9. Cấu trúc của luận án
1.2.1.4. Vai trò của BTTHtrong dạy học
* BTTH góp phần giúp HS lĩnh hội kiến thức mới và củng cố kiến thức
Học xong chương trình Sinh học 10, HS đã có những hiểu biết phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực tiễn về các cấp tổ chức của sự sống: từ cấp độ phân tử đến cấp độ tế bào. Đây là nền tảng để HS có khả năng lĩnh hội các kiến thức ở cấp độ sống cao hơn như cơ thể đến quần thể, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển ở chương trình Sinh học 11, 12. Trong dạy học, nếu GV chỉ biết cung cấp cho HS những tri thức lắ thuyết mà không có sự liên hệ nào với thực tiễn, thì các em chỉ có nhận thức bên ngoài một cách phiến diện, hời hợt, nhận thức sẽ trở nên khô cứng. Việc thực hiện nhiệm vụ trên được tiến hành bằng nhiều con đường, biện pháp khác nhau, trong đó có BTTH.
Giải quyết BTTH sẽ giúp HS lĩnh hội và củng cố các khái niệm, các nguyên tắc, các nội dung Sinh học có tắnh chất trừu tượng. Vắ dụ, mục I. Enzim, trong bài 14, Sinh học 10, nếu GV chỉ biết cung cấp cho HS khái niệm, cấu trúc, cơ chế tác động, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tắnh của enzim, HS có nhiệm vụ ghi nhớ nó, thì những tri thức đó rất khô khan và rất dễ quên. Nhưng nếu bằng BTTH, với sự giúp đỡ của GV thì HS có thể hiểu rõ, nắm vững và ghi nhớ chúng một cách dễ dàng, đúng như Đanhilốp M.A. (1980) khẳng định ỘKiến thức sẽ được nắm vững thực sự, nếu HS có thể vận dụng một cách thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lắ thuyết và thực hànhỢ.
* BTTH góp phần phát triển năng lực tư duy, óc sáng tạo, giải quyết vấn đề của HS
BTTH là dạng bài tập chứa đựng những khó khăn, mâu thuẫn trong nhận thức, buộc HS phải nỗ lực tư duy mới giải quyết được. Những bài tập như thế kắch thắch HS suy nghĩ và hào hứng đi tìm câu trả lời. Sự hứng thú học tập ở đây không chỉ dừng lại ở những say mê bên ngoài, mà nó thực sự được tạo ra từ những động cơ tắch cực bên trong mang tắnh chất tự giác cao, được gọi là hứng thú bên trong. Do vậy, sử dụng BTTH có tác dụng phát triển hứng thú học tập bộ môn.
Sử dụng BTTH còn giúp HS phát triển khả năng tri giác, trong đó quan trọng là óc quan sát, năng lực ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo. Khi tiếp xúc với BTTH, HS phải biết ghi nhớ các tình tiết diễn ra trong BTTH đó, tưởng tượng để phỏng đoán các yêu cầu của bài tập.
BTTH còn có tác dụng bồi dưỡng khả năng diễn đạt, trau dồi ngôn ngữ nói và viết cho HS. Qua việc giải quyết bài tập, GV đưa HS vào những hoạt động được tắnh toán và sắp đặt hợp lắ nhằm giúp họ đạt tới những kĩ năng nhất định. Vắ dụ: khi thảo luận bài tập, HS có nhiệm vụ lựa chọn một trong những cách giải mà họ cho là có hiệu quả nhất. Họ phải biện luận cho việc lựa chọn đó. Có thể nói BTTH vừa rèn luyện khả năng làm việc cá nhân, tập dượt vai trò làm việc theo nhóm nhỏ để tranh luận, phê phán đi đến thống nhất giải quyết một tình huống đặt ra.
Trong quá trình giải quyết BTTH, HS phải hiểu được mục đắch của việc giải quyết BTTH qua đó hình thành kĩ năng, hiểu và biết cách thực hiện các thao tác hành động, phải luyện tập các thao tác từ chỗ biết làm đến làm thành thạo và làm một cách mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo.
BTTH rèn luyện các thao tác tư duy: so sánh, phân tắch, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa qua hàng loạt các biện pháp logic, góp phần nâng cao chất lượng lĩnh hội tri thức.
* BTTHgóp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
ở lứa tuổi và trình độ học vấn. Trong nhà trường, dạy học bằng BTTH cần được nhận thức như một phương pháp đào tạo và xa hơn nữa như một năng lực cần hình thành trong mục tiêu đào tạo. Mục tiêu của dạy học là dạy phương pháp học hay cách học, chứ không phải chỉ là một biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học. Dạy học bằng BTTH đáp ứng yêu cầu Ộhọc để biết cách họcỢ.
Các nhà sư phạm đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của PPDH; nếu tìm được phương pháp tốt thì HS tiếp thu kiến thức vững chắc hơn, đi sâu vào bản chất hơn và đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời HS còn có thể chủ động tự mình tìm học những nội dung mới và vận dụng những nội dung đã nắm được vào việc Ộgiải quyết những vấn đềỢ đặt ra trong thực tiễn cuộc sống. Muốn con người khi vào đời là con người Ộtự chủ, năng động, sáng tạoỢ thì phương pháp giáo dục đào tạo cũng phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động, sáng tạo ngay trong học tập ở nhà trường. Phương pháp nói trên, trong khoa học giáo dục thuộc về hệ thống Ộphương pháp tắch cựcỢ trong đó dạy học bằng BTTH đóng vai trò quan trọng. BTTH vừa là phương tiện, phương pháp, biện pháp để tổ chức quá trình dạy học.
Vì vậy, dạy học bằng BTTH có vai trò quan trọng, cần được vận dụng trong nhà trường để có thể đào tạo ra những con người có năng lực Ộgiải quyết vấn đềỢ, vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học được trong nhà trường, chủ động, sáng tạo phát huy hết khả năng của mình đáp ứng đòi hỏi của xã hội. Đây cũng là một nét đặc trưng của nền giáo dục mới, nền giáo dục con người Ộtự chủ, năng động, sáng tạoỢ trong thế kỉ XXI.