Sơ bộ đánh giá khả năng đáp ứng của danh mục thuốc kháng sinh được cấp SDK đối với mô hình bệnh tật tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá nhóm thuốc kháng sinh được đăng ký lưu hành tại việt nam tính đến năm 2006 (Trang 60 - 61)

- Quy cách đóng gói.

1. Công ty cổ phần hóa dược phẩm Mekongphar 117 6,7% 2.Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco109 6,24%

3.2. Sơ bộ đánh giá khả năng đáp ứng của danh mục thuốc kháng sinh được cấp SDK đối với mô hình bệnh tật tại Việt Nam

sinh được cấp SDK đối với mô hình bệnh tật tại Việt Nam

Nhóm thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có nhiều SDK nhất vói 3742 SDK (tính từ năm 2002 đến hết 2006) chiếm tới 21,92% tổng số thuốc được cấp SDK lưu hành trên thị trường. Trong đó, thuốc trong nước có 1747 SDK1958 SDK

của thuốc nước ngoài với tổng cộng 80 hoạt chất. Các doanh nghiệp Dược trong nước đã sản xuất được thuốc của 62 hoạt chat.Tỷ lệ trung bình SĐK/hoạt chất của thuốc trong nước là 28,18/1 cao hơn tỷ lệ của thuốc nước ngoài là 24,94/1.

Thuốc kháng sinh sản xuất trong nước tập trung chủ yếu vào một số nhóm kháng sinh thông thường, thế hệ cũ của những thập niên 60, 70, 80 như nhóm

Penicillin, Cephalosporin và các Macrolid. Còn với các hoạt chất mới, các kháng sinh thế hệ mói của nhóm Cephalosporin chủ yếu vẫn là thuốc nước ngoài. Hơn nữa, các thuốc sản xuất trong nước phần lổn được bào chế dưói các dạng thông thường, thiếu những dạng bào chế hiện đại. Vì vậy, lượng thuốc kháng sinh sản xuất trong nước tuy lớn nhưng việc đáp ứng cho nhu cầu điều trị vẫn còn những hạn chế. Với những nhiễm khuẩn nhẹ như nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể được điều tri bằng thuốc nội nhưng với các nhiễm khuẩn nặng trong bệnh viện như nhiễm khuẩn máu thì các bác sỹ luôn lựa chọn các kháng sinh nước ngoài.

Trong mô hình bệnh tật của Việt Nam hiện nay, khi nhóm bệnh nhiễm trùng - nhiễm khuẩn vẫn còn phổ biến thì thuốc kháng sinh có một lượng lớn SDK như thế là tương đối phù hợp. Tuy nhiên với một tỷ lệ lớn SDK được sản xuất tập trung vào một số hoạt chất như vậy sẽ gây khó khăn trong việc lựa chọn thuốc, lãng phí năng lực sản xuất, vốn, dây chuyền, chất xám tạo nên cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đối vói thuốc trong nước.

Với số lượng SDK cao cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc kê tên biệt dược tràn lan làm tăng thêm tình trạng lạm dụng tìiuốc kháng sinh. Hậu quả của việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, lạm dụng kháng sinh bao vây làm tình trạng kháng kháng sinh đã trở nên báo động. Nhiều thuốc tuyến đầu giờ đã không còn phát huy hiệu lực.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá nhóm thuốc kháng sinh được đăng ký lưu hành tại việt nam tính đến năm 2006 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)