7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Không gian trong thơ Dương Kiều Minh
Về việc nghiên cứu không gian nghệ thuật trong thơ, Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: “Quan trọng nhất là xem xét không gian nghệ thuật như một quan niệm về thế giới và con người; như một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện”. Trong thơ Dương Kiều Minh, độc giả có thể bắt gặp hai không gian tiêu biểu: Không gian thiên nhiên - vũ trụ và Không gian kí ức - tâm linh
2.2.2.1. Không gian thiên nhiên - vũ trụ
Trong thơ Dương Kiều Minh thiên nhiên là không gian được khắc họa rất nổi bật. Từ tập thơ đầu tay cho đến tập thơ cuối cùng, tập thơ nào cũng có không gian thiên nhiên trong đó. Tuy vậy, thiên nhiên không chỉ mang dáng vẻ đơn thuần của tạo hóa khi lúc phôi thai, thiên nhiên còn ẩn chứa những cảm xúc và chiêm nghiệm đầy nhân văn của tác giả về thế giới này.
* Trong thơ của Dương Kiều Minh, có một không gian thiên nhiên mang vẻ đẹp bình dị dân dã của một vùng trung du Bắc Bộ.
Trong Củi lửa, sự bình dị dân giã của thiên nhiên thể hiện trong những
bản giao hưởng đồng quê được hòa tấu, vang ngân dịu dàng. Thiên nhiên hiện lên tinh khôi, nổi bật nhiều sắc màu, thiên nhiên là con đường quê cát, con thuyền tựa đêm ngủ yên,, đôi bướm trắng quả đồi bây bấy xanh, màu xanh rung rức dậy buồn, màu xanh đang trưa… Nơi ấy có những loài cây hết sức bình dị dân dã: mùng tơi tím tím, cỏ đầm sương, cỏ dại, ngồng cải nở vàng, cánh đồng
lúa rộ vàng, cánh đồng tím nhạt, , khu vườn mẹ, ô giậu thưa, , có loài hoa vô cùng thân thuộc: hoa vối rụng đầy, hoa hoa loa kèn đỏ, vòm bằng lăng tím khóm hải đường đỏ lạnh, ngồng cải nở vàng bụi hoa cúc dại,...
Trong tập thơ Dâng mẹ, thiên nhiên thể hiện trong những hồi ức về cuộc sống của một cậu bé đã lớn và bắt đầu biết chiêm nghiệm cuộc sống. Bức tranh thiên nhiên vẫn nổi bật với những hình ảnh bình dị nhưng đượm buồn: vườn quả chín đầm hương, giậu cây thưa, bụi hoa trinh nữ, cánh diều mỏng dính, nắng sương sa mái rạ bùi ngùi, vườn thu xơ xác,…Sắc màu của thiên nhiên là
màu con chim tước xanh, đám mây vàng, hoa nắng tung xóa trắng, màu xanh non của liễu, ….Mùi hương quê thân thuộc là vị mát hăng hăng của củ cải, mùi cây vườn vắng hăng hăng, mùi sương ẩm ướt. Ở các tập thơ Những thời đại thanh xuân : Thiên nhiên bình dị tiếp tục được nhìn ngắm trong đôi mắt của người đã lăn qua nhiều cay đắng: mái nhà, bờ dậu, cây lá, ruộng vườn, mối tình hoang dã, chiếc nôi tre, bông hoa cỏ, đụn rơm, cây cầu gỗ, hoa sam đất, bông sung, bụi thục lan, lá mùng tơi, rau diếp vào đông, cây gạo già, rau vi, ….…
Thiên nhiên vùng trung du Bắc Bộ hiện lên rõ nét hơn, đậm đặc hơn, như một dấu ấn khó phai trong tâm hồn nhân vật trữ tình: chập chùng đồi núi, rừng cây, bếp lửa, nhà sàn, quả đồi mùa đông, quả đồi phủ phục con voi trắng, suối lạch, gầm réo thác ghềnh, bản làng hút sâu,...
Không gian thiên nhiên thơ Dương Kiều Minh tràn ngập cỏ cây hoa lá. Theo thống kê của chúng tôi, khoảng hơn 50 loài hoa có mặt trong thơ ông: hoa cỏ, hoa đồng nội, hoa không tuổi tên, hoa dại, cúc dại, hoa cải, hoa cải cúc, hoa ngâu, hồng dại, hoa bưởi, mận, đào, táo, nhãn, hoa gạo, hoa lim, phượng vĩ, v.v... Tỉ lệ những loài hoa dại, không tuổi tên và những loài hoa nhỏ bé, bình dị, quê kiểng có mặt trong thơ ông nhiều hơn các loài hoa sang quý, chúng đều gợi cho ông sự chạnh lòng, niềm trắc ẩn, nỗi hoài vọng về một cố hương đẹp mà nghèo:
- Buồn nẫu ruột bên đường bụi hoa hoang dại mùa xuân nở trắng
- Những bông hoa đồng nội mỏng mảnh quên lãng đua nhau nở bên bờ quê như nhắc nhớ sự đơn sơ đạm bạc...
- Những bông hoa khế nhỏ xíu tím nhạt rơi đầy trên nền đất - Kìa, những nụ hoa bé tí xíu nhú lên như những hạt tấm
Sự bình dị còn nằm trong cả những âm thanh của làng quê. Không gian thơ Dương Kiều Minh ngập tràn các dàn, bè âm thanh của thiên nhiên, cuộc sống: tiếng cún con sủa vu vơ vỡ giọng, tiếng dế, tiếng két đồng, tiếng tước đồng, hồng tước, thanh tước, tước nâu, tước xám, tiếng ngỗng trời, chim hạc, âm thanh điền dã, bản giao hưởng bốn mùa, bản hòa âm, dàn đồng ca, dàn thiên nhạc khổng lồ, khuông nhạc thế gian, các tiểu thiên thần vừa bay vừa hát, tiếng gió sột soạt lật những trang sách như có người lẻn vào đọc trộm trong đêm tối...
Ngoài ra, không gian ấy còn ngập tràn âm thanh của nhiều loại nhạc cụ: tiếng kèn, sáo, tiêu, nhị cổ, chuông, âm thanh cây đàn một dây và hai mươi sáu dây, nhạc bát âm, nhạc Johann Sebastian Bach, tiếng tập đàn ngắt nhịp, tiếng vĩ cầm, dương cầm, đàn tranh, tỳ bà, đàn đá, đàn nguyệt, đàn tế, tiếng thụ cầm, thiên cầm, phong cầm, thủy cầm...
Ông nhạy cảm với mọi tần số âm thanh, từ những âm thanh tế vi nhất (như tiếng tách vỏ của chồi cây, tiếng búng nước, tiếng ngỗng trời ngăn ngắt âm thanh nhỏ xíu mất hút về hướng tây, tiếng vang nhẹ lắc thắc nhỏ giọt từ tán cây phượng vĩ thức cùng làn mưa bụi trong đêm...) đến những âm thanh hoành tráng nhất (tiếng sấm, tiếng dòng sông gầm gào trong đêm tối...). Và bình dị trong cả những hương thơm, những thứ mùi không trộn lẫn vào đâu được. Đó là hoa trái, đó là cỏ cây với vô vàn mùi hương hấp dẫn, là lạ mùi men rượu, củ cải, sả, sung chín, bưởi chín, cỏ cháy, rơm rạ, lá sen già, lá bạch đàn xộc vào giấc ngủ, mùi thơm ngát hạt gạo nếp trắng ngần, mùi cây vườn vắng hăng hăng,
v.v...Và chỉ có tâm hồn nhạy cảm, ông mới cảm được mùi sương, mùi nước, mùi bẳn gắt, mùi tết nhất nghèo khó nồng nàn tinh khiết, mùi vị của ảo giác, mùi vị khí thu, vị hương tinh khiết của nắng và thậm chí cả mùi của thời gian.
*Còn có một không gian thiên nhiên lộng lẫy, trong sáng, thanh khiết, không vướng bụi trần
Thiên nhiên lộng lẫy, trong sáng, thanh khiết, không vướng bụi trần được phản chiếu qua nhiều cách biểu đạt, nhiều hình ảnh và tứ thơ mới lạ. Ðó là thiên nhiên trong sáng, lộng lẫy và dạt dào xúc cảm trong "bản giao hưởng đồng quê":
Ở mãi âm thanh ngày nao nức Con chạy trên đồng lúa rộ vàng
Mạng nhện giăng giăng bụi hoa cúc dại Mặt trời lung linh như vườn mẹ
Bức tường ánh sáng...
(Hy vọng)
Thiên nhiên trong thơ Dương Kiều Minh được khắc họa như là không gian rạng rỡ sắc màu. Thiên nhiên ấy hội đủ sắc màu. Tươi tắn có: trắng, xanh, đỏ, tím, vàng. U trầm lạnh lẽo có: nâu, xám, hung hung, nhờ nhờ.... Những màu u ám hơn (đen, xám) có mặt nhiều ở giai đoạn sau, khi tuổi già và bệnh tật ập đến, ở tập thơ Những thời đại thanh xuân viết khi còn trai trẻ không có những màu này.
Trong số đó có một hình ảnh khá đặc biệt, trở đi trở lại trong thơ ông và đem lại vẻ đẹp lung linh, trong sáng, nhiệm màu của thiên nhiên đó là hình ảnh ánh sáng. Ánh sáng này không đơn thuần là ánh sáng mặt trời mà còn là ánh sáng của kỉ niệm của niềm tin, của tương lai:
Tiếng chim cạnh khu vườn lảnh lót Dội vào bóng tối cầm cố
(Tưởng nhớ mùa xuân) Tôi yêu những giấc ngủ
qua ánh sáng gắt gao lần về men mái nhà, bờ giậu
cuộc đời nổi trôi giấc mơ khốn khó
(Bày tỏ)
Hình ảnh ánh sáng đọng lại sâu sắc qua những câu thơ viết về ngọn lửa:
-Ngọn lửa bùng dậy
Hẳn ngọn lửa cất giữ tháng năm xa cách Ngọn lửa dìu các triều đại trườn qua đổ nát
(Những thời đại thanh xuân) -Ngang ngọn lửa quên đêm sâu thẳm
Ai kịp về nâng trước canh thâu
Kịp ngước ngước vòm nhân gian vừa khép.
(Niềm nhớ))
Mỗi câu thơ, mỗi bài thơ, mỗi tập thơ và cả đời thơ của Dương Kiều Minh là một thế giới quá đỗi mong manh, tinh khiết, bảng lảng khói sương và đẹp đến nỗi không thể không buồn. “Thơ Dương Kiều Minh là một thực tại vô vọng không thể nào tới được. Một thực tại tinh khiết không nhuốm bụi trần và Dương Kiều Minh luôn luôn nghiêm cẩn chiêm ngưỡng và ẩn hiện tan biến vào thực tại đó” [10].
*Và trong thơ Dương Kiều Minh còn có một không gian thiên nhiên vũ trụ kì vĩ
Không gian vũ trụ đọng lại qua những hình ảnh: vách núi, dòng sông, đỉnh Thái Sơn, con đường, thành quách, núi sông, sấm, thác nguồn, chân trời, sương gió, mưa trắng, bão giông, chòm sao Bắc Đẩu. Không gian này gợi về
thuở khai thiên lập địa, gọi ta về với lịch sử, nguồn cội quê hương sau bốn mùa quặn đau để một lần sinh nở. Đó là không gian sinh thành nuôi dưỡng đất nước, tâm hồn mỗi người con Việt. Khắc họa không gian thiên nhiên, vũ trụ trong thơ bằng những cách tân ngôn ngữ, hình ảnh, Dương Kiều Minh thể hiện tiếng nói dân tộc sâu sắc với tấm lòng tri ân thành kính của một cá thể hiện đại với quê hương tổ quốc, tổ tiên mình, nhắc nhớ trách nhiệm của chúng ta với quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc. Tiêu biểu nhất trong những hình ảnh chỉ thiên nhiên vũ trụ là hình ảnh núi đồi. Hình ảnh này thể hiện xuyên suốt qua các tập thơ:
Dâng mẹ: Thôi thôn dã cánh diều mỏng dính/ Cha kể quả đồi tước về đẻ trứng/ Tiếng gà thức bừng bản lạnh/ Vắt ngang lối mòn heo hút, Bơ phờ quả đồi mùa đông/ Ôi màu áo đỏ quê hồn hậu, Thôn dã bờ vườn chớm heo may/ Con ngựa lênh khênh gập ghềnh đường núi…
Những thời đại thanh xuân: Bên này đồi, bên kia núi; bên này sông, bên kia rừng cây; Những vách núi thâm nghiêm, những dòng sông gào đổ…
Ngày xuống núi: Tôi chợt nhớ núi đồi những đêm tĩnh lặng trong trẻo, ngôi sao xanh ánh sáng bị làn hơi ẩm tách ra thành nhiều sợi tinh khiết. Núi đồi mênh mông, sông nước chảy vòng, gió lồng lộng thổi qua những thung lũng… Những quả đồi đứng đó đài kỷ niệm phủ đầy gió nắng. Thanh xuân đổ bóng xuống dòng sông độc chảy, hai bên bờ chất chồng đá tảng, tiếng nước gào thét dữ dội, bóng đêm đen đặc. Đêm trắng suy tư về kiếp người...Triền đồi hoang vắng…Không tiếng trẻ con reo hò, không ngọn khói bò lan man tít tắp, không bóng người gánh nước buổi mai…Đi mãi đi mãi, trước mặt núi đồi dựng đứng
….(Sực nhớ núi đồi)
Tựa cửa:
“Vẫn ao đầm gò bãi, hiện về đây hiu hắt núi đồi. Niềm thương cảm quanh quất bao năm dâng ngùn ngụt núi rừng chập chùng dòng sông vách đứng.
Ôi, năm tháng cuốn phăng bao số phận nhỏ nhoi.
Mơ hồ con đường qua bản, mơ hồ lối mòn cheo leo tít tắp. Mơ hồ kiếp người sương gió phôi pha”
Tại sao biểu tượng trung du núi đồi lại thường xuyên xuất hiện trong thơ Dương Kiều Minh? Bởi đó là những hình ảnh gắn liền với kí ức suốt 13 năm ông sống ở Hòa Bình. Biểu tượng không gian trung du núi đồi gợi lên nỗi buồn về mảnh đất đã từng nuôi lớn lớn tâm hồn và khát vọng thơ ca. Trở về với mảnh đất ấy là được thả hồn mình giữa một không gian rộng lớn, với những đồi,
những núi, những con đường dốc, những thác, những bản làng, những cơn mưa lút mặt và trở về với những khát khao mạnh mẽ của tuổi thanh xuân, được đắm chìm trong vẻ đẹp nguyên sơ, bình yên mà buồn thương xa vắng của xứ núi Hòa Bình. Càng về sau biểu tượng không gian trung du núi đồi càng có vẻ hiu hắt, lạnh lẽo, hoang vắng…vì tất cả đều được nhìn từ một trái tim vướng nhiều sầu muộn, bi thương trước cuộc đời, càng đi càng thấy gần đỉnh non sườn dốc, dễ rơi vực thẳm, càng ngộ ra nhiều sự thật đắng cay của cuộc đời.
2.2.2.2. Không gian kí ức - tâm linh
Bên cạnh không gian thiên nhiên-vũ trụ, thơ Dương Kiều Minh còn khắc họa một không gian nổi bật khác đó là không gian kí ức - tâm linh. Kí ức - Tâm linh là những không gian mới trong thơ ca sau 1975. Nó từng được ủ men trong Trường thơ Loạn, bởi chủ soái Hàn Mặc Tử. Thơ ca kháng chiến cuồn cuộn đưa con người vào cơn lốc chiến tranh, khó có chỗ cho tâm linh trú ngụ. Từ bấy đến nay, câu chuyện thơ ca và tâm linh vẫn còn là mối dở dang. Thơ sau 1975 trở về với con người với sự đa dạng muôn mặt đã mở đưởng cho khả năng đi sâu vào khám phá thế giới bên trong của con người, trong đó có không gian tâm linh - kí ức. Không gian kí ức - tâm linh phản chiếu một cõi miền bí ẩn xa xôi của tinh thần con người, là không gian của những kỉ niệm đã qua, đó là “những phần suy
tư sâu sắc nhất được chưng cất mãnh liệt của con người về những cảm nghiệm sống” [50].
Không gian kí ức - tâm linh trong thơ Dương Kiều Minh hiện lên qua hình ảnh một làng quê ngàn năm sương khói, đẹp u trầm hiu quạnh và cổ kính:
Trong mưa có một ngôi đền
Và mưa từng ngón buông mềm mái tây (Trong mưa)
Trước 1975, làng quê thường được nhìn bằng con mắt ít nhiều lãng mạn hóa. Sau 1975, làng quê hiện lên trong những cảm nhận chân thực, không tô hồng và “bà mẹ vĩ đại ấy” trở thành nơi chốn thi nhân khao khát trở về để ngụp lặn cho tâm hồn thanh khiết hơn. Quê của nhà thơ Dương Kiều Minh là vùng trung du xa xôi mang vẻ đẹp hiu quạnh với “hoàng hôn loang lổ gò đồi”, “Một sớm vắng/ ùa lên mùi khói bếp”, “mùi bạch đàn xộc vào giấc ngủ”, “bậc thềm giàn dụa trăng mỗi tối”….Vẻ đẹp ấy được nhìn trong đôi mắt của một lữ thứ luôn nhớ về cố hương với nỗi cô đơn sầu muộn: Khắc khoải trầm buồn miền quê xa tít. Cố hương là miền trung du đất dốc, nhập nhòa gò bãi, những dòng sông trong vắt, những vùng đồi lô xô, núi đồi chồm lên tụt xuống, lãng đãng khói lam chiều, những gò đống liêu xiêu, những chiều cuối đông hiu hắt, những bụi cây gai lúp xúp, những vạt ngải tiên, những vườn mận trắng ngần... tất cả chập chờn hiện ra trong sắc màu nhân gian vừa mộc mạc vẻ đẹp đơn sơ, vừa nghèo và buồn. Có thể đó là quê hương nhà thơ, xứ sở tuổi thơ thần tiên của nhà thơ.
Không gian kí ức tâm linh còn là không gian tuổi thơ của chính ông. Với Dương Kiều Minh, kí ức mạnh đến nỗi nó trở thành mảnh đất thiêng của tâm hồn ông. Quê hương với cánh đồng: cánh đồng lúa rộ vàng, cánh đồng tím nhạt…Quê hương với dòng sông, con thuyền: con thuyền ghếch nhẹ lên bãi cát, con thuyền tựa đêm ngủ yên… Quê hương với mùi hương đặc biệt: Trong Củi
lửa, mùi tuổi thơ là mùi sương mùi nước, ùi khói, mùi lá bạch đàn xộc vào giấc ngủ, mùi ngon ngọt loang cây ngọc lan già . Trong Dâng mẹ, mùi tuổi thơ là mùi men lá ủ trong vườn, vị gì hoang dã, vị gì gây gấy buổi mai, hương hoa bưởi, mùi bưởi chín… tuổi thơ đọng lại với nhiều âm thanh ám ảnh. Tuổi thơ ai mà chẳng từng một lần ngóng đợi những âm thanh ấy. Nhân vật cậu bé trong thơ Dương Kiều Minh đã lắng nghe và đem theo nó cả cuộc đời. Lục tìm lại chợt thấy có tiếng két đồng giật thót tuổi thơ, tiếng Nghịch pháo đì đùng giật thót tuổi thơ, tiếng rao người bán kem hanh nồng vắng vẻ, tiếng giục trâu vàng sậm bìa rừng. Trong Dâng mẹ, có Tiếng trong trẻo của bầy chim bay chuyền bờ giậu
Trong không gian tuổi thơ có những người mà ông yêu thương nhất: có mẹ, có cha nhưng tiếc thay mẹ cha đã khuất. Bóng dáng hai thân chỉ còn trong hoài niệm buồn thương của một đứa con nặng nỗi lòng ly hương sầu xứ. Trong