0
Tải bản đầy đủ (.docx) (153 trang)

Tình huống có vấn đề

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ DẠY SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 29 -31 )

9. Cấu trúc của luận án

1.2.1.2. Tình huống có vấn đề

Khái niệm THCVĐ được các tác giả đưa ra nhiều ý kiến khác nhau:

Macmutôp M. I. (1997) [43] cho rằng ỘTình huống có vấn đề là trở ngại về mặt trắ tuệ của con người, xuất hiện khi anh ta chưa biết cách giải thắch hiện tượng, sự kiện, quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tới mục đắch bằng cách thức hoạt động quen thuộc. Tình huống này kắch thắch con người tìm tòi cách giải thắch hay hành động mớiỢ. Theo khái niệm này, tình huống có vấn đề phải có các dấu hiệu:

Thứ nhất, sự xuất hiện trở ngại về trắ tuệ của con người trong tình huống khi con người đứng trước một vấn đề lắ luận hay thực tiễn cần giải thắch bằng hành động.

Thứ hai, nhấn mạnh tắnh kắch thắch sự tìm tòi của tình huống.

Lecne I. Ia. (1977) [41] cho rằng ỘTình huống có vấn đề là một khó khăn được chủ thể ý thức rõ ràng hay mơ hồ, mà muốn khắc phục thì phải tìm tòi những tri thức mới, những phương thức hành động mớiỢ. Theo khái niệm này, tác giả đã nhấn

Tác giả Bùi Hiền (2001) [29] cho rằng ỘTình huống có vấn đề là tập hợp những điều kiện và hoàn cảnh cùng nhau tạo nên một tình thế, một vấn đề cần phải được xem xét, cân nhắc và đề ra giải pháp hợp lắỢ. Theo khái niệm này, tác giả đã nhấn mạnh 2 đặc trưng:

- Những điều kiện và hoàn cảnh cùng nhau tạo nên một vấn đề. - Việc lựa chọn các giải pháp hợp lắ để giải quyết THCVĐ đó.

Rõ ràng, mỗi tác giả đưa ra khái niệm THCVĐ khác nhau, khai thác ở các khắa cạnh khác nhau. Tuy nhiên, ý kiến của các tác giả đều chứa đựng những điểm chung. Tổng kết những nghiên cứu về THCVĐ của các tác giả trong và ngoài nước, Vũ Văn Tảo (1996) [63] đã đưa ra một số nhận xét chung về THCVĐ như sau:

- Trong THCVĐ luôn luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một khó khăn cần khắc phục. Chắnh lẽ đó, việc nghiên cứu và giải quyết THCVĐ có tác dụng kắch thắch chủ thể tìm tòi để chiếm lĩnh được tri thức mới hoặc phương hướng hành động mới.

- THCVĐ được đặc trưng bởi trạng thái tâm lắ xuất hiện ở chủ thể trong khi giải quyết một vấn đề, mà việc giải quyết đó cần đến tri thức mới, hành động mới.

- THCVĐ được cấu thành bởi 3 yếu tố: (1) nhu cầu nhận thức hoặc hành động của người học, (2) sự tìm kiếm những tri thức và phương thức hành động chưa biết, (3) khả năng trắ tuệ của chủ thể thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực.

- Đặc trưng cơ bản của THCVĐ là những lúng túng về lắ thuyết và thực hành để giải quyết vấn đề. Trạng thái lúng túng xuất hiện trong quá trình nhận thức như một mâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể nhận thức trong hoạt động của con người. Chắnh vì vậy, THCVĐ là một hiện tượng, một trạng thái tâm lắ của chủ thể, THCVĐ xuất hiện nhờ hoạt động tắch cực tìm tòi, nghiên cứu của chắnh chủ thể.

Xét về mối quan hệ giữa vấn đề, THCVĐ và bài toán có vấn đề, Lecne I. Ia. (1977) [41] cho rằng: ỘVấn đề là một câu hỏi nảy ra hay được đặt ra cho chủ thể mà chủ thể chưa biết lời giải từ trước và phải tìm tòi, sáng tạo lời giải, nhưng chủ thể đã có sẵn một số phương tiện ban đầu để sử dụng thắch hợp vào sự tìm tòi đó. Theo khái niệm này, vấn đề thường được biểu đạt dưới hình thức câu hỏi và nó có các dấu

hiệu: có tình huống có vấn đề; được chuẩn bị để tìm lời giải và có nhiều cách giải. Cho nên, mọi vấn đề đều chứa đựng tình huống có vấn đề nhưng không phải tình huống có vấn đề nào cũng là vấn đềỢ.

Lecne I. Ia. (1977) [41] cho rằng: ỘVấn đề được xây dựng và đưa vào trong quá trình dạy học thì lúc này biến thành bài toán có vấn đề. Bài toán có vấn đề là một vấn đề giải quyết được với những điều kiện hay thông số cho trước. Bài toán có vấn đề khác vấn đề ở chỗ phạm vi lời giải của nó được giới hạn rõ ràng, nó là mô hình bằng kắ hiệu của THCVĐỢ.

Chúng tôi thống nhất với khái niệm của tác giả Đinh Quang Báo (1996) [4] về THCVĐ: ỘTình huống có vấn đề là một trạng thái tâm lắ của chủ thể nhận thức khi vấp phải một mâu thuẫn, một khó khăn về nhận thức. Mâu thuẫn và khó khăn đó vượt ra khỏi giới hạn của tri thức đã có của chủ thể, bao hàm một điều gì đó chưa biết, đòi hỏi một sự tìm tòi tắch cực, sáng tạoỢ.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ DẠY SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 29 -31 )

×