7. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Giọng suy tư, tiếc nuối, hoài thương
Suy tư về sự ngắn ngủi của thời gian, của kiếp người. Một người đã kinh qua hơn 40 mùa xuân, nửa đời người, người ấy đã thấm xót sự ngắn ngủi của thời gian và sự phui pha của kiếp người, bởi thế thơ ca cũng thấm đẫm giọng điệu ấy: Suy tư, tiếc nuối và hoài thương về cuộc sống.
Những bài suy tư chiêm nghiệm về thế sự: Lan can, Thôn dã, Thời, Prôtêmê và lửa, An pôn lông và niềm cô tịch, Cổ tích, Bày tỏ, Không đề, Giông thu, Những ngày u ám, Cay nghiệt, Lưng chừng đêm, Vô thanh, Những thời đại thanh xuân, Những con đường vào hạ…Người đọc không khó để dẫn ra những câu thơ nặng trĩu nỗi niềm nhân thế như thế này:
Quá nhiều đổi thay, nỗi buồn không đổi Quá nhiều đổi thay, buồn chồng chất buồn
….
Ta chợt hiểu giá người xưa phải trả Đến lượt ta bản hòa âm này
Những chiếc vĩ cuộc đời chà sát
Những chiếc vĩ cuộc đời cứa ta bỏng rát (Bày tỏ)
Nhà thơ thấy kiếp người và con người trong thế giới bao la vô cùng ấy thật bé nhỏ: Sự mong manh của kiếp người như hơi thở tan biến trong chớp mắt vào bầu trời mênh mông bí ẩn vô tận (Ghi trong cơn dịch cuối năm Đinh Hợi).
Nhưng dục vọng và lòng tham, những mưu mô cứ len lỏi dần vào tâm hồn họ:
Bạn cố trốn chạy những ảo vọng hão huyền mang cơn khát rượt đuổi những ham muốn ê chế danh lợi. Cơn khát làm bạn đảo điên say cuồng. Cơn khát mê vọng cuốn bạn vào giữa chiếc đảo lớn lửa rừng rực đốt
(Những con đường vào hạ)
Nhà thơ lo sợ:
Không khéo rồi chúng ta bị dìm trong đáy vực thời cuộc, ham muốn như những tảng đá đè ta chìm xuống. Liệu bạn có dám kêu lên một tiếng: Không?
Và cuối cùng ông nhẹ lời khuyên nhủ: Đừng sợ hãi, đừng bỏ đi!
Cái cách mà người ta thoát khỏi dục vọng của danh lợi giống như người ta đang bơi ngang mùa đông. Bởi thế, trong hoàn cảnh thời buổi mưu mô lòng người phản trắc, Dương Kiều Minh trăn trở nhiều về ý nghĩa tồn tại của kiếp người và hành trình kiếm tìm xác lập giá trị đích thực.