Về bài phát biểu của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu vai trò của viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự (Trang 68 - 69)

4. Kết cấu của đề tài

3.3.1.5. Về bài phát biểu của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm

Việc sửa đổi, bổ sung các quy định về phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm là cần thiết để có sự thống nhất trong BLTTDS. Người viết đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 197 như sau : “Toà án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được. Bản án chỉ được căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc hỏi tại phiên toà và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà” và tại khoản 4 Điều 45 BLTTDS sửa đổi cần sửa đổi như sau: Khi được phân công việc kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự, Kiểm sát viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: “Tham gia

phiên toà xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật đối với vụ án dân sự và ý kiến giải quyết đối với việc dân sự”

Trong mô ̣t vu ̣ kiện dân sự , phần nội dung la ̣i là vấn đề chủ yếu mà các bên đương sự quan tâm và chú ý nhất đối với mỗi vụ kiện. Vậy, ý kiến phát biểu của Viện kiểm sát về mặt pháp luật nội dung được thể hiện ở đâu?

Thực tiễn xét xử cho thấy, khi Viện kiểm sát đọc bài phát biểu trước tòa về pháp luật tố tụng, đương sự và những người tham gia tố tụng khác thường thắc mắc về việc, không thấy Viện kiểm sát đá động gì đến nội dung vụ án. Họ sẽ đặt ra một câu hỏi: Viện kiểm sát có mặt tại phiên tòa, mà không có ý kiến gì về mặt nội dung

vụ án thì tham gia phiên tòa để làm gì? Trong khi, họ không biết rằng, ngoài việc

kiểm sát về mặt tố tụng, Viện kiểm sát còn kiểm sát về mặt nội dung bằng việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, nhưng việc này chỉ thực hiện sau khi có bản án, quyết định của Hội đồng xét xử.

Chính vì vậy, để đương sự và những người tham gia tố tụng khác hiểu được mục đích và vai trò của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự tại phiên tòa. Người viết đưa ra ý kiến, nên chăng, chúng ta cần thêm vào một câu ở đoạn kết của bài phát biểu mà không trái quy định của pháp luật về thẩm quyền của Viện kiểm sát đó là “Riêng về phần nội dung vụ án: Theo quy định của

Bộ luật tố tụng dân sự, sau khi có bản án, quyết định của Hội đồng xét xử, Viện kiểm sát sẽ có ý kiến sau”.

Một phần của tài liệu vai trò của viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)