THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THÚ Y TÂN TIẾN (Trang 38)

a. Thuận lợi

- Hệ thống tổ chức quản lý và nhân sự của công ty không ngừng được củng cố và nâng cao. Năng lực lãnh đạo quản lý, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng lên, nội bộ công ty luôn hoạt động ổn định và đoàn kết. - Công ty có một đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm và luôn

có tinh thần làm việc tập thể trong công việc. Điều này đã giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty luôn được diễn ra thuận lợi, trôi chảy và đạt hiệu quả tốt.

- Các đối tác cung ứng sản phẩm cho công ty phần lớn là những công ty có thương hiệu, uy tín trên thị trường trong lĩnh vực thú y nên các sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao, nguồn hàng cung ứng nhiều giúp công ty đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng và tạo dựng lòng tin của khách hàng.

- Là doanh nghiệp thuộc Cục thú y được phép trực tiếp nhập khẩu nhiều loại mặt hàng thuốc thú y, góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng hàng hóa cho công ty, gia tăng tính cạnh tranh của công ty trong kinh doanh.

b. Khó khăn

- Hiện nay, công ty đang phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh khá gay gắt. Nhiều đối thủ của công ty đã sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá để lôi kéo khách hàng của công ty. Bên cạnh đó, các đối thủ cũng đưa ra mức hoa

hồng cao cho các đại lý nhằm lôi kéo các đại lý của công ty bán các sản phẩm của họ thay vì của công ty. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

- Trên thị trường cũng đã xuất hiện nhiều loại sản phẩm nhập lậu và hàng giả cùng chủng loại hàng của công ty với chất lượng kém đã khiến uy tín và niềm tin của khách hàng vào các sản phẩm của công ty bị ảnh hưởng, gây khó khăn cho hoạt động bán hàng.

- Việc thu hồi vốn trong quá trình kinh doanh vẫn còn tương đối chậm, gây nhiều áp lực lên việc huy động vốn của công ty khi cần thiết. Bên cạnh đó, phương tiện vận chuyển hàng đến khách hàng của công ty chưa nhiều cũng gây nên nhiều khó khăn cho công ty trong việc điều phối và quản lý hàng hóa bán ra.

- Địa bàn hoạt động kinh doanh của công ty phân tán trên phạm vi khá rộng đã khiến cho việc cập nhập và thu thập thông tin cần thiết mất khá nhiều thời gian và công sức, gây nhiều khó khăn cho công ty trong việc lập kế hoạch kinh doanh cho từng kỳ kinh doanh.

3.5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÔNG TY

- Tiếp tục duy trì và xây dựng hình ảnh công ty là một thương hiệu đẹp, đáng tin cậy trong mắt khách hàng.

- Duy trì và phát triển các mặt hàng thế mạnh, các thị trường kinh doanh chủ lực. Đồng thời ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách khai thác và mở rộng các thị trường mới, đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm.

- Đẩy mạnh tin thần đoàn kết, hợp tác cùng làm việc giữa các bộ phận và các thành viên trong công ty, thể hiện tin thần chung sức chung vai làm việc nhằm mang lại hiệu quả trong công việc ngày càng đưa công ty phát triển vững mạnh.

- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tin thần cho các anh chị em nhân viên trong công ty, tạo môi trường làm việc thuận lợi, an toàn và chuyên nghiệp cho toàn thể các nhân viên.

CHƯƠNG 4:

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY THÚ Y TÂN TIẾN

2.2 TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY

4.1.1 Kim ngạch và tốc độ tăng giảm kim ngạch nhập khẩu

Bảng 3: Tình hình kim ngạch và tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu

ĐVT: 1000USD

Năm Kim ngạch

Mức tăng giảm

Tuyệt đối Tương đối (%)

2011 22.548,131 - -

2012 24.469,540 1.921,41 108,52

2013 24.881,803 412,26 101,68

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, kim ngạch nhập khẩu của công ty đều tăng qua các năm, trong đó năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 với mức tăng là 8,52% và năm 2013 có mức tăng nhẹ hơn, chỉ đạt 1,68% so với năm 2012.

Trong giai đoạn năm 2011 – 2013, dưới ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh phát triển mạnh với nhiều loại bệnh như dịch cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng,.. trên đàn gia súc, gia cầm với diện rộng đã khiến cho nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thú y trong nước có sự gia tăng đáng kể. Đánh giá tốt nhu cầu trong nước trong giai đoạn trên nên công ty đã đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của công ty nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, cùng với việc tổ chức tốt hoạt động bán hàng và thâm nhập được sâu hơn vào các thị trường tiêu thụ tiềm năng của công ty cũng khiến cho nhu cầu nhập khẩu hàng của công ty tăng cao. Việc gia tăng kim ngạch nhập khẩu của công ty trong các năm vừa qua phần nào cho thấy công tác tổ chức và

thực hiện hoạt động nhập khẩu của công ty được thực hiện có hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu hàng hóa cho hoạt động bán hàng nội địa.

4.1.2 Tình hình nhập khẩu theo thị trường

4.1.2.1 Phân tích tình hình nhập khẩu theo thị trường

Bảng 4: Tình hình nhập khẩu từ các thị trường của Công ty

ĐVT: 1000USD Thị trường 2011 2012 2013 So sánh Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2012/2011 2013/2012 % % Mỹ 14.678,31 65,10 15.504,56 63,36 15.700,93 63,10 826,25 105,63 196,37 101,27 Netherland 2.504,46 11,11 2.821,28 11,53 3.010,17 12,10 316,82 112,65 188,90 106,70 Anh 1.257,91 5,58 768,58 3,14 819,64 3,29 -489,34 61,10 51,06 106,64 Hungary 1.159,59 5,14 833,06 3,40 891,85 3,58 -326,53 71,84 58,80 107,06 Thái Lan 854,98 3,79 1.888,56 7,72 1.928,38 7,75 1.033,58 220,89 39,82 102,11 Hàn Quốc 601,12 2,67 447,40 1,83 455,55 1,83 -153,72 74,43 8,15 101,82 Pháp 365,58 1,62 504,50 2,06 499,60 2,01 138,93 138,00 -4,90 99,03 China 264,75 1,17 254,95 1,04 254,95 1,02 -9,80 96,30 0,00 100,00 Argentina 145,68 0,65 274,25 1,12 252,26 1,01 128,56 188,25 -21,98 91,98 Mexico 1,74 0,01 3,48 0,01 3,48 0,01 1,74 199,97 0,00 100,02 Belgium 118,87 0,53 58,45 0,24 58,45 0,23 -60,42 49,17 0,00 100,00 Brazil 24,00 0,10 38,40 0,15 24,00 - 14,40 160,00 Bulgaria 82,01 0,36 532,03 2,17 453,78 1,82 450,01 648,71 -78,25 85,29 Canada 54,33 0,24 42,21 0,17 51,04 0,21 -12,13 77,68 8,83 120,92 Russian 43,58 0,19 66,37 0,27 66,37 0,27 22,79 152,31 0,00 100,00 Colombia 115,44 0,51 134,03 0,55 113,93 0,46 18,59 116,10 -20,10 85,00 Germany 162,92 0,72 54,44 0,22 54,44 0,22 -108,48 33,41 0,00 100,00 India 59,99 0,27 78,01 0,32 78,01 0,31 18,02 130,04 0,00 100,00 Italy 76,87 0,34 157,92 0,65 129,10 0,52 81,05 205,44 -28,83 81,75 Japan 8,05 0,03 8,05 0,03 8,05 - 0,00 100,01 Taiwan 13,44 0,05 13,44 0,05 13,44 - 0,00 100,00 Tổng 22.548,13 100,00 24.469,54 100,00 24.881,80 100,00 1.921,41 108,52 412,26 101,68

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu) Chú thích: “TĐ = Tuyệt đối”

Từ bảng số liệu trên ta thấy, thị trường nhập khẩu hàng hóa của công ty tương đối rộng lớn với hơn 20 nước trên thế giới. Tuy nhiên, nếu xét về giá trị nhập khẩu từ các thị trường thì Công ty có các thị trường nhập khẩu chủ lực là Mỹ, Netherland, Anh, Hungary và Thái lan với tổng kim ngạch luôn chiếm hơn 89% tổng kim ngạch nhập

khẩu của công ty qua các năm, trong đó kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ luôn chiếm tỷ trọng hơn 63%/năm.

Trong giai đoạn năm 2011 – 2013, cũng có sự chuyển dịch về tỷ trọng giữa các thị trường nhập khẩu chủ lực của công ty, cụ thể là: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Mỹ, Anh và Hungary có chiều hướng giảm dần với mức giảm vào khoảng 2% và tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Thái Lan và Netherland có xu hướng tăng với mức tăng trung bình tương ứng vào khoảng 4% và 1%.

Xét về tốc độ tăng kim ngạch tại các thị trường ta thấy, kim ngạch nhập khẩu tại các thị trường Mỹ, Netherland, Thái Lan và Mexico có mức tăng trưởng khá ổn định, đều tăng trong cả 2 năm. Còn tại các thị trường khác thì tốc độ tăng trưởng không đồng đều. Tại các thị trường như Anh, Hungary, Hàn Quốc, China và Canada thì kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh vào năm 2012 và tăng nhẹ trở lại vào năm 2013. Còn tại các thị trường như Pháp, Argentina, Bulgaria và Colombia thì ngược lại, kim ngạch nhập khẩu tại các thị trường này tăng mạnh vào năm 2012 nhưng đồng thời cũng giảm mạnh vào năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc kim ngạch nhập khẩu tăng giảm tại các thị trường này phần lớn là do sản lượng hàng hóa cung ứng tại các thị trường trên chưa cao và thiếu ổn định nên công ty phải điều chỉnh nhập khẩu hàng theo từng thời kỳ thích hợp để bán và dự trữ. Riêng đối với thị trường Nhật Bản, đây cũng là thị trường nhập khẩu hàng thường xuyên của công ty nhưng do ảnh hưởng của các trận thiên tai lớn về động đất và sóng thần vào năm 2011 nên việc nhập khẩu từ thị trường này của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2011 công ty đã không thể nhập khẩu từ thị trường này do trụ sở sản xuất của các đối tác của công ty nằm trong vùng bị thiên tai và chỉ khôi phục lại sản xuất trong năm 2012. Tuy nhiên khả năng cung ứng hàng của các đối tác vẫn còn rất hạn chế nên kim ngạch nhập khẩu của công ty tại thị trường này tăng không đáng kể.

Ngoài ra, trong năm 2012 công ty cũng đã mở rộng được thêm 2 thị trường nhập khẩu mới là Brazil và Taiwan, trong đó tốc độ tăng kim ngạch của Brazil khá mạnh, tăng 60% vào năm 2013.

- Với số lượng thị trường nhập khẩu tương đối nhiều và rộng lớn như đã thấy ở trên, Công ty có thể gặp nhiều rủi ro trong hoạt động nhập khẩu như không thể nhập được hàng, nhập hàng gặp khó khăn do tình hình chính trị, kinh tế tại các thị trường có sự thay đổi và biến động. Nếu không có đủ kinh nghiệm hoặc không có sự nắm vững về các chính sách xuất khẩu, tình hình thay đổi về chính trị và kinh tế tại các thị trường, khi có thay đổi xảy ra, nhân viên của công ty sẽ khó có thể ứng phó kịp thời để tổ chức và thực hiện nhập khẩu hàng hóa một cách thuận lợi, đáng ứng tốt cho nhu cầu của công ty. Ta có thể thấy, một trong các thị trường chủ lực của công ty là Thái Lan có tình hình chính trị trong các năm vừa qua khá bất ổn. Các làn sóng biểu tình, đảo chính tại Thái Lan diễn ra với tần suất khá lớn. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất của các đối tác của công ty. Bên cạnh đó, việc thay đổi giới cầm quyền mới do đảo chính có thể gây nên sự thay đổi về chính sách kinh tế của đất nước đó, gây trở ngại cho hoạt động nhập khẩu của công ty. Hay sự thay đổi chính sách chính trị của chính phủ Trung Quốc trong năm qua, nổi bật nhất là yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này đã tạo nên sự căng thẳng và tranh chấp giữa các nước, trong đó có Việt Nam. Những căng thẳng về chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi về quan hệ kinh tế giữa hai nước. - Tuy có số lượng thị trường nhập khẩu lớn nhưng nguồn hàng nhập khẩu cung ứng

chủ lực cho hoạt động kinh doanh bán hàng của công ty lại được nhập chủ yếu từ một vài thị trường nhất định. Việc tập trung nhập khẩu từ một vài thị trường như vậy mang lại rất nhiều rủi ro cho công ty nếu xảy ra sự biến động về sản lượng cung ứng, giá cả hay mức độ cạnh tranh mua hàng tại các thị trường này. Xét riêng tại thị trường Mỹ, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này chiếm tỷ trọng hơn 63% kim ngạch nhập khẩu của công ty. Mỹ là một trong những thị trường có hàng hóa cung ứng với chất lượng tốt và ổn định, sản lượng cung ứng cũng rất dồi dào. Nhập khẩu từ thị trường này đem lại ít rủi ro do sự biến động về sản lượng cung ứng. Tuy nhiên, do là một thị trường có chất lượng hàng hóa tốt nên Mỹ được rất nhiều các nhà nhập khẩu trên toàn thế giới lựa chọn làm thị trường nhập khẩu chủ lực nên khi nhập khẩu từ thị trường này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh mua hàng. Việc công ty nhập khẩu hàng từ thị trường này với tỷ trọng lớn như vậy chứa đựng rủi ro rất lớn cho

hoạt động kinh doanh của công ty. Khi xảy ra biến động về khối lượng hàng cung ứng do ảnh hưởng bởi thiên tai hay chính trị, có sự gia tăng về chi phí sản xuất dẫn đến sự tăng giá, mức độ cạnh tranh mua hàng tại thị trường này sẽ diễn ra rất gay gắt, việc mua hàng diễn ra khó khăn hơn và doanh nghiệp sẽ khó có thể tìm đủ nguồn hàng để nhập phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

- Bên cạnh đó, một số thị trường nhập khẩu của công ty chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tác động của môi trường tự nhiên như Nhật bản, Trung Quốc,… Khi nhập khẩu từ các thị trường này, ngoài rủi ro về nguồn hàng cung ứng khan hiếm, công ty cũng có thể gặp các rủi ro về tổn thất, mất mát hàng hóa trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hóa do thiên tai gây ra.

4.1.3 Tình hình nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng4.1.3.1 Phân tích cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 4.1.3.1 Phân tích cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Bảng 5: Tình hình nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng của Công ty

ĐVT: 1000USD Mặt hàng 2011 2012 2013 So sánh Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2012/2011 2013/2012 % % Tân dược 20.282,24 89,95 21.320,53 87,13 21.593,40 86,78 1.038,29 105,12 272,87 101,28 Nguyên phụ liệu dược phẩm 2.254,13 10,00 3.135,54 12,81 3.260,43 13,10 881,40 139,10 124,89 103,98 Dụng cụ dùng trong thú y 11,76 0,05 13,48 0,06 27,98 0,11 1,72 114,59 14,50 207,61 Tổng 22.548,13 100,00 24.469,54 100,00 24.881,80 100,00 1.921,41 108,52 412,26 101,68

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu) Chú thích: “TĐ = Tuyệt đối”

Từ bảng số liệu trên ta thấy, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng của công ty trong các năm vừa qua đều có tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng tăng.

Nếu xét về tỷ trọng thì tân dược là loại sản phẩm nhập khẩu chủ lực của công ty với tỷ trọng kim ngạch nhập chiếm hơn 86% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu công ty lựa chọn loại hàng này làm sản phẩm chủ lực trong nhập khẩu là do nhu cầu của sản phẩm này rất cao. Đặc tính của Tân dược là có hiệu lực trị bệnh rất nhanh và mạnh, dễ dàng sử dụng nên rất được thị trường trong nước ưu chuộng. Hiện nay, Tân dược mà công ty nhập khẩu chủ yếu là các loại thuốc kháng sinh, vaccine, thuốc trộn,….được phép sử dụng trong hoạt động chăn nuôi và phòng ngừa dịch bệnh cho súc vật, gia cầm và thủy sản tại Việt Nam.

Nếu xét về tốc độ tăng trưởng, ta thấy kim ngạch nhập khẩu của tân dược, nguyên phụ liệu dược phẩm và dụng cụ dùng trong thú y tăng khá mạnh vào năm 2012 với mức tăng tương ứng là 5,12%, 39,10% và 14,59%. Tuy nhiên vào năm 2013, kim ngạch nhập khẩu của tân dược và nguyên phụ liệu dược phẩm chỉ tăng nhẹ với mức tăng tương ứng là 1,28% và 3,98%, còn kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng dụng cụ dùng trong thú y thì tăng rất mạnh với mức tăng là 107,61%. Nguyên nhân khiến dụng cụ dùng trong thú y tăng mạnh như vậy là do tình hình dịch bệnh bùng phát

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THÚ Y TÂN TIẾN (Trang 38)