Nguyên nhân hạn chế về đạo đức của thanh niên Việt Nam

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG đạo đức của THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA d (Trang 110 - 114)

NIÊN VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Thực trạng đạo đức của thanh niên nêu trên khơng thể quy cho một nguyên nhân nào đĩ mà do sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau sau đây:

2.3.1. Tác động của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các thể chế cĩ liên quan chưa hồn thiện

Kinh tế thị trường vừa cĩ tác động tích cực vừa cĩ tác động tiêu cực đến đạo đức xã hội; kinh tế thị trường và các thể cĩ liên quan càng hồn thiện thì càng tạo nên tác động tích cực và hạn chế được những tác động tiêu cực của nĩ và ngược lại.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã cĩ tác động tích cực đến đạo đức của thanh niên như đã nêu trên vừa do bản chất của kinh tế thị trường cĩ tính tích cực, vừa do đặc trưng riêng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam được định hướng theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Để định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế thị trường, chủ trương của Đảng ta là tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với bảo đảm tiến bộ và cơng bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển, tăng trưởng kinh tế đi đơi với tiến

Số hĩa bởi Trung tâm

Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bộ và cơng bằng xã hội, động viên, khuyến khích làm giàu hợp pháp gắn liền với xĩa đĩi, giảm nghèo. Nhà nước chủ động giải quyết ngay từ đầu mối quan hệ giữa tăng trưởng với bảo đảm an sinh và cơng bằng xã hội bằng việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, cĩ chính sách để giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa lớp người giàu và lớp người nghèo, khơng để diễn ra sự chênh lệch quá mức giữa các vùng, miền, các dân tộc và các tầng lớp dân cư, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội nhằm giải quyết hài hịa các mối quan hệ xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn dân tộc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Cụ thể như chính sách lao động và việc làm đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động cĩ kiến thức, kỹ năng và lương tâm nghề nghiệp ngày càng cao, tạo ra nhiều việc làm mới, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn lực ấy, giảm dần tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm; chính sách xĩa đĩi, giảm nghèo: chính sách giao quyền sử dụng đất, tạo vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ về giáo dục và y tế, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, phát huy quyền làm chủ cho người nghèo và cộng đồng nghèo để giúp họ tự vươn lên thốt nghèo; chính sách an sinh xã hội đã từng bước tạo ra "mạng lưới" gồm nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều hình thức phong phú về bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội nhằm bảo đảm cuộc sống xứng đáng cho những người về hưu, người già cơ đơn, trẻ em mồ cơi, người tàn tật, người gặp rủi ro bất hạnh và đặc biệt là những người cĩ cơng với nước; chính sách phịng chống các tệ nạn xã hội kết hợp sử dụng nhiều biện pháp giáo dục, hành chính và pháp luật để giữ vững sự ổn định, an tồn của một xã hội cĩ kỷ cương; xây dựng lối sống lành mạnh theo quy phạm đạo đức và chuẩn mực xã hội tiến bộ, văn minh, cĩ tác dụng cảm hĩa những người lầm lỗi, tạo điều kiện cho họ tái hịa nhập cộng đồng.

Nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng, các chính sách hợp lý và kịp thời của Nhà nước đã giúp phần nào phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của người lao động và của tồn thể nhân dân. Cũng nhờ đĩ, đạo đức của thanh niên cĩ những chuyển biến tích cực.

68

Số hĩa bởi Trung tâm

Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mới được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ XX, trên nền tảng kinh tế thấp kém, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơ chế kinh tế kế hoạch hĩa tập trung và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội cho nền kinh tế chưa cĩ tiền lệ, đang trong tình trạng vừa xây dựng vừa tổng kết rút kinh nghiệm nên chưa thể hồn thiện. Sự chưa hồn thiện của kinh tế thị trường thể hiện trước hết ở tình trạng thực tế kinh tế thị trường nước ta vẫn là thị trường sơ khai, cịn nhiều yếu tố tự phát, chưa đồng bộ, mới chỉ cĩ thị trường hàng hĩa hữu hình là tương đối phát triển, cịn thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường sức lao động, thị trường dịch vụ mới ở dạng manh nha. Mơi trường cạnh tranh cơng bằng, bình đẳng, hạn chế độc quyền chưa được tạo lập một cách đầy đủ.

Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do thể chế kinh tế thị trường - những luật lệ, quy tắc, bộ máy quản lý, cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh kinh tế theo quy luật thị trường - cịn nhiều bất cập. Cơ chế quản lí mới bước đầu đã hình thành nhưng chưa đồng bộ, đang ở giai đoạn sơ khai, cịn mang dấu ấn của một cơ chế cũ, những thĩi quen cũ làm kìm hãm, hạn chế sự năng động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của các nhà quản lí, doanh nghiệp trong kinh doanh. Việc thể chế hĩa các quan hệ kinh tế thành các văn bản pháp lý chưa kịp thời, đồng bộ, thậm chí cĩ lúc đi ngược lại tư duy kinh tế làm cho năng lực sản xuất bị kìm hãm. Chính tình trạng chưa hồn chỉnh của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là một trong những nguyên nhân của những hạn chế về đạo đức xã hội nĩi chung và đạo đức của thanh niên nĩi riêng bởi vì chưa cĩ cơ sở kinh tế thì chưa thể hình thành phẩm chất đạo đức tương ứng.

Hơn nữa, yêu cầu thiết yếu của nền kinh tế thị trường là hệ thống pháp luật chặt chẽ và mọi vấn đề đều căn cứ theo luật. Hệ thống pháp luật này đảm bảo cho các nhà chức trách, các nhà quản lý, tổ chức kinh doanh và cả những người lao động cĩ được hành lang pháp lý bảo vệ, đồng thời ngăn chặn các hoạt

Số hĩa bởi Trung tâm

Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động kinh tế phi pháp. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu và bao cấp bước đầu sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cịn nhiều bất cập về thể chế và pháp luật, gây nên tình trạng lừa đảo, chụp giật, tham nhũng, hối lộ, buơn lậu, gian lận thương mại, sản xuất - buơn bán hàng giả, trốn thuế, chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng… Chính sự giàu cĩ từ những việc làm phi pháp mà khơng bị trừng trị thích đáng đã tạo điều kiện cho lối sống sa đọa, buơng thả, đi ngược lại truyền thống dân tộc.

Một vấn đề khác rất được các nhà lý luận chú trọng là để phát triển kinh tế thị trường khơng chỉ cần hồn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền mà cịn phải hồn thiện các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội. Các tổ chức này tạo điều kiện phát huy vai trị dân chủ trong quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo cho sự cạnh tranh cơng bằng, bình đẳng, cùng với nhà nước điều tiết nền kinh tế theo hướng cĩ lợi cho xã hội. Các tổ chức này ở nước ta đã, đang hình thành ngày càng thích ứng với nền kinh tế thị trường của đất nước, cĩ xu hướng ngày càng phát triển và hoạt động ngày càng cĩ hiệu quả nhưng chủ yếu cùng với nhà nước giải quyết các vấn đề dân sinh, từ thiện nhằm hướng tới xĩa đĩi giảm nghèo, phát triển nghề nghiệp và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân nhưng lại ít hướng tới các vấn đề pháp lý, chưa phát huy vai trị phản biện xã hội trong quá trình phát triển kinh tế, văn hĩa, xã hội. Nhà nước khơng thể bao quát, giải quyết tất cả vấn đề do xã hội đặt ra. Hiện nay, một số điều kiện đảm bảo về kinh tế, văn hĩa - xã hội cho việc xây dựng đạo đức cho thanh niên trong nền kinh tế thị trường vẫn chưa được quan tâm như: dịch vụ giúp cha mẹ quản lý con trong thời gian đi làm chưa phát triển; các dịch vụ văn hĩa phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của thanh niên, sân chơi lành mạnh cho thanh niên cịn thiếu; việc tuyên truyền phương pháp dạy con cho cha mẹ, cho những cặp vợ chồng sắp cĩ con cịn chưa được chú trọng; định hướng, giáo dục giới tính, tình yêu, hạnh phúc gia đình cho thanh niên cịn chưa theo kịp nhằm

70

Số hĩa bởi Trung tâm

Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hạn chế những ảnh hưởng của kinh tế thị trường. Sự thiếu thốn, yếu kém đĩ một phần lớn là do các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội chưa đủ mạnh, chưa chủ động, sáng tạo và cũng chưa được quan tâm tạo điều kiện về pháp lý, thể chế để tham gia vào việc giáo dục thanh niên trong điều kiện mới.

Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và các thể chế cĩ liên quan chưa hồn thiện như vậy chính là một nguyên nhân của những hạn chế trong đạo đức của thanh niên. Bởi vì, bản chất của kinh tế thị trường được quy định bởi quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thơng tiền tệ, quy luật cạnh tranh, lợi nhuận là trên hết; kinh tế thị trường cĩ xu hướng dẫn đến chủ nghĩa lợi kỷ cực đoan, chủ nghĩa cá nhân phản đạo đức; tuyệt đối hĩa lợi ích vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần và đạo đức dẫn đến chủ nghĩa thực dụng; làm gia tăng tệ nạn xã hội, phá vỡ mơi trường phát triển tinh thần, đạo đức truyền thống. Khi kinh tế thị trường và các thể chế cĩ liên quan phát triển ở trình độ cao, những ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường sẽ được hạn chế. Ngược lại, trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường và các thể chế cĩ liên quan vừa hình thành, đang trong quá trình hồn thiện như ở Việt Nam hiện nay, mặt trái của kinh tế thị trường tác động mạnh mẽ đến đạo đức xã hội làm suy thối những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, cổ vũ cho lối sống ích kỷ, thực dụng, khơng quan tâm đến người khác.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG đạo đức của THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA d (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)