7. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Giọng triết lí trầm mặc
Chìm sâu trong nỗi buồn, đào sâu vào cái tôi nội cảm, từ những suy tư trăn trở, từ những chiêm nghiệm, Dương Kiều Minh đã nâng chúng thành triết lí. “Đó là trạng thái sâu lắng của cảm xúc, lôi cuốn người đọc vào thế giới của mặc tưởng trang nghiêm, nuôi dưỡng trạng thái rộng mở, cao khiết của tâm hồn”. [35]. Giọng điệu thơ triết lí trầm mặc trong thơ Dương Kiều Minh cho thấy nhà thơ thấu tận được hết những ngang trái của cuộc đời, đâu cũng thấy những điều gai góc. Trong khi đó một cá thể đơn lẻ mang trong mình khát vọng thánh thiện không đủ cứu rỗi hiện thực kia. Dương Kiều Minh cho chúng ta hiểu rằng, chính con người là chủ thể những bóng đen và lại là nạn nhân của chúng. Chính con người dựng lên sân khấu cuộc đời và là đạo diễn của những nhân vật, để rồi bị chính nhân vật mình tạo ra điều khiển. Con người thật nghịch lý đã trở thành kẻ thù đáng sợ nhất của bản thân mình. Nỗi sợ hãi chính đồng loại đeo đẳng con người cho đến khi bên bờ vực cái chết: - Ô hô, đêm qua vào giờ sửu tiếng hú
ghê rợn cả xóm, người đàn ông đột ngột ra đi. Ôi những ngày tháng cuối thế kỷ thời tiết kinh dị, lòng người kinh dị (Phù vân). Nỗi sợ hãi cũng đeo đẳng tâm hồn ông. Dương Kiều Minh có lúc không giữ nổi thăng bằng đã bị rơi vào bất lực bi quan, có khi buông xuôi:
- Màn tối dâng mờ mắt
Mẹ ơi! Con dập lạy kiếp người Núi bỏ lại sau
Sông chắn phía trước Cúi xuống là đất Ngẩng lên là trời Con cạn tiếng Con trùng lời
(Hồi vọng)
- Ôi! Người cho con chẳng được bao nhiêu- thể xác con bị dày vò kiệt sức…..Ôi! Lạy người- sức chịu đựng của con đã cùng kiệt.
(Chiều xuống rồi)
Sau những khổ đau dằn vặt, nhà thơ thấy mình thua thiệt vì bị tổn thương quá nhiều. Bài thơ này cảm giác như thi nhân viết cho chính mình. Khi cái tôi đớn đau không gì khỏa lấp, không còn đủ sức để kêu, than, nó quay về tự ru, vỗ về an ủi:
- Về đi, chú dế nhỏ
Gì xui khiến ngươi lạc vào căn phong buổi tối?
Liệu ngươi có biết ngươi đã lạc vào cạm bẫy, lạc vào nơi không có ngày trở về ...Về đi chú dế nhỏ. Về đi với trời đất và bóng tối quyến rũ. Ngươi về đi kẻo mẹ đang chờ.
Cái tạng chất của Dương Kiều Minh vốn đã hiền hậu, ít gánh đua bon chen trong những xô bồ của thời cuộc, gặp những biến đổi gai góc ấy của thời đại, lắm lúc ông đã thu mình lại mà chiêm nghiệm, mà buồn thương cho nó. Nhà thơ không lớn tiếng, không chửi rủa mà tiếng thơ thấm đượm một nỗi đau thậm chí là oán hận trầm mặc, chỉ mình mình biết chỉ mình mình hay. Vì thế đôi lúc tưởng như tâm hồn ông trĩu nặng kiệt sức, thậm chí bi quan yếm thế. Tuy nhiên, nhà thơ họ Dương đã xác định một tinh thần nhập thế tích cực:
- Hiến thân ta - cuộc thử nghiệm này Ký thác đời ta - bản hòa âm này - Chẳng chạy trốn được rồi Chẳng chối từ được rồi
Ngươi còn ở cõi miền sấm sét
Ngươi còn trả nỗi niềm chưa trả hết Duyên nợ trần gian ân oán chưa bao
(Bày tỏ) bằng sứ mệnh cao đẹp của một nhà thơ:
Kẻ đêm đêm ngước bầu trời yên tĩnh Hú gọi yêu thương về với con người
(Bày tỏ)
Như vậy, điều đáng quý là đến cuối con đường, Dương Kiều Minh không tránh khỏi cảm giác bất lực bi quan nhưng nhà thơ vẫn còn nặng lòng với nhân gian. Và suy cho cùng, ngay cả khi phơi trải nỗi khổ đau dằn vặt trên những trang thì thơ cũng là cách bộc lộ khát vọng sống. Bởi vì, khi còn cất tiếng nói dù chỉ là trong thơ là khi con người còn muốn sống và còn muốn thay đổi.