Một bộ phận thanh niên thiế uý thức rèn luyện đạo đức

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG đạo đức của THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA d (Trang 128 - 133)

Tự giáo dục, rèn luyện cĩ ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc hình thành đạo đức của thanh niên. Để cĩ sự chuyển hĩa từ tri thức đạo đức thành tình cảm đạo đức và hành vi đạo đức, địi hỏi phải thơng qua quá trình tự giáo dục, rèn luyện của thanh niên. Bởi vì sự hình thành các phẩm chất đạo đức của thanh niên khơng chỉ đơn thuần do tiếp thu những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội mà cịn do quá trình tự rèn luyện, đúc kết từ thực tiễn cuộc sống của từng cá nhân con người tạo thành. Những phẩm chất đạo đức khi đã được hình thành, củng cố trở thành nét tính cách ổn định, bền vững, thể hiện sự trưởng thành của con người xã hội, là nền tảng phát triển và hồn thiện nhân cách của thanh niên.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, với những tác động phức tạp của quy luật kinh tế thị trường, của sự cám dỗ vật chất, của các tệ nạn xã hội, tự giáo dục càng cĩ vai trị quan trọng giúp thanh niên chống lại những ảnh hưởng tiêu cực đĩ để rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho bản thân. Một trong những nguyên nhân cơ bản quyết định sự thành đạt trong học tập và làm việc của thanh niên là do họ sớm nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức cá nhân và tự tin, chủ động trong quá trình tiếp thu tri thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm đạo đức và rèn luyện thĩi quen đạo đức. Ngược lại, một số khơng ít thanh niên thiếu ý thức rèn luyện đạo đức, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn, thụ động, thờ ơ và trơng chờ ỷ lại gia đình, nhà trường, xã hội. Những thanh niên

Số hĩa bởi Trung tâm

Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

này thường cĩ tâm trạng buồn chán, dễ bị lơi cuốn vào những hoạt động khơng lành mạnh, sai trái. Theo SAVY 2, kết quả khảo sát về “sự buồn chán và dồn nén” trong giới trẻ cho thấy, 73,1% từng cĩ cảm giác buồn chán; 27,6% từng “rất buồn”, 21,3% từng thất vọng hồn tồn về tương lai và 4,1% nảy sinh ý nghĩ tự tử [98]. Với tâm trạng buồn chán, sống khơng cĩ lý tưởng, khơng cĩ hồi bão và mục đích sống cao đẹp, thanh niên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tiêu cực của kinh tế thị trường như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa cá nhân, dẫn đến tình trạng suy thối đạo đức, sa vào tệ nạn xã hội, đánh mất nhân cách. Nếu họ khơng tự khắc phục tâm trạng chán nản, tự ý thức, tự giáo dục, tự tu dưỡng rèn luyện bản thân thì mọi nỗ lực tác động bên ngồi dù tốt đến đâu cũng vơ ích. Trong quá trình tự giáo dục, rèn luyện, điều kiện và ảnh hưởng bên ngồi là tất yếu, khơng thể thiếu, nhưng rốt cuộc nĩ cĩ hiệu quả như thế nào được quyết định bởi sự tự giác của cá nhân. Sự tự giác trong rèn luyện đạo đức khơng phải được sinh ra mà là từng bước bồi dưỡng mà cĩ. Xuất phát từ những biểu hiện mang tính đặc thù về tâm lý lứa tuổi và về đạo đức của thanh niên, việc tự giáo dục, rèn luyện của thanh niên cần được khích lệ, đề cao. Gia đình, nhà trường và xã hội là mơi trường, điều kiện để hỗ trợ thanh niên bồi dưỡng sự tự giác rèn luyện đạo đức. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc tạo mơi trường, điều kiện cho thanh niên tự rèn luyện đạo đức cịn chưa được sự quan tâm điều chỉnh cho phù hợp.

Nhiều người nước ngồi tỏ vẻ rất ngạc nhiên khi thấy các bậc ơng bà, cha mẹ ở Việt Nam chăm lo cho con cháu từng ly từng tý, ở mọi lúc, mọi nơi. Cách giáo dục của gia đình cịn mang tính “bao cấp đến tận răng” đĩ khiến cho con cái khơng tự chủ trong cơng việc và luơn lệ thuộc vào người khác. Thậm chí đối với những thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cĩ việc làm, cĩ gia đình riêng, cha mẹ vẫn phải chu cấp thêm, giúp việc nhà cho họ. Đây là quan niệm, thĩi quen khơng tốt trong việc dạy con, vơ tình họ làm cho con mất đi sự tự chủ, tự giác, tinh thần trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội, từ đĩ, họ khơng thể

86

Số hĩa bởi Trung tâm

Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rèn lyện những phẩm chất đạo đức cho bản thân và sự giáo dục đạo đức của gia đình, nhà trường, xã hội cũng khơng thể cĩ hiệu quả.

Trong nhà trường, cách dạy học phổ biến hiện nay là cách dạy học truyền thống lấy hoạt động của người thầy là trung tâm, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Cách dạy học này tạo tâm lý thụ động ở người học, tính tự giác, tự giáo dục, rèn luyện cũng vì thế bị hạn chế.

Về mơi trường xã hội, tình trạng thiếu việc làm và khơng được giao việc, thiếu sân chơi, thiếu thốn đời sống tinh thần cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế tính tự giác rèn luyện đạo đức của thanh niên.

Như vậy, thanh niên là lứa tuổi đang ở giai đoạn trung gian chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn, trình độ nhận thức, đánh giá về đạo đức cao hơn so với thiếu nhi và thiếu niên nhưng chưa thật rõ rệt, chưa hồn thiện nên bên cạnh sự tự giác của thanh niên, việc tạo mơi trường, điều kiện thuận lợi giúp thanh niên tự giáo dục, rèn luyện đạo đức là hết sức cần thiết. Nếu nhà trường, gia đình và xã hội khơng khuyến khích và tạo điều kiện để thanh niên lao động và vui chơi giải trí lành mạnh thì thanh niên khĩ cĩ thể tránh được những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường dẫn đến tình trạng sa ngã, suy thối về đạo đức.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức khơng đơn thuần đối với một số đối tượng nào mà tác động đến tất cả các tầng lớp trong xã hội. Trong đĩ, thanh niên chịu tác động mạnh mẽ nhất, bởi vì, thanh niên là giai đoạn bắt đầu tiếp xúc với mơi trường kinh tế - xã hội nhiều hơn so với thiếu niên, nhi đồng nhưng yếu tố tâm lý cịn chưa ổn định, cĩ những biểu hiện phức tạp, mâu thuẫn, kinh nghiệm sống cịn hạn chế, năng lực tự giáo dục cịn yếu, dễ bị chi phối bởi ngoại cảnh. Nghiên cứu về những đặc thù trong đạo đức của thanh niên sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng đạo đức của thanh niên một cách hiệu quả.

Số hĩa bởi Trung tâm

Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đạo đức của thanh niên Việt Nam hiện nay vừa cĩ mặt tích cực vừa cĩ mặt tiêu cực. Trong đĩ, những biểu hiện tích cực là chủ yếu bởi vì thanh niên là lứa tuổi dễ thích nghi và nhanh nhạy trong việc tiếp thu cái mới, tiếp thu những chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. Tuy nhiên, tình trạng suy thối đạo đức của một bộ phận khơng nhỏ thanh niên diễn ra ngày càng phức tạp hơn do ảnh hưởng mặt trái của kinh tế thị trường. Bên cạnh những thanh niên cĩ lý tưởng, hồi bão cao đẹp, siêng năng học hỏi, năng động, sáng tạo, tích cực làm việc làm giàu cho bản thân và tích cực tham gia vào các hoạt tình nguyện vì lợi ích của cộng đồng, xã hội thì một bộ phận thanh niên cĩ biểu hiện suy thối về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, sa hoa, lãng phí, thiếu hồi bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Đi sâu nghiên cứu để hiểu rõ thực trạng này và phân tích nguyên nhân sâu xa của nĩ mới cĩ thể làm chuyển biến tình hình theo hướng tích cực.

Nguyên nhân của thực trạng đạo đức của thanh niên trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay khơng đơn giản chỉ do tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường mà cịn do thể chế kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, các tổ chức chính trị - xã hội chưa hồn thiện, do những hạn chế trong quá trình xây dựng đạo đức và đặc biệt là do sự tự giáo dục, rèn luyện đạo đức của thanh niên cịn yếu. Những nguyên nhân này khơng những làm cho chúng ta khơng hạn chế được mặt trái của kinh tế thị trường mà cịn làm gia tăng tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với đạo đức của thanh niên, đồng thời khơng phát huy được mặt tích cực của nĩ trong quá trình xây dựng, hồn thiện đạo đức của thanh niên. Sự phân tích những nguyên nhân thực trạng đạo đức của thanh niên tạo cơ sở để đề xuất những định hướng đúng đắn và giải pháp phù hợp nhằm xây dựng đạo đức của thanh niên ngày càng tốt hơn.

88

Số hĩa bởi Trung tâm

Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC

CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Dựa trên lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, đạo đức của thanh niên vừa chịu sự quy định của điều kiện kinh tế - xã hội hiện thực vừa chịu sự tác động của nhận thức và hoạt động của con người. Hay nĩi cách khác đạo đức của thanh niên khơng chỉ hình thành một cách tự phát mà cịn được xây dựng một cách tự giác.

Sự tự giác tác động của con người vào quá trình hình thành và phát triển đạo đức của thanh niên cĩ vai trị hết sức quan trọng. Nếu sự tác động đúng, phù hợp, nĩ sẽ thúc đẩy cho đạo đức của thanh niên ngày càng tốt hơn, hồn thiện

Số hĩa bởi Trung tâm

Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hơn, ngược lại, nĩ nĩ sẽ là trở lực vơ cùng to lớn ngăn cản sự hình thành và phát triển những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp cho thanh niên. Vì vậy, việc xây dựng đạo đức của thanh niên Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay cần được định hướng bởi những nguyên tắc phương pháp luận đúng đắn.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG đạo đức của THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA d (Trang 128 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)