Thời gian trong thơ Dương Kiều Minh

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ dương kiều minh (Trang 59 - 70)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Thời gian trong thơ Dương Kiều Minh

2.2.1.1. Thời gian và sự đối sánh quá khứ /hiện tại

Theo tác giả Đặng Anh Đào: “Dòng tâm tư, quá khứ, hiện tại, tương lai xuất hiện cùng một lúc, không bị ngăn cách, liên tục như một dòng chảy, đó là hiện tượng mà người ta gọi là đồng hiện”. Và một trong những hình thức đồng hiện là đảo ngược, xen lẫn thời gian, điều này kéo theo sự trôi chảy của chuỗi của kí ức và những mộng mị, hoảng loạn, mạch thơ liên tục bị đứt quãng… Trong đồng hiện thời gian, vai trò của giấc mơ, sự nhòe mờ ảo giác tỏ ra rất quan trọng. Nó trở thành phương thức để đi vào thế giới tâm linh của tác giả.

Mối liên hệ đối sánh thường xuyên quá khứ/ hiện tại là một đặc điểm nổi bật của thơ Dương Kiều Minh. Cần phải thấy với quá khứ, nhà thơ không cố gắng hồi nhớ, mà nỗi nhớ ấy luôn luôn thường trực trong ông, ám ảnh khôn nguôi. Quá khứ với Dương Kiều Minh gắn liền với quê hương, cha mẹ và khung trời kỉ niệm thân thuộc của một cậu bé - khung trời ấu thơ ai cũng ước ao. Còn hiện tại của nhà thơ lại gắn với một cá thể đang ôm nỗi đau, niềm cô độc kinh hoàng và những khát khao nghệ thuật lớn lao, những chiêm nghiệm u sầu về thời cuộc, nhân sinh. Nhà thơ sống trong hiện tại mà không nguôi ngoai hoài vọng quá khứ, sống trên quê hương mà luôn “đê đầu tư cố hương”. Khi đồng hiện quá khứ và hiện tại, bất cứ khoảnh khắc nào của hiện tại thơ Dương Kiều Minh đều có bóng dáng của quá khứ. Vì thế bất cứ bài thơ nào, đời sống quá khứ và đời sống hiện tại được đan xen nhau theo dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Dòng kí ức Quá khứ -Hiện tại, Hiện tại - Quá khứ cứ đan xen, lặp lại như một ám ảnh không dứt của nhà thơ. Nếu nhìn trong sự phân tách tức thời từ 7 tập thơ, dễ dàng nhận thấy 3 tập thơ đầu: Củi lửa, Dâng mẹ, Những thời đại thanh xuân….thiên về thời gian quá khứ, còn 4 tập thơ sau: Tựa cửa, Ngày xuống núi, Khúc chuyển mùa, Tôi ngắm mãi những ngày thu tận thời gian

nghiêng về hiện tại. Sự đồng hiện quá khứ và hiện tại phản chiếu những chiêm nghiệm sâu sắc của Dương Kiều Minh về cuộc sống và thời đại .

Thời gian quá khứ được nhắc tới qua nhiều cách diễn đạt khác nhau. Đó là thời gian của thời thơ ấu: Tám năm về trước, Ngày nào, Mùa đông năm trước, ngày mới lớn, mùa đông cuối cùng, Hai mấy năm, ngày giỗ, buổi chiều rất xa, ngày nhỏ, thuở lọt lòng, lối vắng hoàng hôn, buổi mai trong tuổi trăng tròn, thuở mười ba năm trước, mùa xuân xa….Đó là thời gian của những triều đại đã tiêu tan, ngày xa, ngày chiến tranh vừa dứt,, cái thời chưa là nước, bến khuya, Thuở Thăng Long, vương triều kế nhau,…

Có thể thấy thời gian trong ba tập thơ đầu khá chú trọng vào thời gian quá khứ, thời gian có khi là một buổi của ngày, lúc lại là một khoảng dài mười mấy năm trời, có lúc lùi sâu cách biệt cả thời đại. Nhưng thời gian trong 4 tập thơ sau lại tập trung vào thời hiện tại. Đôi khi, thời gian không chỉ là một ngày, một tháng hay mấy năm, thời gian có khi chỉ đọng lại trong từng khoảnh khắc sống. Chẳng hạn trong Củi lửa: : Tuổi ta, nửa đời, Hôm nay, Ngày thu, Một ngày cuối thu, Đêm ngả nhẹ vòng tay êm ái, Cơn mưa chiều, cuối thế kỉ, đang trưa, khuya khắt, xế xế chiều, buổi chiều, buổi tối cuối cùng, Trong Dâng mẹ: sớm lạnh, giờ đây, buổi sớm tinh sương, một ngày hè, buổi trưa đầy ắp trong lành, Buổi cuối chiều, Ban mai này, Ngày cũ… Trong Những thời đại thanh xuân: : Những ngày u ám, nửa đêm, một đời ôm gối, đêm tàn,ngày nào đấy….

Thời gian hiện tại được thể hiện tập trung qua các hình tượng khác nhau. Một trong những hình tượng thời gian điển hình là Đêm: nửa đêm, đêm chủ nhật, đêm đêm, đêm không ngủ, đêm trắng, bầu đêm tinh khiết, đêm tàn, đêm mưa, đêm lạnh, đêm xuân, đêm trừ tịch, đêm mùng 4 tết, đêm rỗng lặng, thâu đêm tới sáng, canh khuya thanh vắng… Những trăn trở suy tư đều được kí thác trong những câu thơ, bài thơ viết về đêm từ tập thơ đầu tay đến tập thơ cuối cùng:

- Lưng chừng đêm vùng dậy Nỗi đau nhấn chìm

Cơn mê bè bạn

Chúng ta kẻ tìm hình bắt bóng? Trong cái đêm khổng lồ

Trong cái đêm đổ vỡ Chúng ta tự kiếm tìm Lưng chừng đêm

-Như kẻ quỷ ám

Nửa đêm tỉnh dậy bàng hoàng

- Người phái đêm trắng hỏi cung tôi Dằn vặt

Giãi bày

Tôi hô hoán cùng nỗi niềm xưa cũ (Bày tỏ,) -Vâng, những ngày u ám

Giật mình tỉnh giấc nửa đêm

(Những ngày u ám)

-Những giờ khắc của đêm

Những giờ khắc thâm quầng tái nhợt Những giờ khắc lặng im kì quái

(Khúc dâng Mozart)

Ngang ngọn lửa quên đêm sâu thẳm Kịp về nâng trước canh thâu

Kịp ngước vòm nhân gian vừa khép …Tôi kề môi đêm tối

Chạm mạch nguồn trần gian

(Niềm nhớ)

Đêm là thời khắc của sự nghỉ ngơi, của sự tĩnh tại. Đêm chứa đựng những bí ẩn. Đêm ẩn tàng nhiều đổ vỡ, nhiều bí mật không an lành. Trong thơ Dương Kiều Minh, đêm là biểu tượng cho một thế giới còn khuất lấp chưa khai sáng, một thế giới mà con người, thời đại còn giấu đi nhiều bí mật, nhiều bất hạnh, nhiều nỗi đau, nhiều lầm lỗi. Nhưng mặt khác, đêm còn là quãng thời gian người ta sống thật với lòng mình, dễ tự tình chân thành và dễ thú nhận mọi điều sâu kín nhất. Vì thế không khó khi bắt gặp những trải lòng thành thật của thi nhân. Nhân vật trữ tình quặn đau trước những cảnh đời ngang trái:

Lần lượt hiện những cảnh đời ngang trái Nỗi đau kinh hoàng

Niềm căm giận kinh hoàng (Bày tỏ)

Nhà thơ thấy bất trắc lo âu trước những phản trắc của thời buổi lộn sòng đen bạc, cuộc đời số phận chẳng khác nào canh bạc tàn canh:

Thời buổi chất chứa nhiều phản trắc Mưu mô bao vây

Lừa lọc bao vây Thù hận bao vây

Canh bạc đã ngả, ngả các số phận Số phận nếm mùi kịch trường

Bản nhạc cho vở kịch thiên tài lần đầu diễn thử (Bày tỏ)

Nhân vật trữ tình còn ân hận vì trót nhúng chàm vòng công danh nhơ bẩn, khó gột rửa:

Trót dính vòng công danh nhơ bẩn Lửa nóng kia gột rửa?

Nước lạnh kia gột rửa

Thức tỉnh ta hát ông Chài dòng Thương Lang (Khuất Nguyên)

Và một khi nhiều những nỗi buồn muốn bỏ đi đi không được nhân vật trữ tình đã thấy cuộc kiếm tìm của mình đã quá dài:

Tôi uống bao nhiêu phiền muộn Dài dặc sao cuộc kiếm tìm mình Nhọc nhằn sao cuộc kiếm tìm mình

(Vô thanh)

Thời gian đêm xuất hiện dày đặc ở 3 tập thơ cuối và đây cũng là lúc nhân vật trữ tình bị ám ảnh bởi tuổi già nghiệt ngã, nỗi cô độc tận cùng và ở đó mình giống như kẻ chỉ biết ôm gối đợi đêm tàn. Éo le thay!

Đêm còn là khoảnh khắc mà nhà thơ, kẻ tự xưng là cư dân của nỗi đau

kia mang khát vọng sáng tạo đến tận cùng, khát vọng ấy đốt cháy tâm hồn thi nhân. Khi trằn trọc lăn qua cay đắng cuộc đời, bám vào câu thơ, thi nhân mới hiểu được trang cùng, trang cuối, chân lí cuộc đời.

Việc đối sánh quá khứ/hiện tại đã trở thành một motip cảm hứng nổi bật trong thơ Dương Kiều Minh. Nó cho phép những bức tranh hiện thực đời sống và nội tâm đối nghịch dễ dàng hiện lên qua sự liên tưởng, đối sánh tự nhiên. Một điều dễ thấy là Dương Kiều Minh hết sức nặng lòng với quá khứ. Quá khứ với ông không chỉ buồn mà còn đẹp, đầy bao dung và là cội nguồn nuôi dưỡng sức mạnh sáng tạo ăm ắp trong ông. Về với quá khứ là về với những hồi ức trong trẻo, êm ái, ấm áp của tuổi thơ ăm ắp buồn, trả thi nhân về với những khát khao

cháy bỏng, nguyên sơ thuở thiếu thời mà ông đã mang theo suốt chuyến hành trình của cuộc đời. Giấc mơ và hoài niệm quá khứ trở thành chiếc vé tuổi thơ

ngọt ngào để vượt qua nỗi cô đơn, nỗi cô độc trống rỗng, nỗi buồn đau hiện tại. Có một thời thơ ấu, có một ngày xưa, ngày xuân xa xôi vừa tương phản, đối lập vừa song hành xoắn bện với một thời hiện tại dù nó đã qua đã là kí ức mà như vẫn đang chảy trôi với hiện tại. Tìm về tuổi thơ, đi tuổi thơ là để xóa bớt nỗi buồn thương trước thân phận và cuộc đời mình. Đó “là một thực tại vô vọng không thể nào tới được. Một thực tại tinh khiết không nhuốm bụi trần và Dương Kiều Minh luôn luôn nghiêm cẩn chiêm ngưỡng và ẩn hiện tan biến vào thực tại đó”[1].

2.2.1.2. Thời gian và ý thức về kiếp người

Với nhà thơ Dương Kiều Minh, kiếp người ngắn ngủi và hữu hạn. Quan niệm này của thi nhân gặp gỡ với những quan niệm về thời gian truyền thống. Thời gian của một đời người, một kiếp người như Ðỗ Phủ từng nói: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”- Xưa nay con người bảy mươi tuổi đã là hiếm. Thời gian vốn dĩ là một thế lực nghịch đối với tuổi trẻ và hạnh phúc lứa đôi. Thời gian qua đi đồng nghĩa với tuổi trẻ cũng phôi pha theo tháng ngày. Từ xa xưa con người đã ý thức được điều này Khuất Nguyên, người nước Sở thời Chiến Quốc, nhà thơ vĩ đại đầu tiên trong văn học sử Trung Quốc đã từng cảm khái trước bước đi của thời gian:

Cốt dư nhược tương bất cập hề, Khủng niên tuế chi bất ngô dữ. Triệu khiên tì chi mộc lan hề, Tịch lãm châu chi túc mụ. Nhật nguyệt hốt kỳ bất yêm hề,

(Sợ chẳng kịp ta càng mê mải, Tuổi xanh nào có đợi gì ai.

Mộc lan sớm cắt trên đồi,

Ðông thanh chiều hái bên ngoài bến sông. Ngày tháng vút đi không trở lại,

Vừa xuân qua đã lại thu sang)

(Ly tao)

Trong Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều cũng đã từng suy tư trước sự hữu hạn của đời người:

Trăm năm nào có gì đâu,

Chẳng qua một đám cỏ khâu, xanh rì.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương thấy xuân xanh có bao mà cứ phải ngán ngẩm chịu đựng mãi kiếp chồng chung và phải thốt lên rằng:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con

(Tự tình II)

Sau này các nhà thơ mới mà tiêu biểu là Xuân Diệu cho rằng thời gian không tuần hoàn mà một đi không trở lại, những nồng say của tình yêu và những vẻ đẹp tinh túy và muôn màu cuộc sống sẽ phai phôi theo dòng chảy ấy: Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất thì đương nhiên con người phải sống gấp gáp vội vàng: Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm (Vội vàng) hay: Em! Em ơi! Tình non sắp già rồi! (Giục giã).

Dương Kiều Minh cũng thấy được sự ngắn ngủi và hữu hạn của thời gian, thực chất là sự hữu hạn của kiếp người:

Giật giấc mình già cả Giật giấc xuân dãi dầu Giật-giấc-mình-mái-rạ

Kiếp người ngắn ngủi

đời người ngắn ngủi làm sao

(Giêsu Krixtơ)

Đời người hữu hạn

hôm qua tưởng về bạn bè, ngẫm mình nhỏ bé giờ này giữa cuối chiều lòng tan loãng

Kiếp người vút vút, trút lại cay nồng

luồng ánh sáng qua mưa chói chang ngập ngụa mùa như người, lần lượt đi, lần lượt đến

Chưa kịp trẻ chưa kịp ấu thơ

chưa kịp dối già

(Ngày xuống núi)

Cách viết và cách biểu hiện sự ngắn ngủi của thời gian có lúc gần với nhãn quan Lão giáo (Lão-Trang):

- Đời người thoáng giấc mộng vơi

- Kiếp người dâu bể, tôi lẩm nhẩm giữa tháng năm khô kiệt Chung cục giấc mộng. Đời người duổi dài qua như giấc mộng.

-Ôi giấc mộng Trang Chu mãi mãi là giấc mộng - một cánh bướm mỏng tang thách thức cả kiếp người.

(Chiều xuống rồi)

Ở những tập thơ sau này, từ Ngày xuống núi, Tựa cửa, Tôi ngắm mãi những ngày thu tận đến Khúc chuyển mùa, khi đã ở bên này dốc cuộc đời thì cảm thức thời gian càng bám riết hồn thơ Dương Kiều Minh: “Những cơn lũ của cuộc đời

cuốn chúng ta mải miết/ Xô dạt vào bờ bến của tuổi già/ Nỗi bất an lấn sâu vào giấc ngủ”.

Chính vì ý thức về sự hữu hạn đó mà mỗi khoảnh khắc sống càng lúc càng được nhà thơ ghi lại rất cụ thể với những đơn vị thời gian tính đếm chi tiết: Từ mùa hạ mùa đông, mùa thu, mùa xuân, mười ba năm, mười năm, đến sáng, trưa, chiều, tối, đến Ghi trong cơn dịch cuối năm Đinh Hợi, Những buổi tối tháng chạp, Bài thơ ghi lại trong mơ tỉnh dậy lúc 9h 10, Đêm chủ nhật tuần đầu tháng tư, Gửi con gái Nhật Ngân đầu xuân 2010, Bài thơ đầu năm 2011...Sự vận động nhanh dần hẹp dần của thời gian cho thấy sự dồn đuổi của ý thức về kiếp sống của bản thân và lẽ hưng vong của kiếp người và sự thịnh suy của thời đại. Cũng vì thế thời gian với Dương Kiều Minh trước hết gắn liền với “sự ý thức về thân phận của chính ông và sau đó là sự hiện sinh của cuộc sống con người với những nỗ lực sinh tồn đầy đau đớn và nhọc nhằn của kiếp người vô vọng”[41].

Thân phận của nhà thơ được thể hiện trước hết qua một chân dung tinh thần với những đường nét thật u tối và khắc khổ. Đấy là một con người già nua đơn độc, tóc bạc, thân hình vàng võ, đôi vai gầy mòn, hai bàn tay trắng, sống nổi trôi lang bạt, triền miên trong những giấc mơ khốn khó, những cơn ho, cảm giác kiệt sức…Nỗi đau thân phận tập trung vào tâm trạng đau buồn cô độc tận cùng của một con người quá nửa đời vẫn cứ chìm nổi, lênh bênh phiêu dạt, quá nửa đời vẫn mãi đơn độc, chưa mãn nguyện với một hành trình nghệ thuật cao cả nhưng lắm gian nan, trắc trở. Đó còn là thân phận của một cố nhân tha hương, ly hương, sầu xứ. Đó là những nỗi đau ngoài sức lực con người, những nỗi phiền muộn dài dặc mà nhà thơ phải vượt qua.

Như vậy, trong thơ Dương Kiều Minh, ý thức về thời gian gắn liền với ý thức về bản thể, về sự hữu hạn của kiếp người: “Thời gian mang quyền lực tuyệt đối: sinh sôi và tàn hủy/ Đời người mãi như những câu thơ dang dở, đứt đoạn, dập xóa/ Tôi nhìn thấy bạn và nhìn thấy mình nằm dưới đoạn dập xóa của

những câu thơ/ Sớm là hoa, chiều cuốn theo dòng nước/ Ham muốn và nuối tiếc, ích gì?”.

Nhưng không chỉ nhìn nhận thời gian từ thước đo cá nhân, với Dương Kiều Minh cảm thức thời gian gắn với nỗi ưu tư, với “nỗi niềm thế tục” về thân phận con người về những kiếp người, kiếp nạn khổ đau trong một thời đại đầy biến động: “Thời đại đổ gấp những dòng sông cuồn cuộn ngầu đục lần lượt nhấn chìm các số phận”. Tâm trạng trữ tình nhưng trĩu nặng hơn với “Niềm xót thương dâng nghẹn khi gặp lại người thân. Kiếp người nghèo khó. Kiếp người khốn khó. Kiếp người gầy guộc và đen đúa”.

Củi lửa, Dương Kiều Minh thường gửi gắm tâm sự của mình một cách kín đáo bằng lối nói gián tiếp hay thông qua những hình ảnh, biểu tượng, thì ở tập sau, nhất là ở Những thời đại thanh xuân, Tựa cửa, Tôi ngắm mãi những ngày thu tận, nhà thơ chuyển sang lối biểu hiện trực diện, phơi bày trực tiếp những sự thật khủng khiếp của con người :

- Tôi kẻ mắc bệnh trầm tưởng Lạc giữa loài người

Thời buổi chất chứa nhiều phản trắc Mưu mô bao vây

Lừa lọc bao vây

(Bày tỏ)

- Chẳng bao giờ họ lìa xa cám dỗ

Họ trượt cám dỗ này sang cám dỗ lớn hơn

Các người đã biết sự nghiệp và đánh đổi Ham hố chi chút danh hờ

Ham hố chi chiến thắng

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ dương kiều minh (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w