Tình hình nghiên cứu đái tháo đường trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng bệnh đái tháo đường và đặc điểm một số chỉ số sinh lí, sinh hóa ở bệnh nhân điều trị tại khoa nội tiết bệnh viện đa khoa tỉnh hà tĩnh (Trang 25)

1.2.1. Trên thế giới

Trong các bệnh chuyển hóa, đái tháo đường là bệnh lí thường gặp nhất và có lịch sử nghiên cứu rất lâu năm nhưng những thành tựu nghiên cứu về bệnh chỉ có được trong vài thập kỉ gần đây.

Trước công nguyên, bệnh đã được các danh y của nền Y học Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ đề cập đến với triệu chứng điển hình đái nhiều, uống nhiều và côn trùng đến đậu trên nước tiểu người bệnh, mặc dù lúc đó người ta chưa biết đó là bệnh gì [9].

Thế kỉ thứ nhất sau công nguyên, Diabetes (tiếng Hy Lạp là siphon), được Aretaeus (năm 81- 138 sau công nguyên) dùng để mô tả những người mắc bệnh đái nhiều. Aretaeus cho rằng bệnh có thể là hậu quả của sự nén các cơ quan trong cơ thể đã gây ra bệnh đái nhiều [11].

Thời kỳ 100 sau công nguyên, các triệu chứng như đái nhiều uống nhiều tiếp tục được ghi nhận. Về điều trị, ngoài việc dùng rượu vang đỏ, thuốc lợi tiểu, tắm bồn nước nóng, rạch tĩnh mạch, các phương pháp trị liệu khác còn được sử dụng thêm: Đó là phương pháp tẩy xổ, dùng emetine, các loại thảo mộc và cả rượu

whisky nấu từ ngô [9].

Năm 1674 sau công nguyên, Thomas Willis là người đầu tiên so sánh vị ngọt của đường trong nước tiểu giống như mật, từ đó thuật ngữ Diabetets mellitus được dùng phổ biến cho đến nay. Tuy nhiên cũng cần hiểu rằng, theo quan niệm hiện nay nếu đái tháo đường đến mức đã có đường trong nước tiểu thì bệnh đã ở giai đoạn muộn [4].

Năm 1775, Dobson lần đầu tiên hiểu được vị ngọt trong nước tiểu ở những bệnh nhân đái tháo đường là do sự có mặt của glucose [4].

Năm 1872, Bouchardat, bác sĩ người Pháp nhận thấy những người bệnh của ông khi bị nhịn đói lâu ngày, hoặc phải áp dụng chế độ ăn khắc khổ, thì đường trong nước tiểu sẽ biến mất. Cũng từ đó chế độ ăn của người bị đái tháo đường được quan tâm nhiều hơn, cho đến nay chế độ ăn đã được xem như một biện pháp điều trị [2].

Năm 1889, Minkowski và Von Mering gây bệnh đái tháo đường thực nghiệm bằng cách lấy đi tuyến tụy của chó, đặt cơ sở cho học thuyết đái tháo đường do tụy [9].

Năm 1901, Eugene Opie, trường đại học Jons Hopkins, phát hiện được có tổn thương đảo tụy Langerhans ở người bệnh đái tháo đường. Ông đưa ra giả thuyết rằng các tế bào của đảo tụy có tiết ra một chất gì đó, khi thiếu chất này sẽ gây ra bệnh đái tháo đường [2].

Năm 1906, Geoge Zuelzer, nhà khoa học người Đức đã điều trị cho người mắc bệnh đáo tháo đường bằng cách tiêm chất chiết xuất của tụy, nhưng công trình không được tiếp tục vì người bệnh bị co giật [4]. Đến năm 1920, Frederick Banting đã thành công trong việc dùng chất chiết xuất để nuôi sống những con chó đã bị cắt tụy trong nhiều tuần. Ông đã đặt tên cho chất này là "inletin". Cho đến nay người ta coi năm 1920 là năm phát hiện ra insulin [4].

Năm 1921, Banting và Best cùng các cộng sự đã thành công trong việc phân lập insulin từ tụy [2]. Đến năm 1925, Hagedon - thầy thuốc người Đan Mạch phát minh ra insulin có tác dụng chậm. Sản phẩm này mang tên ông (Neutrai Protamine Hagedon). Ngay từ khi mới ra đời sản phẩm này đã được công nhận và sử dụng rộng rãi [9].

Năm 1936, Himsworth đưa ra đề nghị phân loại đái tháo đường thành hai thể dựa vào triệu chứng lâm sàng ra kết quả điều trị:

- Đái tháo đường nhạy cảm insulin.

- Đái tháo đường không nhạy cảm insulin.

Về mặt lâm sàng, các tác giả đều có nhận xét chung là đái tháo đường có một vài thể tương đối khác nhau và chỉ có thể khẳng định được bằng cách xác định lượng insulin huyết [2].

Năm 1944, bơm tiêm insulin được tiêu chuẩn hóa. Việc sử dụng insulin trở dễ dàng, thuận tiện hơn nhiều.

Năm 1951, Bornstein và Lawrence dựa trên phương pháp định lượng insulin huyết bằng kỹ thuật RIA (Radio Immuno Assay) đã chia đái tháo đường ra thành hai thể:

- Đái tháo đường tuyp 1(giảm insulin huyết).

Năm1959, hệ thống kiểm soát đường niệu lần đầu ra đời đã được ứng dụng rộng rãi, góp phần nâng cao chất lượng quản lí bệnh đái tháo đường [4].

Năm 1972, máy theo dõi glucose máu được hoàn thiện, mặc dù nó đã được công nhận từ hơn 10 năm trước [6].

Vào các năm 1976, 1977 các tác giả Himsworth, Gudworth, Jeytt phân loại đái tháo đường thành hai tuyp là đái tháo đường tuyp 1 và tuyp 2 [9].

Năm 1985, để giúp cho chẩn đoán và điều trị có hiệu quả tốt, WHO phân loại đái tháo đường thành hai thể:

- Đái tháo đường phụ thuộc insulin (đái tháo đường tuyp 1).

- Đái tháo đường không phụ thuộc insulin (đái tháo đường tuyp 2) [9].

Năm 1997, Hiệp hội đái tháo đường Mỹ lại đề nghị dùng từ đái tháo đường tuyp 1 và đái tháo đường tuyp 2 để tránh sự hiểu lầm về việc lựa chọn thuốc điều trị [9].

Năm 1993, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về kiểm soát và các biến chứng của bệnh đái tháo đường (DCCT) được công bố. Người ta đã chứng minh được tác dụng của liệu pháp điều trị tích cực trong việc làm chậm, làm giảm mức độ các biến chứng của người bệnh đái tháo đường tuyp 1 [4].

Năm 1998, công trình nghiên cứu về tiến triển của bệnh đái tháo đường tuyp 2 kéo dài 20 năm, gọi là nghiên cứu UKPDS được công bố. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh vai trò của liệu pháp điều trị tích cực đối với người mắc bệnh đái tháo đường tuyp 2 trong dự phòng và làm giảm các mức độ biến chứng mạn tính của bệnh. Có thể nói hai công trình nghiên cứu DCCT (đái tháo đường tuyp 1) và UKPDS (đái tháo đường tuyp 2), quan điểm về điều trị bệnh đã bước sang một kỉ nguyên mới: Kỉ nguyên của sự kết hợp y tế chuyên sâu và y học dự phòng, dự phòng cả lĩnh vực hạn chế sự xuất hiện và phát triển bệnh. Đáng lưu ý là trong nghiên cứu UKPDS, có tới 50% bệnh nhân khi phát hiện bệnh thì đã có biến chứng. Điều này nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc cần phải phát hiện và điều trị sớm bệnh đái tháo đường [9].

Trong những năm gần đây, tỉ lệ đái tháo đường gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu, WHO đã lên tiếng báo động vấn đề nghiêm trọng này trên toàn thế giới.

Năm 1992, ở Pháp tác giả Marie Laure Auciaux và cộng sự ước tính có khoảng 2 triệu người đái tháo đường tuyp 2 [9].

Theo báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế, năm 2000 có khoảng 151 triệu người từ 20 đến 79 mắc bệnh đái tháo đường, chiếm tỉ lệ 4,6%. Trong đó nơi có tỉ lệ đái tháo đường cao nhất là khu vực Bắc Mỹ; khu vực Địa Trung Hải và Trung Đông với tỉ lệ tương ứng là 7,8% và 7,7%; tiếp đến là khu vực Đông Nam Á với tỉ lệ 5,3%; châu Âu 4,9%; Trung Mỹ 3,7%; khu vực Thái Bình Dương 3,6% và

châu Phi là 1,2%. Hiện khu vực Thái Bình Dương là khu vực có số người mắc bệnh đái tháo đường cao nhất với 44 triệu người [9].

Ở Mỹ, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC), bệnh đái tháo đường tăng 14% trong hai năm từ 18,2 triệu người (2003) lên 20,8 triệu người (2005) [11].

Theo một thông báo của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế, năm 2006 ước tính khoảng 246 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, trong đó bệnh đái tháo đường tuyp 2 chiếm khoảng 85 - 95 % tổng số bệnh nhân đái tháo đường ở các nước phát triển và thậm chí còn cao hơn ở các nước đang phát triển; cứ 30 giây có một người đái tháo đường có biến chứng bàn chân bị cắt cụt, 10 giây có một người chết do nguyên nhân liên quan đến bệnh đái tháo đường [35].

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng bệnh đái tháo đường là “cơn sóng thấn tàn phá sức khỏe toàn cầu”. Châu Âu, nơi được xem là ổ bệnh của thế giới hiện nay có tỉ lệ mắc đái tháo đường thấp hơn so với châu Á. Ở châu Âu có khoảng 5% số người trưởng thành mắc bệnh, thì châu Á đến 10% - 12% và ở nhiều quốc gia vùng đảo thuộc Thái Bình Dương đến 30% - 40%. Hiệp hội đái tháo đường quốc tế ước tính cho năm 2010 chỉ ra rằng 6 nước châu Á trong top 10 quốc gia trên thế giới về tỉ lệ của bệnh đái tháo đường United Arab Emirates (18,9%), Ả- rập Xê-út (16,8%), Bahrain (15,4%), Kuwait (14,6%), Oman (13,4%) và Malaysia (11,6%). Năm quốc gia hàng đầu châu Á chi phí cho điều trị đái tháo đường nhiều nhất là: Ấn Độ (50,8 triệu USD), Trung Quốc (43,2 triệu USD), Pakistan (7,1 triệu USD), Nhật Bản (7,1 triệu USD) và In-đô-nê-xi-a (7triệu USD), trong đó Bangkadesh dự kiến sẽ thay thế Nhật Bản vào năm 2030 [9].

Theo ước đoán của WHO, số bệnh nhân đái tháo đường ở Đông Nam Á năm 2000 là 35 triệu người, nhưng đến năm 2025 con số này tăng lên 80 triệu người [6], [55]. Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh nhanh chóng do mức độ đô thị hóa nhanh, sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị nhiều, sự thay đổi nhanh chóng về lối sống công nghiệp, giảm hoạt động chân tay, sự tăng trưởng kinh tế nhanh và chế độ ăn không cân đối, nhiều mỡ.

Số lượng bệnh nhân đái tháo đường đang tăng lên ở Nhật Bản, vì vậy, Nhật Bản đã có chương trình phòng chống bệnh đái tháo đường, là một thử nghiệm kiểm soát, phòng ngừa và trì hoãn sự phát triển của bệnh đái tháo đường tuyp 2. Trong tổng số 304 đối tượng ở tuổi trung niên bị suy giảm dung nạp đường, chỉ số BMI là 24,5 ± 3,0 kg/m2 [16].

Theo nghiên cứu Yang W, Lu J, Weng J, Jia W, Ji L, Xiao J (2006) cho thấy tại Trung Quốc, ở tuổi 20 trở lên, tỉ lệ đái tháo đường chiếm 9,7% - 15,5%. Ước tính có 92,4 triệu người lớn ở tuổi 20 trở lên và 148,2 triệu người lớn sẽ có tiền đái tháo đường. Nghiên cứu cũng cho thấy, sự phổ biến của bệnh đái tháo đường tại

Trung Quốc có các đặc điểm sau: Tăng lên với tuổi tác, nam giới có tỉ lệ cao hơn nữ giới, trong số những người lớn tuổi 20 - 60 năm, tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở vùng đô thị cao hơn vùng nông thôn, có sự tương quan giữa béo phì, thừa cân, học vấn thấp và giáo dục với tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường [11].

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các ca bệnh đái tháo đường ở châu Á sẽ tăng khoảng 90% trong vòng 20 năm tới và căn bệnh này (cũng như các triệu chứng liên quan) sẽ trở thành khủng hoảng y tế lớn nhất thế kỉ 21. Ông Paul Zimmet, giám đốc bệnh viện tiểu đường Quốc tế ở Victoria, Úc nói: “Trong vòng 20 năm sẽ có khoảng 330 triệu người nhiễm bệnh ở châu Á và kể cả đại dịch AIDS hay cúm gia cầm cũng không có số lượng bệnh nhân lớn như thế ” [9].

Các nước có số lượng người mắc bệnh tiểu đường lớn nhất châu Á là Ấn Độ (33 triệu ca), Trung Quốc, Pakistan (23,9 triệu ca) và Nhật Bản (7 triệu ca). Ngay cả một số nước nghèo như Campuchia, tỉ lệ người mắc bệnh ở khu vực thành thị cũng cao gấp hai lần với tỉ lệ trung bình ở các nước châu Âu [11].

Ước tính đến năm 2010, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số) [9].

1.2.2. Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng. Bệnh không chỉ xuất hiện ở các thành phố lớn mà ở hầu khắp mọi miền của cả nước, từ miền núi đến trung du và đồng bằng. Rất nhiều người bệnh và gia đình cũng như các cư sở y tế trong cả nước đang phải chịu những gánh nặng về kinh tế do chi phí lớn để điều trị căn bệnh này [9].

Năm 1990 lần đầu tiên nghiên cứu dịch tễ bệnh đái tháo đường được tổ chức một cách tương đối khoa học, đưa ra được các tỉ lệ tương đối chính xác ở các khu vực Hà Nội (1,2%), Huế (0,95%), thành phố Hồ Chí Minh (2,52%), nghiên cứu được tiến hành ở lứa tuổi từ 20 - 74 tuổi [9].

Năm 2001, lần đầu tiên điều tra dịch tễ bệnh đái tháo đường của Việt Nam được tiến hành theo các quy chuẩn quốc tế. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia hàng đầu WHO, điều tra được tiến hành ở bốn thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng điều tra lứa tuổi 30 đến 64. Kết quả điều tra này thật sự là tiếng chuông cảnh báo về tình trạng bệnh đái tháo đường nói riêng và bệnh không lây nói chung ở Việt Nam. Tỉ lệ bệnh đái tháo đường là 4,0%; tỉ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,1%; tỉ lệ các yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường là 38,5% [11].

Năm 2002, theo điều tra trên phạm vi toàn quốc ở lứa tuổi từ 30 - 64 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tỉ lệ mắc đái tháo đường chung cho cả nước là 2,7%, ở các thành phố 4,4%, vùng đồng bằng ven biển 2,2% và miền núi 2,1% [9].

Theo nghiên cứu của Đặng Thị Ngọc - Đỗ Trung Quân (2004) tại bệnh viện Bạch Mai, tỉ lệ đái tháo đường týp 2 chiếm 81,5%; tỉ lệ đái tháo đường týp 1 chiếm 18,5%; tỉ lệ nữ chiếm 61,2%; tỉ lệ nam chiếm 38,8% [trích từ 30].

Nghiên cứu của Lê Minh Sứ (2007) tại Thanh Hóa; Vũ Huy Chiến (2007) tại Thái Bình, Hồ Văn Hiệu và cộng sự (2007) tại Nghệ An cho tỉ lệ mắc đái tháo đường lần lượt là 4%; 4,3% và 3% [51], [16], [37].

Năm 2004, Tạ Văn Bình và cộng sự tiến hành nghiên cứu bệnh đái tháo đường tại Cao Bằng thấy tỉ lệ mắc bệnh qua sàng lọc là 6,8% [9]. Cũng trong năm đó Trần Thị Mai Hà nghiên cứu tại Yên Bái, Hoàng Kim Ước nghiên cứu tại Phú Thọ, Sơn La kết luận đái tháo đường là bệnh gặp chủ yếu ở người có thu nhập cao, có đời sống vật chất và địa vị trong xã hội [30], [9]. Đó là một thách thức lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và sức khoẻ cộng đồng.

Nghiên cứu của Lê Cảnh Chiến và cộng sự (2006) tại Tuyên Quang; Hoàng Thị Đợi và Nguyễn Kim Lương (2007) tại Thái Nguyên cũng cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam, ở nhóm ít hoạt động thể lực cao hơn nhóm hoạt động thể lực nhiều [15], [28].

Tốc độ gia tăng bệnh đái tháo đường tại Việt Nam nhanh chóng không kém thế giới, đặc biệt tại các thành phố lớn. Sau 10 năm, từ 2002 - 2012, bệnh đái tháo đường ở Việt Nam tăng 211%. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong phương pháp điều trị nhưng người bệnh đái tháo đường có nhiều biến chứng nguy hiểm làm tăng tỉ lệ tư vong và tàn phế. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, theo điều tra dịch tễ học do Trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh tiến hành năm 2012 trên những người trưởng thành từ 30 - 69 tuổi thì tỉ lệ đái tháo đường là 11,4%. Tỉ lệ gia tăng người bệnh rối loạn chuyển hóa đường (tiền đái tháo đường) là 31,1%. Nếu so sánh với các năm 2004 và 2008 thì bệnh đái tháo đường đã tăng 300% sau tám năm và 162% sau bốn năm. Tốc độ gia tăng của người bệnh tiền đái tháo đường tại thành phố Hồ Chí Minh cũng nhanh đến chóng mặt, 114% sau bốn năm [53].

Theo công bố của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới, ở Việt Nam có 1,7 triệu người mắc bệnh đái tháo đường vào năm 2011 [53].

Năm 2012, theo công bố của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới, Việt Nam là quốc gia có 3,16 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (tương tương 5,29% dân số trưởng thành trong độ tuổi từ 20 - 79 tuổi). Dự đoán đến năm 2030, số người bệnh đái tháo đường sẽ tăng lên 3,4 triệu người (tương đương 4,4% tổng dân số trưởng thành), trong đó, gần 60% không biết mình mắc bệnh, khi được phát hiện thì đã có

nhiều biến chứng nguy hiểm như biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh, suy thận, mù lòa, biến chứng bàn chân đái tháo đường [11].

Rối loạn dung nạp đường được biểu thị bằng lượng đường trong máu cao là yếu tố tiên lượng quan trọng của bệnh đái tháo đường trong vòng 5 năm tới. Trong

Một phần của tài liệu Thực trạng bệnh đái tháo đường và đặc điểm một số chỉ số sinh lí, sinh hóa ở bệnh nhân điều trị tại khoa nội tiết bệnh viện đa khoa tỉnh hà tĩnh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w