0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Hiểu đúng về sự tham gia của Viện kiểm sát trong phần tranh luận

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG VỤ KIỆN DÂN SỰ (Trang 69 -75 )

4. Kết cấu của đề tài

3.3.2.3. Hiểu đúng về sự tham gia của Viện kiểm sát trong phần tranh luận

thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm

Đối với Khoản 1, Điều 256 BLTTDS sửa đổi không nên quy định trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm chỉ có Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị. Theo người viết nên bổ sung Khoản 1, Điều 256 BLTTDS sửa đổi thêm chủ thể có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm là Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm như sau: “Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc

tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết, Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nếu thời hạn kháng nghị vẫn còn”.

3.3.2.3. Hiểu đúng về sự tham gia của Viện kiểm sát trong phần tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm tại phiên tòa phúc thẩm

Điều 273 của BLTTDS sửa đổi quy định việc tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm nhưng thứ tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện như Điều 271 BLTTDS sửa đổi. Tại Điều 232 của BLTTDS sửa đổi quy định trình tự phát biểu trong phần tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm không có sự tham gia của Viện kiểm sát, tuy nhiên theo quy định tại Điều 271 BLTTDS sửa đổi thì trong trường hợp vụ kiện có Viện kiểm sát kháng nghị, Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị. Chính từ quy định này đã dẫn đến vướng mắc trong việc nhìn nhận vai trò của Viện kiểm

sát trong phần tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm, bởi có hai luồng ý kiến khác nhau43:

Ý kiến thứ nhất cho rằng, Điều 273 BLTTDS sửa đổi quy định việc tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm như tại phiên tòa sơ thẩm, nên chiếu theo quy định tại Điều 232, Điều 233 và Điều 234 của BLTTDS sửa đổi thì Viện kiểm sát không phải là chủ thể tham gia tranh luận, mà chủ thể đó là đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; như vậy, việc áp dụng thứ tự phát biểu tranh luận theo quy định tại Điều 271 BLTTDS sửa đổi chỉ thực hiện đối với những chủ thể được pháp luật quy định có quyền tham gia tranh luận mà thôi.

Ý kiến thứ hai lại cho rằng, Điều 273 BLTTDS sửa đổi quy định thứ tự phát

biểu khi tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm thực hiện theo quy định tại Điều 271 BLTTDS sửa đổi, mà theo quy định tại Điều 271 BLTTDS sửa đổi thì trong trường hợp vụ kiện có Viện kiểm sát kháng nghị, Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị; do đó Viện kiểm sát cũng là một chủ thể tham gia tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm. Việc tranh luận của Viện kiểm sát là để bảo vệ quan điểm kháng nghị như đương sự tranh luận là để bảo vệ kháng cáo, khi Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa có yêu cầu.

Theo người viết, tại phiên tòa Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật để kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, kịp thời phát hiện những vi phạm trong quá trình xét xử, bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự…Như vậy, các hoạt động tố tụng thực thi chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát hoàn toàn không đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Mặt khác, cần khẳng định không có điều luật tố tụng dân sự nào quy định Viện kiểm sát tham gia tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm, mà chỉ quy định Viện kiểm sát trình bày về nội dung và căn cứ kháng nghị cho Hội đồng xét xử nghe trước khi diễn ra tranh luận và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát sau khi các bên đương sự và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ đã kết thúc việc tranh luận.

Đối chiếu với Điều 23a BLTTDS sửa đổi quy định “Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án bảo đảm để các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”. Như vậy, chủ thể của quyền tranh luận theo quy định

43

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Một số vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, Lê Phước Ngưỡng, http://vkshue.gov.vn/index.php/news/Chuyen-de-Trao-doi/Mot-so- vuong-mac-cong-tac-kiem-sat-viec-giai-quyet-cac-vu-an-Dan-su-523.html ,[truy cập ngày 20/9/2014]

tại Điều 23a BLTTDS sửa đổi chính là đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, Viện kiểm sát không có quyền tham gia tranh luận. Cũng tại Điều 273a BLTTDS sửa đổi quy định về thứ tự phát biểu của Viện kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, quy định này phù hợp với nội dung của Điều 23a, Điều 232, Điều 233 và Điều 234 của BLTTDS trong việc xác định chủ thể tham gia tranh luận và trình tự, thủ tục tranh luận.

Tổng hợp lại những quy định trên, theo ý kiến của người viết nhận thức về quy định tại Điều 273 BLTTDS sửa đổi, như ý kiến thứ nhất đã nêu ở phần trên là đúng tin thần của Điều luật và phù hợp với các nguyên tắc tố tụng dân sự, cũng như phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự. Vì vậy, trong trường hợp Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa đề nghị Viện kiểm sát tham gia tranh luận với các đương sự thì thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa, Viện kiểm sát từ chối tham gia tranh luận, đồng thời có ý kiến yêu cầu Thẩm phán, Hội đồng xét xử phải tuân thủ đúng quy định pháp luật tố tụng dân sự.

KẾT LUẬN

Qua nội dung của các quy định pháp luật nêu trên, chúng ta thấy vị trí, vai trò và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự nói chung và trong vụ kiện dân sự nói riêng là rất lớn, xét trên các phương diện lý luận và thực tiễn. So với các quy định trước đây Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã có những quy định thay đổi liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, theo đó thẩm quyền và phạm vi tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát nhân dân đã có sự thay đổi lớn, theo hướng mở rộng phạm vi tham gia tố tụng của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên và quy định khá cụ thể các trình tự, thủ tục tố tụng dân sự.

Nhìn chung, trong thời gian qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ kiện dân sự cũng có nhiều thuận lợi và bảo đảm được chức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện tốt các yêu cầu, kháng nghị, kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong giải quyết các vụ kiện dân sự; Kiểm sát viên được phân công làm công tác kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự đã trưởng thành về nhiều mặt, có bản lĩnh vững vàng, ý thức trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ ngày càng được nâng cao; đại bộ phận Kiểm sát viên tham gia phiên tòa đảm bảo chất lượng, hiệu quả, nhất là ở các phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự thời gian qua cũng còn một số mặt tồn tại, hạn chế nên đã phần nào ảnh hưởng đến việc Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trong quá trình tham gia phiên tòa giải quyết các vụ kiện dân sự. Từ thực tiễn áp dụng pháp luật, người viết đã đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự như: quy định thêm thời hạn để Viện kiểm sát kiến nghị việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho đương sự; Bổ sung thêm quy định chế tài khi Toà án không chấp hành văn bản kiến nghị của Viện kiểm sát; Quy định gia hạn thêm thời hạn cho Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong trường hợp vụ kiện dân sự có tình tiết phức tạp; Quy định thống nhất về phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm; Thêm chủ thể có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm là Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm; Viện kiểm sát từ chối tham gia tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm khi Chủ tọa phiên tòa đề nghị Viện kiểm sát tham gia tranh luận.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do hạn chế về khả năng, trình độ và điều kiện nghiên cứu cộng với sự thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu, nên đề tài không

tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, người viết kính mong nhận được lời chỉ bảo ân cần cũng như ý kiến đóng góp của quý thầy (cô) để đề tài được hoàn chỉnh hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa năm 1946. 2. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa năm 1959.

3. Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1980.

4. Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi).

5. Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013. 6. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011). 7. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960.

8. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 (sửa đổi năm 1988). 9. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992.

10. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.

11. Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao ngày 01 tháng 8 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Các văn bản khác

1. Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự (Ban hành kèm theo quyết định số 567/QĐ-VKSTC ngày 08/10/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

2. Báo cáo số 27/VKS-P5 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp ngày 12 tháng 4 năm 2013 về việc sơ kết một năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004.

3. Báo cáo số 130/BC-VKSTC-V5 Vụ 5 Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 10 tháng 10 năm 2013 sơ kết một năm thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Sách, báo, tạp chí

1. Minh Đạo, Kiểm sát các hoạt động tư pháp - chức năng quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân, Tạp chí kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 10,

năm 2012.

2. Trương Thanh Hùng, Giáo trình Luật tố tụng dân sự năm 2008 (cập nhật,

3. Khuất Văn Nga, Vị trí, vai trò Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo yêu

cầu cải cách tư pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2008.

4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, Giáo trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát - tập 6, lưu hành nội bộ, Hà Nội 2013.

Trang thông tin điện tử

1. Trường Đại học kiểm sát Hà Nội, Hoạt động của Kiểm sát viên khi giải quyết vụ án dân sự, http://tks.edu.vn/info_know/view/186___2.1.-Hoat-dong-cua-Kiem-sat-vien-khi- kiem-sat-viec-giai-quyet-vu-an-dan-suhtml, [truy cập ngày 06/8/2014].

2. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Một số giải pháp thực hiện công tác

kiểm sát thông báo thụ lý và việc chuyển hồ sơ vụ án dân sự, Hồ Ngọc Bích, http://vienkiemsatlangson.gov.vn/trao-doi-nghiep-vu/235/mot-so-giai-phap-thuc- hien-tot-cong-tac-kiem-sat-thong-bao-thu-ly-va-viec-chuyen-ho-so-vu-an-dan- su.htm#.VbaRou 351kk, [truy cập ngày 23/9/2014].

3. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Một số vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, Lê Phước Ngưỡng,

http://vkshue.gov.vn/index.php/news/Chuyen-de-Trao-doi/Mot-so-vuong-mac-cong-tac-kiem-sat-viec-giai- quyet-cac-vu-an-Dan-su-523.html, [truy cập ngày 20/9/2014].

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG VỤ KIỆN DÂN SỰ (Trang 69 -75 )

×