7. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Kết cấu hình tượng
3.1.1.1. Tổ chức theo trục biểu tượng
Cách tổ chức kết cấu hình tượng theo trục biểu tượng tác phẩm là cách xây dựng một bài thơ theo một biểu tượng (hệ biểu tượng) xuyên suốt. Đây là cách xây dựng bài thơ phổ biến trong thơ Dương Kiều Minh. “Ngay từ Củi lửa, ông chủ trương hướng đến một lối viết kiệm lời, hàm súc và tượng trưng. Hệ
quả là nhiều tác phẩm của ông hiện lên như những “ẩn ngữ” mà để giải mã, không có cách gì khác hơn là phải bám vào những dấu hiệu chỉ dẫn của hệ thống biểu tượng”[41].
Trước hết, Dương Kiều Minh đã kiến tạo hình tượng thơ theo những ám ảnh và cảm giác tâm linh. Nổi bật cho kiểu tổ chức này là cách Dương Kiều Minh là cách Dương Kiều Minh viết về kí ức tuổi thơ, thơ ca, nguồn cội, cái chết.
Viết về kí ức tuổi thơ, thơ Dương Kiều Minh có những bài tiêu biểu Củi lửa, Cố hương, Thôn quê, Gửi sông Đáy, Chạnh niềm thôn dã,...Trong 7 tập thơ, tập nào cũng có những bài thơ nhắc tới những mảng kí ức ấy. Viết về kí ức thơ ca, nghệ thuật, thơ Dương Kiều Minh có Tiếng địch, Khúc dâng Mozart, A-pôn- lông và niềm cô tịch, Trở về từ ảo giác … Viết về nguồn cội, quê hương xứ sở dân tộc, có những bài: Những nàng chim lạc, Cỏ...Viết về cái chết, tiêu biểu có những bài: Ngóng bạn, Ngày xuống núi, Tựa cửa, ...
Bài thơ Củi lửa trong tập thơ cùng tên là bài thơ tiêu biểu cho kiểu tổ chức hình tượng kí ức tuổi thơ. Trong bài thơ, củi lửa trở thành biểu tượng xuyên suốt.
Đời con thưa dần mùi khói
mẹ già nua như những buổi chiều
Lăng lắc tuổi xuân lăng lắc niềm thôn dã bếp lửa ngày đông …
Mơ được về bên mẹ
ao xưa, mảnh vườn nhỏ ngày xưa bậc thềm giàn giụa trăng mỗi tối Bên những hoàng hôn loang lổ gò đồi mùi lá bạch đàn xộc vào giấc ngủ
con về yêu mái rạ cuộc đời
Một sớm vắng ùa lên khói bếp
về đây củi lửa ngày xưa …
Nương theo biểu tượng này, các hình ảnh của kí ức ấu thơ hiện về: mùi khói, buổi chiều, bếp lửa, ao xưa, vườn xưa, trăng, hoàng hôn loang lổ gò đồi, mùi lá bạch đàn, mái rạ khói bếp…. Sự kết hợp các danh từ, động từ và các từ láy tượng hình, tượng thanh tinh tế: lăng lắc tuổi xuân, giàn giụa trăng, loang lổ gò đồi… khiến bài thơ đa nghĩa hơn. Củi lửa nhen nhóm sự khởi đầu. Củi lửa gợi nỗi nhọc nhằn quê hương. Củi lửa như mảng kí ức ấm áp êm đềm nhất trong đời. Củi lửa gợi sự ấm nóng của tình mẹ tình quê…Ở những bài thơ khác Dương Kiều Minh cũng tổ chức hình tượng theo cách này. Điều đó khiến cho kí ức giống như mảnh đất thiêng luôn thường trực trong tâm hồn, được gọi về như những ám ảnh thiết tha của đời ông và trở thành một đặc trưng thi pháp thơ Dương Kiều Minh.
Ám ảnh về cõi chết và cái chết thường trở đi trở lại trong thơ Dương Kiều Minh. Cũng từ sự thấu nhận cái lạnh lẽo trong cuộc đời mà ám ảnh cái chết được nhắc đến rất nhiều trong các tập thơ Ngày xuống núi, Tựa cửa, Tôi ngắm mãi những ngày thu tận, Khúc chuyển mùa.
Bài thơ Ngóng bạn tiêu biểu cho kiểu tổ chức hình tượng thơ nói về cái chết, nó là sự ảnh về cái chết đang tới gần:
1.
Người vừa đi căn nhà lạnh vắng
Ngày qua quá ngọ người qua quá thì thời qua quá tuần âm khí qua mé bên kia ...
2.
mắt vời đăm đắm người xa biền biệt
biền biệt miền tây gió bồng ngũ sắc ...
3.
Đợi người quá nửa tuần trăng mọng ướt vành mi núi
ngoài bờ đêm sông chảy dài dài
Nhớ hoàng hôn chênh chếch già nua sầm sập
tiếng chim gọi bày nhắc bản KINH chiều.
Ấn tượng chung nhất về bài thơ là những hình ảnh đầy ám gợi về cõi chết:
căn nhà lạnh vắng, ánh sáng phủ đầy, âm khí, miền tây, người xa biền biệt, viền trăng cuối bãi, cơn lốc thủy thần, khí miền Tây,…Trở lại với nhan đề bài thơ là
Ngóng bạn. Bạn ở đây không ám chỉ một cá nhân cụ thể nào cả. Bạn cũng là một hình ảnh ám gợi. Đó có thể là một người bạn đã ra đi và nhân vật trữ tình chưa nguôi quên hay bạn chính là cái chết, cõi âm đang được dự cảm rất gần:
quá ngọ, quá tuần, quá thì, âm khí qua mé bên kia hồ. Bài thơ là một tâm sự, một sự dự cảm của nhà thơ về đời mình. “Tuy nhiên, đó chỉ là những biểu hiện bề mặt. Trong sâu xa, nó thể hiện cái khao khát mãnh liệt của nhà thơ trong việc
truy tầm và lý giải bản thể của đời sống. Sống và Chết phải chăng chính là hai mặt thống nhất của một bản thể đó?” [43].
Cách tổ chức hình tượng theo những ám ảnh, cảm giác tâm linh khiến cho các bài thơ mang sắc thái thẩm mĩ sâu kín và bí ẩn. Thơ Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Lương Ngọc gặp gỡ Dương Kiều Minh ở điểm này.
Kiến tạo hình tượng thơ trong sự chuyển động liên tục của liên tưởng và tưởng tượng là đặc điểm thứ hai trong cách tổ chức hình tượng thơ của Dương Kiều Minh. Các bài thơ được kết cấu theo kiểu này tiêu biểu có: Tiếng địch, Tháp Bút, Đông chí, Những thi sĩ trên Đồng Mô, Muối, Sực nhớ núi đồi...
Những bài thơ được tổ chức theo kiểu này có thể ngắn, có thể dài, có khi được chia thành nhiều mục, đánh số thứ tự. Xem ra khung bài thơ “có vẻ cứng nhắc song bản thân kiểu thiết kế hình thức này trong bài thơ “không thể gò ép được bức tranh đời sống liên tục biến hóa theo nhiều điểm nhìn” [43]. Hiện thực đời sống được mở rộng theo nhiều trường liên tưởng khác nhau, hình ảnh này gọi hình ảnh khác theo quy luật vừa ngẫu nhiên bất định vừa biến hóa khôn lường. Và vì thế rất khó thâu tóm nội dung bài thơ vào vài dòng tóm lược. Chẳng hạn ở bài Tiếng địch:
Tiếng gì đơn độc xa hơn nỗi buồn
ước vọng trườn trong thanh vắng
Đấy – bài ca xưa đấy – vườn trăng xưa
Vẫn sống rêu phong mái cổ một tình yêu tìm đến tự tình thềm son lặng bóng mai già đổ ừ niềm đau chẳng bao giờ nói
ừ hy vọng mong manh như cả kiếp người
Trong bài thơ tác giả lược bỏ tối đa những từ ngữ kết nối, cách tổ chức cú pháp theo trật trự tuyến tính. Tiếng địch tạo nên sự đứt mạch liên tục giữa các dòng thơ, ý thơ, hình ảnh thơ. Khám phá ý nghĩa của bài thơ, không thể không dựa vào tiếng địch, biểu tượng trung tâm của tác phẩm, sợi dây liên kết những hình ảnh liên tưởng chừng như rời rạc, xa lạ, như không hề ăn khớp trong bài:
nỗi buồn/ ước vọng/ bài ca/ vườn trăng/ niềm đau/ niềm hy vọng… Có thể hiểu
Tiếng địch như một biểu tượng của âm nhạc, của nghệ thuật, những âm thanh có khả năng đánh thức những nguồn năng lượng bí ẩn và mãnh liệt nhất trong thiên nhiên và hồn người.
Ở một bài thơ khác Những thi sĩ trên đồng Mô, cách tổ chức biểu tượng cũng rất đặc biệt:
“…Chợt bóng những thi sĩ ôm câu thơ bay lan man trên mặt hồ. Phía xa, trên đỉnh đồi một ngôi đền mới dựng, xa hơn nữa làn khói len ngoằn ngoèo vừa giống một nén nhang khổng lồ, vừa giống một lối mòn lên núi. Không rõ nơi nào dưới mặt nước bao la kia dấu ngôi chùa cổ, người bạn vong niên dâng câu thơ ngát mùi hương trầm, bái vọng thời quá vãng. Mặt hồ đột ngột tối sầm, nước hồ chao động. Từng luồng khí bốc cao, gió thổi lên dữ dội, rồi mưa lớn. Tiếng hô hoán rầm rầm tiến lại bờ bên kia, những mũ mão cân đai, những cờ, những phướn làm tan biến vẻ lặng lẽ yên bình buổi sớm.
Lạ thay,giữa bốn bề giống gió những thi sĩ bền bỉ mải săn tìm số phận bay là là trên mặt hồ.
Phía xa xa làn mưa trắng xóa, trên đỉnh đồi in sẫm bóng ngôi đền mới dựng.”
Bài thơ không được tổ chức theo vần điệu du dương nhưng ám ảnh người đọc bởi cách tổ chức biểu tượng. Ngay ở nhan đề, người đọc đã thấy sự khác lạ.
Thi sĩ phải ở thư phòng còn thi sĩ trong thơ Dương Kiều Minh lại ở trên đồng Mô. Rõ ràng đó là một cách thiết kế có chủ đích. Hình thượng thi sĩ trên đồng Mô trở thành biểu tượng trung tâm. Bên cạnh đó, bài thơ còn xuất hiện những hình ảnh: ngôi đền mới dựng, nén nhang khổng lồ, lối mòn trên núi, ngôi chùa cổ, người bạn vong niên, thời quá vãng...Nương theo những hình ảnh này, ta nhận ra hai hai loạt hình ảnh đối nghịch: hình ảnh ngôi đền mới dựng, thi sĩ trên đồng Mô, lối mòn trên núi đối nghịch với hình ảnh ngôi chùa cổ,người bạn vong niên, thời quá vãng, mũ mão cân đai, cờ phướn. Phải chăng những hình ảnh ấy gợi ra sự đối nghịch giữa hai thế hệ thơ, hai phạm trù thơ, hai thời đại thơ, một bên là những giá trị thơ ca đã trở thành cổ xưa, giá trị đã tĩnh tại theo thời gian, còn một bên là những giá trị thơ ca mới sáng lập, mới tạo dựng, như những lối mòn nhỏ lên núi. Và giữa sự dữ dội của gió, mưa, tiếng hô hoán rầm rầm của những mũ mão cân đai...những thi sĩ trên đồng Mô vẫn bền bỉ mải săn tìm số phận bay là là trên mặt hồ để kiến tạo nên ngôi đền thơ ca mới. Với kiểu tổ chức bài thơ theo trục biểu tượng, thi phẩm như một thông điệp nghệ thuật tác giả gửi tới độc giả: Những thi sĩ đồng Mô là biểu tượng cho sự sáng tạo tới cùng cho những giá trị nghệ thuật mới mẻ, để tạo dựng ngôi đền thiêng mới cho thơ ca, họ sẵn sàng vong thân để sáng tạo.
Khi tổ chức bài thơ theo trục biểu tượng, rõ ràng cái tôi cá nhân nhà thơ bị đẩy xuống bình diện thứ hai nhường vị trí số một cho hệ thống hình ảnh, biểu tượng. Biểu tượng thể hiện tiếng nói tự thân và người đọc muốn khám phá bài thơ buộc phải nương theo trục biểu tượng. Vì thế, ngôn ngữ bài thơ kiểu này trong thơ của Dương Kiều Minh liên tục đứt mạch đoản mạch, câu thơ tách chẻ, xuống dòng và không viết hoa chữ đầu ở câu xuống dòng; tối giản triệt để quan hệ từ, từ nối tạo nên sự chặt chẽ về mặt cú pháp. Ngay ở tập thơ đầu tiên Củi lửa
đã có 13/33 bài thơ được tổ chức theo kiểu ngôn ngữ như thế này. Đặc điểm này thể hiện ý thức cách tân rất rõ của Dương Kiều Minh. Bài thơ trở nên khó hiểu
hơn, không tả thực đồng thời lại ám gợi hơn, mở ra nhiều trường liên tưởng, cảm thụ và những khoảng rộng liên tưởng cho độc giả.
Mặt khác, khi kết cấu bài thơ theo trục biểu tượng làm cho bài thơ ám gợi và giàu ý nghĩa tượng trưng là đặc điểm Dương Kiều Minh kế thừa trong thi ca phương Đông, nhất là cổ thi. Tuy nhiên nhà thơ không sao chép đặc trưng ấy theo cách cổ thi vẫn làm mà sáng tạo theo cách riêng tạo ra dấu ấn cho những bài thơ của mình.
3.1.1.2. Tổ chức theo mạch tự sự - trữ tình
Khi bài thơ được kết cấu theo mạch tự sự trữ tình nghĩa là nhà thơ sẽ kể cho ta nghe những câu chuyện bằng cảm xúc hoặc trực tiếp thể hiện cảm xúc trong từng câu chuyện. Tổ chức bài thơ theo mạch tự sự trữ tình là phương thức kết cấu từng xuất hiện trong thơ ca truyền thống và thơ ca hiện đại của thế hệ nhà thơ trước Dương Kiều Minh. Việc tổ chức bài thơ theo mạch tự sự trữ tình là cách Dương Kiều Minh tiếp nối sự cách tân của thơ ca theo đường hướng riêng, ở đó thể hiện được những cảm xúc của một cá thể hiện đại về những vấn đề nhân sinh, lịch sử và cả cá nhân ông nữa. Mỗi bài mỗi tâm sự. Mỗi bài một nỗi niềm. Chuyện nhiều lúc tưởng xa xôi mà lại hóa gần gũi thân thiết và dễ dàng bắt gặp bóng dáng của nhiều người trong mạch cảm xúc đó của nhà thơ.
Mạch tự sự trữ tình nương theo kí ức về cố hương, về tuổi thơ và những xúc cảm khôn nguôi về miền kí ức yên bình ấy. Chủ thể lùi sâu vào quá khứ kể cho ta nghe những kí ức vừa ngọt ngào vừa thanh sạch, chở những khát vọng, nhớ thương về một miền quê xa tít về những con người ông nhất mực yêu thương, về những khát khao đi cùng ông đến suốt cuộc đời.
Ngày ấy cậu vừa sáu tuổi Cùng người về bên ngoại Xanh ơi những bãi ngô dài Con đò lần đầu cậu biết
Thiếu nữ tóc vừa ngang vai
(Ơi làng quê xứ lạ)
Kí ức tuổi thơ dần về theo lời tự sự của một cậu bé mười sáu tuổi. Quê ngoại đẹp buồn trong bóng dáng của những bãi ngô xanh, của con đò và người thiếu nữ tóc ngang vai.
Kí ức ra đi của một cậu bé 16, 17 được khắc họa qua rất nhiều bài thơ. Cuộc ra đi ấy mang theo nhiều khát vọng của tuổi thanh xuân, nhưng dù đi tới đâu, đi bao lâu, mẹ và quê hương luôn là nơi con người ấy khao khát tìm về.
Nhà thơ còn kể về cuộc đời về tổ ấm riêng tư bằng cảm xúc hạnh phúc chan chứa:
Bỗng chốc anh già một nửa trong mắt yêu em trẻ ra nhiều
mỏm yên ngựa bồng bềnh sương khói… rồi thành phố điện như người ta nói những hàng đèn đêm theo suốt vòm cây anh mới biết, một mùa sắp hết
chiếc ổ ban mai: Bé con sắp ra đời.
Gửi con gái Nhật Ngân như là những tâm sự sâu sắc mà người cha Dương Kiều Minh muốn nhắn gửi cho đứa con duy nhất của nhà thơ. Con chính là mùa xuân là ngon lửa trong cuộc đời mong manh, đầy bão tố, đầy chuỗi ngày “nghèo khổ” của cha:
Con sinh giữa mùa xuân thanh bình Hà Nội 1987
Đợt rét cuối cùng xô về phía núi ấy cuối xuân
cha - kẻ mộng du hư thực, cuộc đời ném ra ngoài cuộc đời ném vào bão tố
*
Ấy mùa xuân đầu tiên cha thấy mình nghèo khổ Còn gì? Ngoài con và khát vọng
Kết cấu bài thơ theo mạch tự sự trữ tình, nhà thơ còn kể cho ta nghe hành trình bước vào nghiệp văn thơ gian truân. Từ đó, tác giả bộc bạch những cảm xúc mạnh mẽ những khao khát riêng tư về nghệ thuật, về thơ ca, khi đã xem nó là niềm đam mê lớn nhất của đời ông. Một loạt các bài thơ có dấu vết của những câu chuyện thần thoại: Prô-mê-tê và lửa, A-pôn-lông và niềm cô tịch, Faust, Gửi Đôn-ki-hô-tê, Giêsu Krixtơ, Gửi những nàng chim Lạc, Tâm sự gửi người xưa được kể như là những biểu tượng đẹp về khát vọng thực hiện những sứ mệnh vinh quang cho loài người.
Hoặc những câu chuyện liên quan đến những bậc kì tài văn chương, những biểu tượng văn chương, nghệ thuật trong : Dâng Lí Bạch, Tháp Bút, Khuất Nguyên, Khúc dâng Mozart, Cuối chiều, gửi đề đất Hà Đông, Ghi bên Nhật Tiên Kiều, Những thi sĩ trên đồng Mô, Qua Hồ Tây vọng tưởng Chu Thần…Qua những bài thơ này, dường như khát vọng sáng tạo của thi nhân lại bùng lên mãnh liệt hơn, để không hổ thẹn với người xưa. Nhà thơ muốn vong thân để sáng tạo, để khẳng định bản lĩnh của người nghệ sĩ.
Càng về sau, các bài thơ hầu hết đều được kết cấu theo mạch tự sự trữ tình. Mỗi khoảnh khắc của đời sống được kể rõ ràng tỉ mỉ trong mỗi bài thơ. Những kỉ niệm của những năm tháng cuối cùng của cuộc đời được kể lại trong thơ ông như để lưu dấu những tháng ngày ở trần gian. Những câu chuyện mang bóng dáng của khói sương, biên ải, của những giấc mơ không đầu cuối, phân mảnh, muốn hiểu phải lắp ghép nhưng cũng thật không dễ dàng. nhòe mờ. Đó là