào những trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định tại các Điều 46, 47, 49 BLTTDS sửa đổi không;

+ Theo dõi thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa theo quy định từ Điều 217 đến Điều 235 BLTTDS sửa đổi; bảo đảm việc hỏi và tranh luận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm;

+ Kiểm sát việc hoãn phiên toà theo quy định tai Điều 266 BLTTDS sửa đổi; + Kiểm sát các hoạt động diễn ra tại phiên tòa theo quy định từ Điều 268 đến Điều 281 BLTTDS sửa đổi;

+ Xem biên bản phiên tòa ngay sau khi phiên tòa kết thúc, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận theo quy định tại Khoản 4 Điều 211 BLTTDS sửa đổi;

+ Kiểm sát quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng xét xử tại phiên tòa theo quy định tại Điều 261 BLTTDS sửa đổi, nếu xét thấy không có căn cứ hoặc có vi phạm pháp luật thì kịp thời kiến nghị.

Trình bày nội dung kháng nghị, tham gia hỏi và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về giải quyết vụ kiện.

+ Trường hợp chỉ có Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị. Trường hợp vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì các đương sự trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sau đó Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị26

.

26

+ Tham gia hỏi đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định tại Điều 222, 272 BLTTDS sửa đổi. Thủ tục hỏi những người tham gia tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm. Việc hỏi phải được thực hiện đối với những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm, tập trung làm rõ những vướn mắc liên quan đến phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị; nhằm để bảo vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc quan điểm của Viện kiểm sát về hướng giải quyết kháng cáo.

+ Yêu cầu Hội đồng xét xử công bố các tài liệu của vụ kiện, cho nghe băng ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình tại phiên tòa.

+ Có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ, hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ kiện27.

+ Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ kiện dân sự ở giai đoạn phúc thẩm28

. Trong giai đoạn này, ngoài việc phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử phúc thẩm và những người tham gia tố tụng , kiểm sát viên có quyền phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ kiện của Tòa án. Phát biểu của Kiểm sát viên ở phiên tòa phúc thẩm phải thể hiện rõ thái độ, trách nhiệm của Viện kiểm sát trước sự đúng - sai của bản án, quyết định của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm để giúp Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét, quyết định.

Nội dung trình bày, phát biểu của Viện kiểm sát quy định cụ thể tại Điều 10 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC như sau:

Trường hợp chỉ có kháng cáo của đương sự, thì việc phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau: Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kháng cáo; Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ kiện ở giai đoạn phúc thẩm; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.

Trường hợp chỉ có kháng nghị của Viện kiểm sát, thì việc trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau: Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị; có quyền xuất

27

Khoản 2 Điều 230 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.

28

trình bổ sung hồ sơ, tài liệu, vật chứng (nếu có) làm cơ sở cho việc kháng nghị; phân tích để làm rõ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án, quyết định sơ thẩm; Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ kiện ở giai đoạn phúc thẩm; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị.

Trường hợp vừa có kháng cáo của đương sự, vừa có kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, thì Kiểm sát viên phát biểu ý kiến theo trình tự sau đây: Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kháng cáo; Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ kiện ở giai đoạn phúc thẩm; Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.

Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp và phải được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, phiên họp để lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự.

Cũng như ở giai đoạn sơ thẩm, Sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên có quyền kiểm tra biên bản phiên tòa. Nếu thấy cần thiết, Kiểm sát viên có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản. Yêu cầu của Kiểm sát viên được thực hiện ngay và Kiểm sát viên ký xác nhận vào những nội dung sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 211 BLTTDS sửa đổi29

.

Một phần của tài liệu vai trò của viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)