4. Kết cấu của đề tài
2.3.1.3. Nội dung, hình thức và gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm,
tái thẩm
Trong thời hạn luật định, người có thẩm quyền kháng nghị nếu phát hiện thấy những sai lầm làm căn cứ cho việc kháng nghị được quy định trong luật thì sẽ thực hiện quyền kháng nghị của mình bằng văn bản, quyết định kháng nghị. Quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phải đảm bảo đầy đủ nội dung và hình thức văn bản theo quy định tại Điều 287 BLTTDS sửa đổi. Phần phân tích, nhận xét những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định bị kháng nghị phải có căn cứ và tính thuyết phục cao đồng thời viện dẫn điều luật áp dụng phải chính xác. Để đảm bảo việc xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải được gửi ngay cho Tòa án ra quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. Trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm36
.
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau đây:
- Số, ngày, tháng, năm của quyết định kháng nghị; - Chức vụ của người ra quyết định kháng nghị;
- Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
- Quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; - Nhận xét, phân tích những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
- Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị;
- Quyết định kháng nghị một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
- Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án đó; - Đề nghị của người kháng nghị.
36