1.4.1. Tình hình kinh doanh của Công ty theo khu vực
Bảng 1: Doanh thu bán hàng theo khu vực của Công ty Thú Y Tân Tiến
ĐVT: Triệu đồng Khu vực 2011 2012 2013 So sánh Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2012/2011 2013/2012 TĐ % TĐ % Đồng Nai 7.853,97 25,15 9.020,97 25,34 10.853,97 26,82 1.167,00 114,86 1.833,00 120,32 Miền Tây 6.024,20 19,29 6.610,90 18,57 7.024,20 17,36 586,70 109,74 413,30 106,25 TP.HCM 3.438,37 11,01 3.715,28 10,43 4.438,37 10,97 276,90 108,05 723,10 119,46 Tiền Giang 5.679,41 18,19 6.278,38 17,63 6.769,41 16,73 598,97 110,55 491,03 107,82 Bình Dương 8.232,79 26,36 9.978,83 28,03 11.376,75 28,12 1.746,04 121,21 1.397,93 114,01 Tổng 31.228,73 100,00 35.604,34 100,00 40.462,70 100,00 4.375,61 114,01 4.858,36 113,65
Chú thích: “TĐ = Tuyệt đối” (Nguồn: Phòng kinh
doanh)
Từ bảng số liệu trên ta thấy, Công ty có phạm vi khu vực kinh doanh tương đối rộng lớn. Doanh thu bán hàng của Công ty tại các khu vực đều có xu hướng tăng qua từng năm, tạo nên sự tăng mạnh và ổn định về tổng doanh thu bán hàng của công ty. Đây là thành công của Công ty trong hoạt động kinh doanh trong các năm vừa qua. Xét riêng cho từng thị trường ta thấy:
- Đồng Nai và Bình Dương là hai thị trường chủ lực của công ty. Hai thị trường này có tỷ trọng luôn tăng đều qua từng năm và có tổng tỷ trọng luôn chiếm hơn 51% /năm. Doanh thu bán hàng của công ty tại hai thị trường này cũng có mức tăng trưởng mạnh, cụ thể: Tại thị trường Đồng Nai doanh thu bán hàng của công ty tăng mạnh vào năm 2012 với mức tăng là 14,86% so với năm 2011 và tăng vọt vào năm 2013 với mức tăng là 20,32% so với năm 2012. Còn tại thị trường Bình Dương thì ngược lại, doanh thu bán hàng của công ty vào năm 2012 tăng vọt so với năm 2011 với mức tăng là 21,21% và tăng mạnh vào năm 2013 với mức tăng là 14,01% so với năm 2012. Đồng Nai và Bình Dương là hai thị trường tập trung nhiều trại chăn nuôi lớn, có sức ép cạnh tranh gay gắt. Việc công ty có thể xâm nhập và ngày càng mở rộng kinh doanh tại hai thị trường này là một thành công đáng kể của công ty trong các năm qua.
- Tại các thị trường Miền Tây, TP.HCM và Tiền Giang, doanh thu bán hàng của công ty cũng có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó, tại thị trường Miền Tây doanh thu bán hàng của công ty tăng nhẹ với mức tăng 9,74% vào năm 2012 và 6,25% vào năm 2013. Tại thị trường TP.HCM doanh thu bán hàng của công ty tăng nhẹ 8,05% vào năm 2012 và tăng vọt 19,46% vào năm 2013. Còn tại thị trường Tiền Giang doanh thu bán hàng của công ty tăng vọt 10,55% vào năm 2012 và tăng nhẹ 7,82% vào năm 2013. Việc gia tăng được doanh thu bán hàng tại các địa bàn này cũng cho thấy công ty đã ngày càng xâm nhập sâu hơn các thị trường tiềm năng này.
Như vậy có thể thấy, tình hình kinh doanh của công ty tại các khu vực cũng đang phát triển theo chiều hướng rất tốt và thu được nhiều kết quả đáng mong đợi, tạo tiền đề cho sự phát triển của công ty trong tương lai.
1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Bảng 2: Phân tích biến động theo thời gian các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thú Y Tân Tiến
ĐVT: Triệu đồng Các chỉ tiêu 2011 2012 2013 Biến Động 2012/2011 2013/2012 TĐ % TĐ % Tổng doanh thu 31.252,854 35.635,234 40.498,942 4.382,38 0 114,02 4.863,70 8 113,65 Doanh thu bán hàng 31.228,730 35.604,340 40.462,697 4.375,610 114,01 4.858,357 113,65 Doanh thu hoạt
động tài chính 24,124 30,894 36,245 6,770 128,06 5,351 117,32 Tổng chi phí 30.060,88 3 34.258,090 38.675,61 8 4.197,207 113,96 4.417,528 112,89 Giá vốn hàng bán 29.920,112 34.080,125 38.483,038 4.160,013 113,90 4.402,913 112,92 Chi phí tài chính 111,365 146,300 164,432 34,935 131,37 18,132 112,39 Chi phí bán hàng 20,480 21,212 18,913 0,732 103,57 -2,299 89,16 Chi phí quản lý doanh nghiệp 8,926 10,453 9,235 1,527 117,11 -1,218 88,35 Hiệu suất sử dụng chi phí 1,039 1,040 1,047 0,001 100,05 0,007 100,66 Lợi nhuận trước thuế 1.191,971 1.377,144 1.823,324 185,173 115,54 446,180 132,40 Tỷ suất lợi nhuận 0,038 0,039 0,05 0,001 101,33 0,011 116,50
Chú thích: “TĐ = Tuyệt đối” (Nguồn: Phòng kinh
doanh)
Nhìn chung, từ bảng số liệu trên ta thấy, tình hình kinh doanh của Công ty qua các năm đều có kết quả rất tốt, các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng chi phí và tỷ suất lợi nhuận của công ty đều đạt giá trị dương cho thấy việc kinh doanh của công ty có sinh lời. Tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Công ty đều có giá trị tăng mạnh qua các năm, trong đó: Tổng doanh thu có mức tăng đều và ổn định, trung bình vào khoảng 13,84%/năm. Còn lợi nhuận trước thuế của Công ty thì có tốc độ tăng ngày càng cao. Vào năm 2012, lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng mạnh với mức tăng
là 15,54% so với năm 2011. Đến năm 2013, tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế đã đạt đến con số là 32,40% so với năm 2012. Điều này cho thấy, doanh nghiệp đã làm ăn rất tốt trong các năm vừa qua. Với thành công trong hoạt động kinh doanh như vậy, doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong tương lai trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như triển khai các kế hoạch chiếm lĩnh thị trường, đa dạng hóa sản phẩm.
Từ các chỉ tiêu trong bảng số liệu trên ta cũng thấy, hoạt động bán hàng của Công ty được tổ chức rất tốt. Doanh thu bán hàng của Công ty qua các năm đều có mức tăng mạnh và ổn định, trung bình đạt khoảng 13,84%/năm. Giá vốn hàng bán tuy cũng tăng đều qua các năm với mức tăng trung bình là 13,43%/năm nhưng ta có thể thấy mức tăng này thấp hơn và khá đồng bộ với mức tăng của doanh thu bán hàng. Điều này có thể nói, trong các năm qua chi phí đầu vào của doanh nghiệp không có biến động lớn, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng của Công ty đã được cắt giảm khá đáng kể. Tuy năm 2012, chi phí bán hàng của doanh nghiệp có tăng nhẹ, tăng 3,57% so với năm 2011 nhưng chi phí này đã giảm sụt đáng kể vào năm 2013 với mức giảm mạnh là 10,83% so với năm 2012. Đây là một thành công đáng kể của Công ty trong việc triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chi phí bán hàng trong năm 2013. Bên cạnh đó, ta có thể thấy chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cũng đã có xu hướng giảm. Điều này cho thấy công tác quản lý tại doanh nghiệp đang ngày càng được thực hiện tốt và có hiệu quả hơn. Vào năm 2012, chi phí quản lý của doanh nghiệp tăng 17,11% so với năm 2011 nhưng vào năm 2013 thì chi phí này đã giảm mạnh với mức giảm là 11,65% so với năm 2012.Việc cắt giảm được các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng vẫn duy trì được mức tăng trưởng của doanh thu bán hàng đã giúp cho Công ty gia tăng thêm được nhiều lợi nhuận hơn, góp phần tạo nên hiệu quả kinh doanh tốt của Công ty trong các năm này.
Tuy nhiên, hoạt động tài chính của Công ty trong các năm vừa qua lại không đạt được kết quả khả quan. Mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính (lãi cho vay và lãi tiền gửi ngân hàng) có tốc độ tăng trưởng khá cao, cụ thể: vào năm 2012 đã tăng 28,06% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 17,32% so với năm 2012. Nhưng do mức
doanh thu của hoạt động tài chính còn rất thấp nên nếu đem so sánh với chi phí tài chính mà Công ty đã bỏ qua trong các năm qua thì ta có thể thấy hoạt động tài chính của Công ty đều mang lại lợi nhuận lỗ, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của Công ty. Chi phí tài chính của Công ty (chi phí vay vốn mua ngoại tệ nhập hàng, lỗ chênh lệch tỷ giá) có xu hướng tăng mạnh trong các năm vừa qua, cụ thể: tăng vọt vào năm 2012 với mức tăng là 31,37% so với năm 2011 và tăng mạnh vào năm 2013 với mức tăng là 12,39% so với năm 2012. Với sự gia tăng chi phí tài chính như vậy, có thể nói đây là một gánh nặng và là thách thức rất lớn cho Công ty trong việc gia tăng lợi nhuận kinh doanh trong tương lai. Để có thể hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, Công ty cần xem xét và thực hiện các biện pháp hạn chế sự gia tăng chi phí này.
3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY
a. Thuận lợi
- Hệ thống tổ chức quản lý và nhân sự của công ty không ngừng được củng cố và nâng cao. Năng lực lãnh đạo quản lý, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng lên, nội bộ công ty luôn hoạt động ổn định và đoàn kết. - Công ty có một đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm và luôn
có tinh thần làm việc tập thể trong công việc. Điều này đã giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty luôn được diễn ra thuận lợi, trôi chảy và đạt hiệu quả tốt.
- Các đối tác cung ứng sản phẩm cho công ty phần lớn là những công ty có thương hiệu, uy tín trên thị trường trong lĩnh vực thú y nên các sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao, nguồn hàng cung ứng nhiều giúp công ty đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng và tạo dựng lòng tin của khách hàng.
- Là doanh nghiệp thuộc Cục thú y được phép trực tiếp nhập khẩu nhiều loại mặt hàng thuốc thú y, góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng hàng hóa cho công ty, gia tăng tính cạnh tranh của công ty trong kinh doanh.
b. Khó khăn
- Hiện nay, công ty đang phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh khá gay gắt. Nhiều đối thủ của công ty đã sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá để lôi kéo khách hàng của công ty. Bên cạnh đó, các đối thủ cũng đưa ra mức hoa
hồng cao cho các đại lý nhằm lôi kéo các đại lý của công ty bán các sản phẩm của họ thay vì của công ty. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Trên thị trường cũng đã xuất hiện nhiều loại sản phẩm nhập lậu và hàng giả cùng chủng loại hàng của công ty với chất lượng kém đã khiến uy tín và niềm tin của khách hàng vào các sản phẩm của công ty bị ảnh hưởng, gây khó khăn cho hoạt động bán hàng.
- Việc thu hồi vốn trong quá trình kinh doanh vẫn còn tương đối chậm, gây nhiều áp lực lên việc huy động vốn của công ty khi cần thiết. Bên cạnh đó, phương tiện vận chuyển hàng đến khách hàng của công ty chưa nhiều cũng gây nên nhiều khó khăn cho công ty trong việc điều phối và quản lý hàng hóa bán ra.
- Địa bàn hoạt động kinh doanh của công ty phân tán trên phạm vi khá rộng đã khiến cho việc cập nhập và thu thập thông tin cần thiết mất khá nhiều thời gian và công sức, gây nhiều khó khăn cho công ty trong việc lập kế hoạch kinh doanh cho từng kỳ kinh doanh.
3.5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÔNG TY
- Tiếp tục duy trì và xây dựng hình ảnh công ty là một thương hiệu đẹp, đáng tin cậy trong mắt khách hàng.
- Duy trì và phát triển các mặt hàng thế mạnh, các thị trường kinh doanh chủ lực. Đồng thời ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách khai thác và mở rộng các thị trường mới, đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm.
- Đẩy mạnh tin thần đoàn kết, hợp tác cùng làm việc giữa các bộ phận và các thành viên trong công ty, thể hiện tin thần chung sức chung vai làm việc nhằm mang lại hiệu quả trong công việc ngày càng đưa công ty phát triển vững mạnh.
- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tin thần cho các anh chị em nhân viên trong công ty, tạo môi trường làm việc thuận lợi, an toàn và chuyên nghiệp cho toàn thể các nhân viên.
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY THÚ Y TÂN TIẾN
2.2 TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY
4.1.1 Kim ngạch và tốc độ tăng giảm kim ngạch nhập khẩu
Bảng 3: Tình hình kim ngạch và tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu
ĐVT: 1000USD
Năm Kim ngạch
Mức tăng giảm
Tuyệt đối Tương đối (%)
2011 22.548,131 - -
2012 24.469,540 1.921,41 108,52
2013 24.881,803 412,26 101,68
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)
Từ bảng số liệu trên ta thấy, kim ngạch nhập khẩu của công ty đều tăng qua các năm, trong đó năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 với mức tăng là 8,52% và năm 2013 có mức tăng nhẹ hơn, chỉ đạt 1,68% so với năm 2012.
Trong giai đoạn năm 2011 – 2013, dưới ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh phát triển mạnh với nhiều loại bệnh như dịch cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng,.. trên đàn gia súc, gia cầm với diện rộng đã khiến cho nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thú y trong nước có sự gia tăng đáng kể. Đánh giá tốt nhu cầu trong nước trong giai đoạn trên nên công ty đã đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của công ty nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, cùng với việc tổ chức tốt hoạt động bán hàng và thâm nhập được sâu hơn vào các thị trường tiêu thụ tiềm năng của công ty cũng khiến cho nhu cầu nhập khẩu hàng của công ty tăng cao. Việc gia tăng kim ngạch nhập khẩu của công ty trong các năm vừa qua phần nào cho thấy công tác tổ chức và
thực hiện hoạt động nhập khẩu của công ty được thực hiện có hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu hàng hóa cho hoạt động bán hàng nội địa.
4.1.2 Tình hình nhập khẩu theo thị trường
4.1.2.1 Phân tích tình hình nhập khẩu theo thị trường
Bảng 4: Tình hình nhập khẩu từ các thị trường của Công ty
ĐVT: 1000USD Thị trường 2011 2012 2013 So sánh Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2012/2011 2013/2012 TĐ % TĐ % Mỹ 14.678,31 65,10 15.504,56 63,36 15.700,93 63,10 826,25 105,63 196,37 101,27 Netherland 2.504,46 11,11 2.821,28 11,53 3.010,17 12,10 316,82 112,65 188,90 106,70 Anh 1.257,91 5,58 768,58 3,14 819,64 3,29 -489,34 61,10 51,06 106,64 Hungary 1.159,59 5,14 833,06 3,40 891,85 3,58 -326,53 71,84 58,80 107,06 Thái Lan 854,98 3,79 1.888,56 7,72 1.928,38 7,75 1.033,58 220,89 39,82 102,11 Hàn Quốc 601,12 2,67 447,40 1,83 455,55 1,83 -153,72 74,43 8,15 101,82 Pháp 365,58 1,62 504,50 2,06 499,60 2,01 138,93 138,00 -4,90 99,03 China 264,75 1,17 254,95 1,04 254,95 1,02 -9,80 96,30 0,00 100,00 Argentina 145,68 0,65 274,25 1,12 252,26 1,01 128,56 188,25 -21,98 91,98 Mexico 1,74 0,01 3,48 0,01 3,48 0,01 1,74 199,97 0,00 100,02 Belgium 118,87 0,53 58,45 0,24 58,45 0,23 -60,42 49,17 0,00 100,00 Brazil 24,00 0,10 38,40 0,15 24,00 - 14,40 160,00 Bulgaria 82,01 0,36 532,03 2,17 453,78 1,82 450,01 648,71 -78,25 85,29 Canada 54,33 0,24 42,21 0,17 51,04 0,21 -12,13 77,68 8,83 120,92 Russian 43,58 0,19 66,37 0,27 66,37 0,27 22,79 152,31 0,00 100,00 Colombia 115,44 0,51 134,03 0,55 113,93 0,46 18,59 116,10 -20,10 85,00 Germany 162,92 0,72 54,44 0,22 54,44 0,22 -108,48 33,41 0,00 100,00 India 59,99 0,27 78,01 0,32 78,01 0,31 18,02 130,04 0,00 100,00 Italy 76,87 0,34 157,92 0,65 129,10 0,52 81,05 205,44 -28,83 81,75 Japan 8,05 0,03 8,05 0,03 8,05 - 0,00 100,01 Taiwan 13,44 0,05 13,44 0,05 13,44 - 0,00 100,00 Tổng 22.548,13 100,00 24.469,54 100,00 24.881,80 100,00 1.921,41 108,52 412,26 101,68
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu) Chú thích: “TĐ = Tuyệt đối”
Từ bảng số liệu trên ta thấy, thị trường nhập khẩu hàng hóa của công ty tương đối rộng lớn với hơn 20 nước trên thế giới. Tuy nhiên, nếu xét về giá trị nhập khẩu từ các