0
Tải bản đầy đủ (.docx) (153 trang)

BTTHtrong dạy học

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ DẠY SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 31 -34 )

9. Cấu trúc của luận án

1.2.1.3. BTTHtrong dạy học

Khái niệm BTTH được các tác giả đưa ra nhiều ý kiến khác nhau:

Tác giả Nguyễn Như An (1992) [1] cho rằng: ỘBTTH sư phạm là một dạng bài tập nêu tình huống giả định hay thực tiễn trong quá trình dạy học - giáo dục, một tình huống khó khăn căng thẳng về trắ tuệ, đòi hỏi sinh viên phải nhận thức được và cảm thấy có nhu cầu giải đáp bằng cách huy động vốn tri thức và kinh nghiệm sáng tạo của họ để giải quyết theo quy trình hợp lắ, phù hợp với nguyên tắc, phương pháp và lắ luận dạy học - giáo dục đúng đắnỢ. Theo khái niệm này, có thể hiểu BTTH cần phải có các dấu hiệu:

Thứ nhất, BTTH là một dạng bài tập nêu những tình huống giả định hay tình huống thực tiễn.

Thứ hai, BTTH là một tình huống khó khăn căng thẳng về trắ tuệ, tức là BTTH đó phải chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, giữa kiến thức lắ thuyết với kiến thức thực hành, giữa kiến thức đã học với kiến thức trong tình huống.

Thứ ba, BTTH đòi hỏi người học phải nhận thức được, tức BTTH đó phải vừa sức với người học.

Thứ tư, người học cảm thấy có nhu cầu giải đáp, tức là BTTH đó phải rất lắ thú đối với họ, khi giải quyết sẽ thỏa mãn những gì mà các em cho là có giá trị đối với họ.

Tác giả Nguyễn Đình Chỉnh (1995) [8] cho rằng: ỘBTTH quản lắ giáo dục thường là một tình huống thực, cũng có thể là một tình huống giả định, mô phỏng nhưng lại rất thực tế, rất thiết thực và sinh động. Nó phát sinh và phát triển từ những hoàn cảnh tiêu biểu của quá trình quản lắ giáo dục thực do yêu cầu của xã hội đặt ra. Trong quá trình học tập, người GV đưa ra những BTTH đó buộc học viên phải suy nghĩ, tìm kiếm những giải pháp, những con đường thắch hợp trong muôn vàn cách thức mà tình huống đòi hỏi theo một quy trình hợp lắ để giải quyết nóỢ. Theo khái niệm này, BTTH cần phải có các dấu hiệu:

Thứ nhất, BTTH là một tình huống có thực hay tình huống giả định.

Thứ hai, BTTH đó phải chứa đựng mâu thuẫn giữa điều họ đã biết và điều họ chưa biết, từ đó người học phải suy nghĩ, tìm kiếm giải pháp, đi tìm lời giải đáp.

Thứ ba, giải quyết BTTH là những con đường, quy trình hợp lắ.

Tác giả Nguyễn Trường Kháng (1998) [32] tuy không nêu rõ khái niệm BTTH trong môn giáo dục công dân, nhưng đã xác định BTTH là những giả định, đã, đang hoặc có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống. Việc giải quyết BTTH nhằm xây dựng, củng cố kiến thức giáo dục công dân ở trường THPT. Theo tác giả này, BTTH phải có các dấu hiệu:

Thứ nhất, BTTH là những giả định đã, đang hoặc có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống.

Thứ hai, việc giải quyết BTTH nhằm củng cố kiến thức bài học.

Tác giả Phan Đức Duy (1999) [15] cho rằng: ỘBTTH dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể xảy ra trong quá trình dạy học, được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi sinh viên giải bài tập ấy vừa có tác dụng củng cố kiến

thức, vừa rèn luyện được những kĩ năng dạy học cần thiếtỢ. Theo tác giả này, BTTH phải có các dấu hiệu:

Thứ nhất, BTTH là những tình huống khác nhau đã, đang hoặc có thể xảy ra trong quá trình dạy học.

Thứ hai, BTTH được cấu trúc dưới dạng bài tập.

Thứ ba, giải BTTH sẽ có tác dụng củng cố tri thức, rèn luyện kĩ năng dạy học. Phân tắch quan niệm của các tác giả trên, chúng tôi thấy về cơ bản thống nhất ở đặc trưng: BTTH là một dạng bài tập nêu những tình huống giả định hay thực tiễn.

Tuy nhiên, quan niệm về BTTH ở các tác giả có những điểm khác nhau chẳng hạn, Nguyễn Như An (1992) [1] cho rằng BTTH phải chứa đựng mâu thuẫn, phải vừa sức với sinh viên, phải có lắ thú. Trong khi đó, tác giả Phan Đức Duy lại cho rằng BTTH được cấu trúc dưới dạng bài tập, giải bài tập ấy có tác dụng củng cố tri thức, rèn luyện kĩ năng dạy học. Còn tác giả Nguyễn Đình Chỉnh tiếp cận ở góc độ giải quyết BTTH cho rằng: việc giải quyết BTTH phải theo con đường, quy trình hợp lắ.

Từ những phân tắch, tổng hợp các ý kiến trên, chúng tôi quan niệm: BTTH trong dạy học là bài tập chứa đựng các tình huống khác nhau, chứa đựng các mâu thuẫn nhận thức tạo ra động lực thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo của HS góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. BTTH có mâu thuẫn, có vấn đề, đòi hỏi HS phải nhận thức được và cảm thấy có nhu cầu giải đáp bằng cách huy động vốn tri thức, kinh nghiệm sáng tạo của họ để giải quyết theo những nguyên tắc và quy trình hợp lắ, qua đó HS có thể nắm vững tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và phát huy tắnh tắch cực, độc lập, chủ động, sáng tạo.

Phân tắch khái niệm BTTH, chúng tôi nhận thấy BTTH có những đặc trưng sau:

- BTTH là một dạng bài tập, có cấu trúc bao gồm phần điều kiện Ộcái đã choỢ và phần yêu cầu của bài tập Ộcái cần tìmỢ.

- Yếu tố quan trọng nhất của BTTH là phải có mâu thuẫn. Mâu thuẫn là nguyên nhân của mọi sự vận động, là động lực của quá trình phát triển. Có mâu thuẫn mới kắch thắch được hoạt động tư duy. Đó là mâu thuẫn giữa lắ thuyết và thực tiễn, mâu thuẫn giữa tri thức cũ và tri thức mới.

- BTTH phải lắ thú. BTTH mà không lắ thú thì không được HS chấp nhận. Để đảm bảo tắnh lắ thú, BTTH phải thỏa mãn nhu cầu của HS, thỏa mãn những gì mà HS cho là có giá trị đối với họ, từ đó HS mới tắch cực, chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm lời giải. Lắ thú còn phụ thuộc vào đặc điểm của lứa tuổi, vào điều kiện và môi trường sống, vào văn hóa, truyền thống của vùng miền.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ DẠY SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 31 -34 )

×