Kiểm tra tư cách pháp lý của những người tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu vai trò của viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự (Trang 30 - 32)

4. Kết cấu của đề tài

2.1.2.1. Kiểm tra tư cách pháp lý của những người tiến hành tố tụng

Tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ kiện dân sự theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát, nhằm thực hiện chức năng của Viện kiểm sát đó là “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật”.

Khi tham gia phiên tòa, Viện kiểm sát phải có hồ sơ kiểm sát, kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phải nắm vững nội dung, chứng cứ của vụ kiện, các căn cứ pháp luật áp dụng và ý kiến của Lãnh đạo Viện về việc giải quyết vụ kiện. Tại phiên tòa sơ thẩm, Viện kiểm sát tiến hành các hoạt động kiểm tra tư cách pháp lý của những người tiến hành tố tụng, kiểm tra số lượng, điều kiện tham gia Hội đồng xét xử của mỗi thành viên Hội đồng xét xử, đối chiếu danh sách Hội đồng xét xử trên thực tế với danh sách Hội đồng xét xử được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử; kiểm tra tư cách pháp lý của Thư ký Tòa án.

Những người tiến hành tố tụng bao gồm: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên. Để đảm bảo tính khách quan cũng như hiệu quả giải quyết vụ kiện dân sự, những người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:

- Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự. Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự:

+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự;

+ Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự;

+ Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự;

+ Là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

- Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó. Ví dụ: Hội thẩm nhân dân đã tham gia với tư cách là người làm chứng…

- Có căn cứ cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn : Có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 của BLTTDS thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, thư ký Tòa án không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm nhân dân là anh em kết nghĩa của nguyên đơn; Thẩm phán là con rể của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Thủ trưởng cơ quan nơi vợ của Thẩm phán làm việc... mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế...

Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ kiện dân sự Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và thư ký Tòa án là người thân thích với nhau hoặc nếu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên được phân công xét xử phúc thẩm vụ kiện dân sự có người thân thích là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ kiện đó.

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

- Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau. Ví dụ: Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có mối quan hệ thân thích với nhau và cùng là thành viên của một Hội đồng xét xử. Theo Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: khi có hai người trong Hội đồng xét xử thân thích với nhau, thì chỉ có một người phải từ chối hoặc bị thay đổi. Việc thay đổi ai trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án quyết định, tại phiên

tòa do Hội đồng xét xử quyết định. Việc xác định Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong cùng một Hội đồng xét xử là người thân thích với nhau được thực hiện tương tự theo hướng dẫn tại tiểu Mục 2.2 Mục 2 Phần II của Nghị quyết này.

- Họ đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ kiện đó, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì vẫn được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ kiện theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ kiện đó là đã tham gia giải quyết vụ kiện và đã ra bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, quyết định đình chỉ vụ kiện.

- Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ kiện đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án.

Ngoài ra, Thư ký Tòa án phải bị thay đổi khi đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án.

Nhằm đảm bảo cho việc xét xử đúng pháp luật, đảm bảo tính khách quan, khi phát hiện thấy trong thành phần Hội đồng xét xử có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, hoặc phát hiện Thư ký Tòa án thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, thì Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát yêu cầu Hội đồng xét xử quyết định việc thay đổi người đó để đảm bảo. Viện kiểm sát có quyền đề nghị Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa trong trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án.

Trường hợp Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu của Viện kiểm sát về việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án mà vẫn tiếp tục xét xử thì Kiểm sát viên vẫn phải tham gia phiên tòa nhưng ngay sau phiên tòa Kiểm sát viên báo cáo với Lãnh đạo Viện để quyết định việc kháng nghị.

Một phần của tài liệu vai trò của viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)