Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng bệnh đái tháo đường và đặc điểm một số chỉ số sinh lí, sinh hóa ở bệnh nhân điều trị tại khoa nội tiết bệnh viện đa khoa tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 36)

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và kĩ thuật chọn mẫu

Nghiên cứu được thiết kế theo mô tả cắt ngang. Nghiên cứu sử dụng kĩ thuật chọn mẫu có chủ đích. Tiêu chuẩn chọn mẫu

Nghiên cứu chỉ tiến hành trên bệnh nhận đến khám và điều trị tại Khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

Bệnh nhân được chẩn đoán xác định đái tháo đường khi có 1 trong 3 tiêu chuẩn theo WHO:

- Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kì ≥ 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân không nguyên nhân.

- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh nhân đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn.

- Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng Glucose máu ≥11,1 mmol/l.

Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1 - 2 lần trong những ngày sau đó [11].

2.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định

2.2.2.1. Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường * Thông tin chung:

• Tuổi. • Giới tính. • Nghề nghiệp. • Quê quán. * Chỉ tiêu lâm sàng: • Thời gian phát bệnh. • Các chỉ số huyết áp.

* Triệu chứng lâm sàng chính của bệnh:

• Uống nhiều. • Đái nhiều.

• Sút cân không rõ nguyên nhân.

* Triệu chứng kèm theo: Đau tức ngực, mắt mờ, tê tay chân, mệt mỏi.

* Một số biến chứng thường gặp: • Biến chứng tim mạch. • Biến chứng thận. • Biến chứng thần kinh. • Biến chứng mắt.

• Biến chứng khác: Biến chứng răng lợi, hô hấp, da.

* Chỉ tiêu cận lâm sàng:

- Xét nghiệm máu:

+ Định lượng glucose máu lúc đói.

+ Định lượng các thành phần lipid máu lúc đói: Cholesterol toàn phần, HDL -c (High density lipoprotein - Cholesterol), LDL-c (Low density lipoprotein - Cholesterol), Triglyceride .

+ Định lượng : Protein toàn phần, HbA1c.

+ Định lượng : WBC - số lượng bạch cầu (White blool cell), RBC - số lượng hồng cầu ( Red blool cell), MCV - thể tích trung bình hồng cầu (Mean Corpuscular Volume).

- Xét nghiệm nước tiểu:

+ Xét nghiệm nước tiểu toàn phần. + Định tính ceton niệu.

2.2.2.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường.

- Đo cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối cơ thể. - Tiểu sử bản thân về bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt. - Thói quen uống rượu, hút thuốc lá.

- Thói quen tập thể dục thể thao.

2.2.3. Kĩ thuật thu thập số liệu

2.2.3.1. Khám lâm sàng * Tính chỉ số cơ thể:

• Cân bệnh nhân: Sử dụng bàn cân có thước đo chiều cao. Bệnh nhân chỉ mặc một bộ quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ. Kết quả được ghi bằng kg, sai số không quá 100g.

• Đo chiều cao: Được đo bằng thước đo chiều cao gắn liền với cân. Bệnh nhân đứng thẳng hai chân, gót sát mặt sau của bàn cân, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng. Kéo thước đo thẳng đứng đến hết tầm, sau đó kéo từ từ xuống đến khi chạm đỉnh đầu, đọc kết quả trên vạch thước đo. Kết quả được tính bằng mét (m) và sai số không quá 0,5 cm.

• Tính chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index). BMI = Cân nặng / ( Chiều cao x Chiều cao )

• Phân loại thể trạng bệnh nhân dựa vào mức độ BMI (Body Mass Index) của WHO năm 2000 áp dụng cho châu Á - Thái Bình Dương.

Bảng 2.1. Phân loại thể trạng theo chỉ số khối cơ thể áp dụng cho người châu Á [11]

Thể trạng BMI Gầy < 18.5 Bình thường 18,5 – 22,9 Béo ≥ 23 Thừa cân 23 – 24,9 Béo độ 1 25 – 29,9 Béo độ 2 ≥ 30

* Đánh giá nguy cơ béo phì dựa theo chỉ số WHR nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của béo phì đến bệnh nhân đái tháo đường.

• Đo vòng bụng, vòng mông: Sử dụng thước dây mềm, không co giãn. Bệnh nhân đứng thẳng, hai chân cách nhau khoảng 10 cm. Đo khi bệnh nhân thở ra nhẹ, tránh co cơ.

+ Vòng bụng: Đo ngang qua rốn và điểm cong nhất của cột sống thắt lưng. + Vòng mông: Đo ngang qua 2 điểm nhô của hai mấu chuyển lớn.

• Tính chỉ số eo hông WHR (Wasist to hip ratio). WHR = Vòng bụng / vòng mông

• Xác định chỉ số eo hông WHR (Wasist to hip ratio) bệnh lí theo tiêu chuẩn ở nam giới ≥ 0,9; ở nữ giới ≤ 0,8 [11].

* Đo huyết áp:

• Sử dụng ống nghe và huyết áp kế đồng hồ Nhật bản. Bệnh nhân đươc đo huyết áp động mạch cánh tay ở tư thế nằm. Trước khi đo bệnh nhân được nghỉ 15 phút, không dùng thuốc ảnh hưởng huyết áp.

• Phân loại tăng huyết áp theo JNC VII - 2003.

Mức độ Huyết áp tâm thu (mmHg)

Huyết áp tâm trương (mmHg) Bình thường <130 <85 Bình thường cao 130- 139 85- 89 Tăng huyết áp: - Độ 1 - Độ 2 - Độ 3 140- 159 160 - 179 ≥180 90 - 99 100 - 109 ≥110

* Chuẩn đoán một số biến chứng:

- Biến chứng tim mạch: + Thiếu máu cơ tim. + Nhồi máu cơ tim. + Suy tim.

+ Xác định tăng huyết áp dựa vào kết quả đo huyết áp và phân loại theo Ủy ban liên quốc gia nghiên cứu về tăng huyết áp lần thứ 7 (JNC VII - 2003) [11]. - Biến chứng thận: Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, xét nghiệm creatinin máu, xét nghiệm nước tiểu toàn phần (bệnh nhân có xét nghiệm protein niệu dương tính được chẩn đoán có biến chứng thận).

- Biến chứng thần kinh: Xác định bằng khám lâm sàng.

- Biến chứng mắt: Được chẩn đoán bằng khám mắt, đo thị lực, soi đáy mắt do bác sỹ chuyên khoa thực hiện.

- Biến chứng hô hấp, da, răng lợi: Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, xét nghiệm và khám chuyên khoa .

* Xác định một số thói quen:

- Thói quen uống rượu: Được coi là uống nhiều khi uống mỗi ngày ≥ 50ml và ≥ 5 ngày mỗi tuần.

- Thói quen hút thuốc lá: Là người hút thuốc lá thường xuyên ≥ 10 điếu mỗi ngày. - Thói quen tập thể dục thể thao: Tập thể dục là đi bộ, tập thể dục buổi sáng. Tập thể thao là tham gia các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, đi xe đạp.

2.2.3.2. Cận lâm sàng

- Các xét nghiệm sinh hóa máu được tiến hành trên máy phân tích tự động Evolution 3000 tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

+ Xét nghiệm glucose máu lúc đói, creatinin máu bằng phương pháp enzym glcooxydase [17].

+ Xét nghiệm lipid bằng phương pháp đo quang [2]. Chỉ số bình thường: Cholesterol < 5,2 mmol/l

HDL - C > 0,9 mmol/l LDL - C < 3,5 mmol/l

- Xét nghiệm huyết học: Số lượng hồng cầu, bạch cầu, thể tích trung bình hồng cầu và HbA1c được xác định bằng máy xét nghiệm huyết học Celltac tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

- Xét nghiệm nước tiểu toàn phần: Phân tích 10 thông số tự động trên máy xét nghiệm nước tiểu Uritest – 50.

- Định tính ceton niệu bằng que thử của hãng Simen [2]. - Cách lấy máu và nước tiểu làm xét nghiệm:

+ Máu: Bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng lúc đói, không chống đông li tâm lấy huyết thanh.

+ Nước tiểu: Lấy vào buổi sáng cho vào ống thủy tinh. Dùng que thử nhúng vào nước tiểu cho ngấm đều sau đó phân tích trên máy.

2.2.4. Vật liệu nghiên cứu

- Mẫu bệnh án nghiên cứu. - Huyết áp kế đồng hồ, ống nghe. - Bàn cân.

- Bơm, kim tiêm lấy máu, ống nghiệm. - Thước dây.

- Máy ghi điện tim, chụp X quang tim phổi. - Máy phân tích sinh hóa và nước tiểu.

Tất cả các thiết bị này đều sử dụng thiết bị sẵn có của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh (Hình 2.1 đến Hình 2.4).

2.2.5. Xử lí số liệu

Xử lí số liệu theo phương pháp thống kê sinh học, sử dụng phần mềm Excel 2003 và Epi Info 6.4.

Một phần của tài liệu Thực trạng bệnh đái tháo đường và đặc điểm một số chỉ số sinh lí, sinh hóa ở bệnh nhân điều trị tại khoa nội tiết bệnh viện đa khoa tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w