Khái niệm thanh niên

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG đạo đức của THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA d (Trang 76 - 81)

Số hĩa bởi Trung tâm

Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thanh niên là một khái niệm cĩ thể được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách tùy thuộc vào nội dung tiếp cận và gĩc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá. Trong tâm lý học lứa tuổi, người ta định nghĩa tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Theo đề tài

"Tình hình tư tưởng thanh niên và cơng tác giáo dục của Đồn thanh niên giai đoạn hiện nay” thì "Thanh niên là nhĩm nhân khẩu - xã hội đặc thù, cĩ độ tuổi nhất định được phân bố rộng khắp trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội; trong các ngành kinh tế - xã hội của đất nước. Thanh niên được phân chia theo lứa tuổi nên cĩ những đặc điểm riêng biệt về trình độ học vấn, sức khỏe, tâm lý, sinh lý,..." [82, 37].

Với điều kiện cụ thể của nước ta và tình hình phát triển thể chất, tâm sinh lý và sự trưởng thành về mặt xã hội của thanh niên Việt Nam, chúng ta cĩ thể nhận thấy thanh niên cĩ những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, thanh niên Việt Nam là một nhân khẩu xã hội đặc thù cĩ độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi .

Thanh niên dù xét dưới bất cứ gĩc độ nào, phương diện nào cũng thuộc phạm trù con người, phạm trù xã hội. Họ là một lớp người, một thế hệ sống trong cộng đồng xã hội với những đặc điểm chung riêng trong quan hệ với chính họ, với giai cấp và với xã hội. Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc điểm truyền thống, tuổi thọ bình quân... mà mỗi quốc gia cĩ quy định độ tuổi thanh niên khác nhau.

Theo quan niệm quốc tế, trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi (Theo Điều 1, Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thơng qua ngày 20/11/1989), người chưa thành niên (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người từ 15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên.

34

Số hĩa bởi Trung tâm

Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Báo Pháp luật của Bộ Tư pháp ra ngày 23/12/1997 thì hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất tuổi thanh niên bắt đầu từ 14 hoặc 15. Cịn thanh niên kết thúc ở tuổi nào thì cĩ sự khác biệt. Cĩ nước quy định là 25 tuổi, cĩ nước quy định là 30 và cũng cĩ nước quy định là 40. Nhưng xu hướng chung là nâng dần giới hạn kết thúc của tuổi thanh niên, chẳng hạn ở Malaysia độ tuổi thanh niên là 15-40.

Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất trong tất cả các văn bản pháp luật là dưới 18 tuổi. Khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em. Theo Điều 1, Luật Bảo vệ, Chăm sĩc và Giáo dục trẻ em năm 2004: “Trẻ em là cơng dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Theo Điều 1, Luật Thanh niên năm 2005 quy định thì thanh niên là “cơng dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.” [73, 33]. Độ tuổi thấp nhất của thanh niên xác định là đủ mười sáu tuổi được căn cứ vào quy định Luật bảo vệ, chăm sĩc và giáo dục trẻ em. Theo đĩ, trẻ em được xác định là cơng dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi. Độ tuổi cao nhất của thanh niên được xác định là đến đủ ba mươi tuổi được căn cứ từ sự phân tích về phát triển thể chất, tâm lý, sinh lý, sự phát triển về mặt xã hội, ý thức tự lập, tự chủ, của thanh niên và từ thực tiễn của nước ta, việc quy định này căn cứ vào độ tuổi cao nhất của Đồn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Thanh niên cĩ biên độ về tuổi khá lớn. Do đĩ, cần xem xét thanh niên theo 3 nhĩm: thanh niên mới lớn (từ 16 đến dưới 18 tuổi) là độ tuổi chưa thành niên nên thay đổi rất nhanh về thể chất, muốn thể hiện mình là người lớn, rất thích tham gia vui chơi tập thể và bắt đầu muốn chọn bạn khác giới; từ 18 đến 25 là tuổi vẫn tiếp tục lớn. Họ rất hăng hái, dũng cảm, khẳng định trách nhiệm cơng dân, định hướng nghề nghiệp rõ ràng; từ 26 tuổi đến 30 tuổi, phần lớn họ đã cĩ việc làm, lập nghiệp, cĩ học vấn rộng và tư duy sáng tạo, cĩ cuộc sống gia đình riêng, cĩ bản lĩnh, nhân cách cơng dân và cĩ nhu cầu văn hố, nếp sống văn minh cao. Sự phân chia này cĩ tính chất tương đối.

Số hĩa bởi Trung tâm

Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ hai, thanh niên là giai đoạn hồn thiện về thể chất, trí tuệ và đạo đức, cĩ những đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng của lứa tuổi.

Về sinh lý, tuổi thanh niên là lứa tuổi cĩ sự phát triển hồn thiện về thể chất. Sự hồn thiện về thể chất thể hiện ở sự cân đối giữa chiều cao và trọng lượng, sự hồn hiện về hệ xương, hệ cơ, hệ tuần hồn, hệ thần kinh, hệ sinh dục. Sự trưởng thành về thể chất của thanh niên cho phép họ cĩ đủ sức khoẻ để tiến hành đồng thời nhiều hoạt động học tập, lao động, thể thao, vui chơi, giải trí và các hoạt động xã hội khác một cách thoải mái. Trong cuộc đời mỗi người, khơng cĩ thời kỳ nào đạt được sức sống mạnh mẽ và cơ thể đẹp như thanh niên.

Về tâm lý, tuổi thanh niên được đặc trưng bởi tính phân hĩa sâu so với thiếu niên của những phản ứng xúc cảm và những phương thức biểu hiện trạng thái cảm xúc, bởi sự nâng cao tính tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Tâm trạng thanh niên ổn định và cĩ ý thức hơn nhiều so với thiếu niên và tương quan với phạm vi xã hội rộng lớn hơn nhiều. Nĩi như thế khơng phải là tâm lý thanh niên đã hồn tồn vững vàng, lứa tuổi thanh niên đang dần trưởng thành, những yếu tố tâm lý ổn định hơn thiếu niên nhưng cịn rất mới mẻ, non nớt và cĩ những biểu hiện phức tạp, mâu thuẫn. Ở thanh niên, sự quan tâm tới thế giới bên ngồi trong thời thiếu niên đang chuyển vào thế giới nội tâm nên sự tự ý thức về bản thân, tự phê bình, tự thể nghiệm, tự kiểm tra, tự khống chế tăng lên. Biểu hiện là lịng tự tin, tính hiếu thắng tăng lên rõ rệt. Thanh niên yêu cầu người khác tơn trọng và tin tưởng ở họ. Nhưng do tâm lý chưa đủ thành thục, thường dễ đánh giá mình quá cao dẫn đến tự cao tự đại và cũng dễ rơi vào trạng thái tự ti khi va vấp những khĩ khăn trong cuộc sống.

Nĩi đến thanh niên là phải nĩi đến lịng nhiệt tình, hăng say, ý chí tiến thủ. Đĩ là lứa tuổi trong sáng, đầy hồi bão ước mơ, niềm tin và khát vọng hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp. Thần tượng của họ là những biểu tượng của tài năng và đức độ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, song họ lại chưa cĩ đủ lý trí, chưa cĩ

36

Số hĩa bởi Trung tâm

Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đủ kinh nghiệm và sự từng trải cuộc đời để nhận thức, suy xét đánh giá các giá trị theo tinh thần duy lý, khi xem xét họ thường nặng tình cảm hơn lý trí. Chính vì vậy, khi gặp khĩ khăn trong đời sống xã hội, họ thường khơng đủ minh mẫn để lý giải, dễ cực đoan trong nhìn nhận vấn đề, do vậy, thường từ chỗ lý tưởng, hồi bão, hy vọng, ước mơ, tin tưởng họ dễ chán nản, thất vọng, hồi nghi, mất niềm tin, thậm chí liều lĩnh dễ đánh mất mình.

Thanh niên cũng là lứa tuổi nhạy cảm với cuộc sống, nhất là những cái mới lạ. Tuy nhiên, thanh niên thường cĩ tâm lý hấp tấp, vội vàng, dễ bị kích thích, nhẹ dạ cả tin, thiếu tự chủ nhưng cũng rất hay tự phụ, chủ quan nên nếu khơng được định hướng đúng đắn, kịp thời thì sự lựa chọn trong tiếp nhận cái mới dễ dẫn tới sai lầm, thái quá.

Nhìn chung, thanh niên là lứa tuổi đang phát triển, định hướng và trưởng thành về mọi mặt: thể chất và tinh thần, về nhu cầu tình cảm và tâm lý, về khả năng và nhân cách. Sự phát triển về tâm lý, nhu cầu tình cảm, trí tuệ và nhân cách ở độ tuổi thanh niên rất phong phú và mạnh mẽ, đặc biệt là cĩ sự mâu thuẫn, khác biệt giữa phát triển sinh lý và tâm lý, giữa con người tự nhiên và con người kinh tế - xã hội.

Thứ ba, thanh niên cĩ mặt ở tất cả các vùng miền, các ngành, các thành phần kinh tế, xã hội. Tùy theo mơi trường hoạt động và đặc điểm nghề nghiệp mà chia thanh niên thành nhiều nhĩm khác nhau, các đối tượng xã hội khác nhau: thanh niên cơng nhân, thanh niên nơng dân, thanh niên học sinh - sinh viên, thanh niên lực lượng vũ trang, thanh niên tơn giáo, thanh niên trí thức, thanh niên dân tộc... Mỗi một nhĩm này lại cĩ những nét đặc trưng riêng biệt, họ cĩ nhu cầu, sở thích riêng, nguyện vọng riêng. Số lượng phân bố trong các nhĩm cũng khác nhau và điều đĩ cũng phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Số hĩa bởi Trung tâm

Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ sự phân tích trên cho thấy, thanh niên Việt Nam là một nhĩm nhân khẩu xã hội đặc thù, được phân chia theo độ tuổi, từ đủ 16 đến 30 tuổi, được phân bố rộng khắp trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các ngành nghề kinh tế - xã hội của đất nước, với những đặc điểm tâm lý sinh lý đặc thù của lứa tuổi này, là lứa tuổi đang phát triển, định hướng và trưởng thành về mọi mặt: thể chất và tinh thần, về nhu cầu tình cảm và tâm lý, về khả năng và nhân cách, về lý tưởng và lối sống...

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG đạo đức của THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA d (Trang 76 - 81)