4. Kết cấu của đề tài
2.2.4. Vai trò của Viện kiểm sát sau phiên tòa xét xử phúc thẩm
Sau phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phải hoàn thiện ý kiến phát biểu bằng văn bản và gửi cho Tòa án theo quy định tại khoản 4 Điều 10 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT.
Nhằm đảm bảo cho việc thi hành án, kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, trong vòng mười lăm ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Tòa án cấp sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền,
29
Điều 5 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, ban hành ngày 01/8/2012.
người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Trong trường hợp Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn nhưng không quá hai mươi lăm ngày30
.
Vì vậy, Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ việc gửi bản án, quyết định phúc thẩm theo đúng thời hạn quy định. Khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm, Viện kiểm sát trước hết phải đọc kĩ nội dung bản án, đối chiếu lại những nội dung diễn biến tại phiên tòa đã ghi chép của mình nhằm phát hiện những thiếu xót nếu có; trên cơ sở chứng cứ mà các đương sự đã có nghĩa vụ cung cấp, xem phần kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án phúc thẩm có phù hợp với các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án hay không; Xem xét việc vận dụng pháp luật để giải quyết vụ kiện của Tòa án cấp phúc thẩm có đúng không, có phù hợp với quan điểm của Viện kiểm sát hay không.
Trường hợp kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ kiện; Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật31
; hoặc khi phát hiện có các căn cứ sau: mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ kiện mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ kiện; Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ kiện hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ kiện đã hủy bỏ32
; thì Kiểm sát viên phải chuẩn bị tài liệu, chứng cứ và làm văn bản đề xuất Lãnh đạo Viện báo cáo Viện kiểm sát cấp trên xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Căn cứ khoản 6 Điều 9 Quy chế công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự năm 2012 thì sau phiên tòa xét xử phúc thẩm hoạt động cụ thể của Kiểm sát viên là:
- Báo cáo kết quả xét xử với lãnh đạo Viện. Báo cáo kết quả kiểm sát xét xử phúc thẩm phải được lưu hồ sơ kiểm sát và phải gửi Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên. Nội dung báo cáo kết quả kiểm sát xét xử phúc thẩm: Tóm tắt quá trình xét xử phúc thẩm; nhận xét việc chấp hành thủ tục tại phiên tòa của Hội đồng xét xử, Thư
30
Điều 281 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.
31
Điều 283 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.
32
ký Tòa án, đương sự và những người tham gia tố tụng khác; đánh giá, nhận xét về tính hợp pháp và có căn cứ của bản án, quyết định phúc thẩm.
- Tập hợp, báo cáo để Viện trưởng kiến nghị với Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp về những vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án dân sự.
- Hoàn thiện hồ sơ kiểm sát ở thủ tục phúc thẩm.
2.3. Vai trò của Viện kiểm sát khi kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.