Thói quen tập thể dục thể thao, ăn kiêng

Một phần của tài liệu Thực trạng bệnh đái tháo đường và đặc điểm một số chỉ số sinh lí, sinh hóa ở bệnh nhân điều trị tại khoa nội tiết bệnh viện đa khoa tỉnh hà tĩnh (Trang 63)

Mức độ tập thể dục thể thao và ăn kiêng của đối tượng nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 3.12 cho thấy, chỉ có 26,02% đối tượng nghiên cứu tập thể dục thể thao thường xuyên và 28,57% đối tượng nghiên cứu ăn kiêng.

Bảng 3.12. Mức độ tập thể dục thể thao và ăn kiêng của đối tượng nghiên cứu

Giới Nam (n = 107) Nữ (n = 89) Tổng số (n = 196) n % n % n % Thể dục Có 30 15,31 21 10,71 51 26,02 Không 77 39,29 68 34,69 145 73,98 Ăng kiêng Có 28 14,29 28 14,29 56 28,57 Không 79 40,31 61 31,12 140 71,43

Hoạt động thể lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong bệnh sinh của đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới, đặc biệt là những nghiên cứu về đái tháo đường của Vương quốc Anh (UKPDS) đã cho thấy việc luyện tập thể lực thường xuyên được xem như một phương pháp điều trị ưu tiên không khác các toa thuốc. Làm giảm nồng độ đường máu cả trong và sau khi luyện tập, không chỉ giúp kiểm soát đường máu hằng ngày mà nếu luyện tập đều đặn còn có thể giúp cải thiện việc kiểm soát đường máu tốt hơn trong thời gian dài. Làm tăng nhạy cảm với insulin máu và tăng tác dụng của insulin, do đó nhu cầu insulin sẽ giảm đi. Đây là tác dụng cực kỳ quan trọng với các bệnh nhân đái tháo đường tuyp 2 vì sự giảm nhạy cảm với insulin là nguyên nhân chính trong cơ chế bệnh sinh gây tăng đòng máu ở bệnh nhân này. Ngoài ra, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên làm giảm nguy cơ bị các biến chứng tim mạch thông qua những ảnh hưởng có lợi lên mỡ máu và huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường. Theo một số nghiên cứu, tập thể dục có thể làm giảm đáng kể các loại mỡ máu có hại, tham gia gây xơ vữa động mạch như triglycerid, LDL - c và làm tăng loại mỡ máu có lợi, hạn chế xơ vữa động mạch như HDL - c. Hơn nữa, tập thể dục thể thao đều đặn còn mang lại cho người bệnh cảm giác thoải mái và một cuộc sống có chất lượng cao. Sự phối hợp hoạt động thể lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp làm giảm 58% tỉ lệ mắc đái tháo đường tuyp 2. Theo Tạ Văn Bình (2004), nhóm đối tượng ít vận động (dưới 30 phút/ngày) có nguy cơ mắc đái tháo đường gấp 2,4 lần so với nhóm chứng [8].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, số bệnh nhân tập thể dục thể thao và ăn kiêng chiếm tỉ lệ thấp, chủ yếu là cán bộ hưu. Những người làm ruộng hầu

như không có thói quen này. Vì vậy bệnh nhân cần được tư vấn cụ thể về chế độ sinh hoạt và hoạt động thể lực phù hợp.

Trên thực tế, bên cạnh những nguyên nhân không thể can thiệp được như tuổi thọ tăng lên, những thay đổi về gen theo dân tộc, thì những yếu tố có thể can thiệp được như lối sống, yếu tố môi trường... đối với bệnh nhân đái tháo đường cũng rất khó thay đổi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu trên 196 bệnh nhân đái tháo đường đến điều trị tại khoa Nội tiết, bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

- Độ tuổi bệnh nhân được nghiên cứu từ 25 tuổi đến 91 tuổi, trong đó bệnh nhân ở độ tuổi từ 60 trở lên chiếm 67,4%.

- Tỉ lệ bệnh nhân nam (54,6%) cao hơn nữ (45,4%).

- Thời gian mắc bệnh từ 1 tháng đến 31 năm, trong đó số bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ 5 năm trở xuống chiếm 62,2% và trên 5 năm chiếm 37,8%.

1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường

- Triệu chứng lâm sàng thường gặp: tiểu nhiều 71,9%; uống nước nhiều 63,8%.

- Triệu chứng kèm theo thường gặp: Mắt nhìn mờ 82,7%; tê đầu ngón chân/tay 56,6%.

- Các biến chứng thường gặp: Bệnh lí về mắt 61,2%; tim mạch 54,6% (trong đó 52,5% bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp) và thận 23,5%.

- Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có chỉ số glucose máu và HbA1c cao hơn giá trị bình thường lần lượt là 86,7% ; 70,4%.

- Hầu hết các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có chỉ số BMI nằm trong giới hạn thể trạng bình thường và gầy chiếm tỉ lệ lần lượt là 51,0% và 27,6%.

- Chỉ số WHR của đối tượng nghiên cứu từ 0,8 đến 1,2.

- 72,5% bệnh nhân có rối loạn ít nhất một thành phần lipid máu, trong đó rối loạn tăng cholesterol toàn phần 44,9%; tăng triglycerid 39,3%; giảm HDL-c 34,7% và tăng LDL-c là 25,5%.

- Hình thái rối loạn lipid thường gặp là tăng cholesterol đơn thuần (22,45%). - Các chỉ số WBC trung bình (8,3 ± 3,3 × 109/L), RBC trung bình (4,4 ± 0,7 × 1012/L), MCV trung bình (87,3 ± 8,7 fL) của đối tượng nghiên cứu đều nằm trong giới hạn bình thường.

1.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường

- Tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh đái tháo đường là 5,6%. - Phụ nữ có tiền sử sản khoa sinh con trên 4000g chiếm 3,4%. - Thói quen uống rượu bia 24,5%; thói quen hút thuốc lá 26,0%;

Trong khi đó, thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên là 26,0% và ăn kiêng là 28,6%.

2. Kiến nghị

Qua quá trình thực hiện đề tài chúng tôi mạnh dạn có một số kiến nghị sau: - Cần có những nghiên cứu rộng hơn và toàn diện hơn về thực trạng đái tháo đường trong cộng đồng dân cư để dự phòng bệnh đái tháo đường cho cộng đồng.

- Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường nhập viện kèm theo các biến chứng khá cao, do vậy cần có những nghiên cứu về biến chứng mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường để giúp bệnh nhân hạn chế các biến chứng này.

- Cần xây dựng các phòng tư vấn và mở rộng chương trình khám sàng lọc tại các tuyến y tế phường, xã nhằm phát hiện sớm đái tháo đường cho người dân trong cộng đồng định kì hàng năm.

- Phát triển các chương trình truyền thông rộng rãi, phổ cập trong cộng đồng về các yếu tố liên quan, nguy cơ của đái tháo đường để người dân có kiến thức cơ bản và tự phòng tránh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu bằng tiếng Việt

1. Bệnh viện Nội tiết, 2003. Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lí bệnh đái tháo đường ở Việt Nam. Nxb Y học, tr. 1-31.

2. Bộ môn nội, Trường Đại học Y Hà Nội, 2005. "Bệnh đái đường", Bệnh học Nội Khoa sau đại học, tr. 214-229.

3. Bộ môn nội, Trường Đại học Y Hà Nội, 2005. "Đái tháo đường thai nghén",

Bệnh học Nội Khoa sau đại học, tr. 347-359.

4. Bộ y tế, 2003. Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỉ XX. Nxb Y học.

5. Tạ Văn Bình, 2000. "Bệnh đái tháo đường", Bài giảng Sau đại học. Nxb Y học.

6. Tạ Văn Bình, 2004a. Phòng và quản lí bệnh đái tháo đường. Nxb Y học.

7. Tạ Văn Bình, 2004b. "Đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose ở nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, đánh giá ban đầu về tiêu chuẩn khám sàng lọc được sử dụng", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, tr. 331-343.

8. Tạ Văn Bình, 2004c. “Ảnh hưởng của thói quen ăn uống và tình trạng hoạt động thể lực đến rối loạn chuyển hóa đường", Kỉ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, tr. 359-369.

9. Tạ Văn Bình, 2006a. Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam - Các phương pháp điều trị và biện pháp phòng chống. Nxb Y học, Hà Nội.

10. Tạ Văn Bình, 2006b. Nghiên cứu theo dõi biến chứng đái tháo đường ở bệnh nhân đến khám lần đầu tại Bệnh viện Nội tiết. Nxb Y học.

11. Tạ Văn Bình, 2007. Những nguyên lí nền tảng đái tháo đường - tăng glucose máu. Nxb Y học, Hà Nội.

12. Tạ Văn Bình và Trần Văn Hiên, 2007. "Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường tuyp 2 lần đầu được phát hiện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, tr. 666-669.

13. Lê Văn Bốn, 2010. “Khảo sát hiện trạng bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện Đa khoa thành phố Qui Nhơn”, Kỉ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Nội tiết - Đái tháo đường - Rối loạn chuyển hóa miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VII Đà Lạt, tr. 203-212.

14. Bùi Thế Bừng, 2004. Nghiên cứu hàm lượng một số thành phần lipid máu và mối liên quan với biến chứng mạn tính thường gặp ở bệnh đái tháo đường tuyp 2. Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, Thái Nguyên.

15. Lê Cảnh Chiến và Đỗ Công Tuyển, 2006. "Kết quả điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường tại thị xã Tuyên Quang", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, tr. 317-319.

16. Vũ Huy Chiến, 2007. "Tìm hiểu mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với tỉ lệ mắc đái tháo đường tuyp 2 tại một số vùng dân cư tỉnh Thái Bình", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, tr. 672- 676.

17. Nguyễn Trung Chính, 1993. "Tìm hiểu sự liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và những trị số của thành phần Lipoprotein huyết thanh", Tạp chí y học thực hành, (4), tr. 19.

18. Nguyễn Xuân Chương, 2013. Định lượng đường trong huyết thanh - Phương pháp dùng enzym glucooxydase và peroxydase, tại trang web

http://xetnghiemmau.com.vn. (truy cập ngày 9/1/2014).

19. Trịnh Đình Cương và Triệu Thị Ngân, 2008. "Nhận xét, theo dõi về bệnh đái tháo đường điều trị tại khoa nội năm 2008", Kỉ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học - Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn.

20. Trần Hữu Dàng và Trần Thừa Nguyên, 2006. "Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở người béo phì với BMI ≥ 23", Tạp chí y học thực hành, (548), tr 412- 413.

21. Trần Hữu Dàng, 2007. "Nghiên cứu tình hình đái tháo đường ở người 30 tuổi trở lên tại thành phố Quy Nhơn", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, tr. 648-660.

22. Trần Thị Kiều Diễm và Nguyễn Thị Nhạn, 2010. “Nghiên cứu đặc diểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường được điều trị insulin”, Kỉ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Nội tiết - Đái tháo đường - Rối loạn chuyển hóa miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VII Đà Lạt, tr. 426- 442.

23. Hoàng Lê Anh Dũng và Trần Hữu Dàng, 2010a. “Nghiên cứu biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường nhập viện lần đầu”, Kỉ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Nội tiết - Đái tháo đường - Rối loạn chuyển hóa miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VII Đà Lạt, tr. 232-238.

24. Hoàng Lê Anh Dũng và Trần Hữu Dàng, 2010b. “Đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đái tháo đường mới phát hiện tại bệnh viện

Trung ương Huế”, Kỉ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Nội tiết - Đái tháo đường - Rối loạn chuyển hóa miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VII Đà Lạt, tr. 321-346.

25. Võ Bảo Dũng, 2008. "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Và kết quả điều trị bệnh nhân điều trị bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định", Tạp chí Y học thực hành, (616), tr. 267-273.

26. Đào Thị Dừa và Nguyễn Hải Thủy, 2003. "Đặc điểm bệnh lí bàn chân đái tháo đường ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Huế", Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ II, tr. 102-105.

27. Đào Thị Dừa, Nguyễn Trọng Nghĩa và Cao Văn Minh, 2010. “Tình hình bệnh nhân đái tháo đường điều trị nội trú tại bệnh viện Trung ương Huế”, Kỉ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Nội tiết - Đái tháo đường - Rối loạn chuyển hóa miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VII Đà Lạt, tr. 215- 221.

28. Hoàng Thị Đợi và Nguyễn Kim Lương, 2007. "Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, tr. 900 - 911.

29. Nguyễn Thiên Đức, 2003. Tỉ lệ biến chứng do tiểu đường ở Việt nam cao nhất khu vực, tại trang web http://vietbao.vn. (truy cập ngày 29/1/2014).

30. Trần Thị Mai Hà, 2004. Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của bệnh nhân đái tháo đường ở người 30 tuổi trở lên tại thành phố Yên Bái. Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

31. Tô Văn Hải và Nguyễn Thị Phúc, 2003. "Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường", Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ II, tr. 262-266.

32. Tô Văn Hải và Phạm Hoài Anh, 2006. "Biến chứng về mắt ở người bệnh đái tháo đường tuyp 2 điều trị nội trú tại bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội", Tạp chí Y học thực hành, (548), tr. 166-172.

33. Tô Văn Hải và Lê Thu Hà, 2006. "Rối loạn lipid máu ở người bệnh đái tháo đường tuyp 2 điều trị nội trú tại bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội", Tạp chí Y học thực hành, (548), tr. 158-164.

34. Tô Văn Hải và Ngô Mai Xuân, 2006. " Một số nguy cơ gây bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội", Tạp chí Y học thực hành, (548), tr. 150-172.

35. Phạm Thị Hồng Hoa, 2007. "Đái tháo đường một đại dịch cần được quản lí và kiểm soát chặt chẽ", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, tr. 393-399.

36. Đặng Văn Hòa và Nguyễn Kim Lương, 2007. "Đánh giá tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường tuyp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, tr. 888-895.

37. Nguyễn Văn Hoàn và Hồ Văn Hiệu, 2007. "Điều tra tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuyp 2 và các yếu tố nguy cơ tại Nghệ An", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, tr. 605-616.

38. Phạm Thị Lan, 2009. Đánh giá tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường tuyp 2 điều trị tại khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, Thái Nguyên.

39. Hồ Trường Bảo Long, Huỳnh Đức Thanh và Huỳnh Bá Minh Hoàng, 2010. “Khảo sát mối liên quan giữa HbA1c với bilan lipid ở bệnh nhân đái tháo đường tuyp 2”, Kỉ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Nội tiết - Đái tháo đường - Rối loạn chuyển hóa miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VII Đà Lạt, tr. 266-300.

40. Nguyễn Xuân Lộc, 2013. Việt Nam ghi nhận bệnh nhân 9 tuổi mắc đái tháo đường, tại trang web http://hanoimoi.com.vn/ . (truy cập ngày 29/1/2014).

41. Hoàng Thị Miên, 2003. Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ liên quan liên quan đến bệnh đái tháo đường tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, Thái Nguyên.

42. Nguyễn Thu Minh, Vũ Kim Hải và Nguyễn Kim Lương, 2003. "Nghiên cứu một số biến chứng mạn tính thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường tuyp 2 tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên", Hội nghị khoa học toàn quốc

Một phần của tài liệu Thực trạng bệnh đái tháo đường và đặc điểm một số chỉ số sinh lí, sinh hóa ở bệnh nhân điều trị tại khoa nội tiết bệnh viện đa khoa tỉnh hà tĩnh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w