4. Kết cấu của đề tài
2.2.2. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát trước khi mở phiên tòa phúc thẩm
Trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa trực tiếp nghiên cứu và lập hồ sơ kiểm sát về các nội dung: lý do, căn cứ, thủ tục và nội dung của kháng cáo, kháng nghị; trích cứu các chứng cứ, tài liệu cần thiết trong hồ sơ vụ án và các căn cứ pháp luật liên quan; phân tích tài liệu, chứng cứ mới thu thập bổ sung (nếu có); chuẩn bị đề cương tham gia hỏi các đương sự và những người tham gia tố tụng khác.
Đối với vụ kiện phức tạp hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo Viện kiểm sát, lãnh đạo đơn vị, Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ phải báo cáo về các vi phạm pháp luật đã phát hiện; đề xuất quan điểm giải quyết đối với bản án, quyết định hoặc nội dung bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị; dự thảo ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm24
.
Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ kiện; hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ kiện cho Tòa án25.
Như vậy, khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm thì Kiểm sát viên phải có nghĩa vụ nghiên cứu hồ sơ vụ kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ kiện là sự chuẩn bị cho việc phát biểu cũng như việc trình bày nội dung, căn cứ kháng nghị của Viện kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm.
Để chuẩn bị tham gia phiên tòa, Viện kiểm sát phải nghiên cứu kháng cáo, kháng nghị, hồ sơ vụ kiện và các tài liệu có liên quan để hình thành quan điểm về việc giải quyết vụ kiện và chuẩn bị đề cương hỏi. Các câu hỏi phải tập trung vào nội dung bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Kiểm sát viên phải chuẩn bị bản dự thảo ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ kiện. Bản dự thảo ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ kiện phải báo cáo Lãnh đạo Viện cho ý kiến trước khi tham gia phiên tòa xét xử phúc thẩm.
Viện kiểm sát phải lập Hồ sơ kiểm sát bảo đảm Hồ sơ kiểm sát thể hiện được các thủ tục tố tụng và nội dung của vụ kiện, quan điểm của Lãnh đạo Viện về việc giải quyết vụ kiện. Tài liệu có trong hồ sơ phải được sắp xếp thứ tự theo đúng các tiêu mục trên bìa hồ sơ, được đánh số bút lục từ 1 đến hết. Kiểm sát viên lập hồ sơ phải ký tên vào phần cuối của mục lục tài liệu.