Buộc thực hiện đúng hợp đồng thi công xây dựng công trình

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình (Trang 54 - 67)

2.2.1.1. Khái niệm

Trên cơ sở hợp đồng đã ký kết, các bên phải thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết. Mục đích của các bên chỉ đạt được khi các bên thực hiện đúng hợp đồng với tinh thần thiện chí, hợp tác. Vấn đề đặt ra là khi một bên vi phạm nghĩa vụ đã cam kết thì bên kia sẽ áp dụng biện pháp cần thiết nào để

49

bảo về quyền và lợi ích của mình. Buộc thực hiện đúng hợp đồng được coi là biện pháp đầu tiên trong các biện pháp mà bên bị vi phạm áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng. Khi áp dụng biện pháp này, hậu quả mà bên vi phạm phải gánh chịu đó là phải thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết hoặc áp dụng biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện đúng như đã cam kết.

Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng đều có ghi nhận về buộc thực hiện đúng hợp đồng như BLDS, LTM, Nghị định 48. Tuy nhiên các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên có sự quy định không giống nhau về mặt thuật ngữ sử dụng đối với trách nhiệm này. Theo đó có văn bản quy định đó là trách nhiệm dân sự, có văn bản quy định đó là chế tài do vi phạm hợp đồng. Cụ thể như sau:

BLDS quy định “Trách nhiệm dân sự” từ Điều 302 đến Điều 308,

đó là những trách nhiệm mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu do hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự của mình. Cụ thể hơn:

“Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện” [20, Điều 304, khoản 1]. LTM quy định về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh” [21, Điều 297, khoản 1]. Tương

tự LTM còn quy định cụ thể về trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng khi có

hành vi vi phạm hợp đồng như sau “Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng” [21, Điều 297, khoản 1].

Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế Unidroit hay Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế cũng có quy định về trách nhiệm này của bên vi

50

phạm hợp đồng. Theo đó, trong Chương 7 về biện pháp đối với việc không thực

hiện đúng hợp đồng, Bộ nguyên tắc Unidroit đã quy định “khi bên có nghĩa vụ thanh toán nhưng không thực hiện thì bên kia có quyền yêu cầu thanh toán” và “khi bên có nghĩa vụ thực hiện một công việc nhưng không thực hiện, bên kia có thể yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện” [28, Điều 7.2.1 và Điều 7.2.2]. Biện

pháp này cũng được quy định tại Điều 46 và Điều 62 của Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế. Như vậy, biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng đều được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam và một số hệ thống pháp luật trên thế giới như là biện pháp đầu tiên và hữu hiệu nhất nhằm đảm bảo cho việc thực hiện trên thực tế hợp đồng đã ký kết cũng như mục đích mà các bên mong muốn khi giao kết hợp đồng được đáp ứng

Nghị định 48 quy định về HĐXD cũng như thông tư 09 hướng dẫn mẫu HĐTCXD không đưa ra định nghĩa về buộc thực hiện đúng hợp đồng. Những quy định về hình thức trách nhiệm này được ghi nhận ở nhiều điều khoản

khác nhau, với quy định buộc nhà thầu thi công “Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng” [5, Điều 25, khoản 9] đối với những công việc do nhà

thầu thực hiện không đảm bảo theo yêu cầu hoặc buộc bên giao thầu thanh toán cho nhà thầu theo quy định. Cách hình thức trách nhiệm cụ thể này cũng chính là việc áp dụng hình thức trách nhiệm buộc thực hiện đúng hợp đồng theo quy định của BLDS và LTM. Theo đó, buộc thực hiện đúng HĐTCXD là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng HĐTCXD hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện, bên vi phạm hợp đồng phải chịu các chi phí phát sinh.

2.2.1.2. Hậu quả pháp lý của buộc thực hiện đúng hợp đồng thi công xây dựng công trình

51

Khi áp dụng hình thức trách nhiệm buộc thực hiện đúng hợp đồng, hậu quả pháp lý mà bên vi phạm hợp đồng sẽ phải gánh chịu là phải tiếp tục thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết theo hợp đồng hoặc dùng biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện (tự sửa chữa khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ...) và bên vi phạm phải chịu các phí tổn phát sinh. Trường hợp bên bị vi phạm và bên vi phạm thỏa thuận thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác, không được coi là áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng. Như vậy pháp luật quy định bên vi phạm hợp đồng không chỉ tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết mà còn phải thực hiện các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện đúng như đã cam kết và phải chịu trách nhiệm đối với các chi phí phát sinh từ việc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng và thực hiện các biện pháp khác đó. Nội dung của buộc thực hiện đúng hợp đồng bao gồm: tiếp tục thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng và thực hiện các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện đúng như khắc phục, sửa chữa các hậu quả phát sinh từ sự vi phạm hợp đồng và chịu các chi phí phát sinh với mục đích cuối cùng là đảm bảo cho mục đích của các bên khi tham gia hợp đồng đều đạt được một cách tốt nhất.

Đối với HĐTCXD, việc một bên áp dụng hình thức buộc thực hiện đúng hợp đồng khi bên kia vi phạm hợp đồng sẽ khiến cho bên bị áp dụng biện pháp này phải thực hiện một số hành vi - đó là những bất lợi mà bên vi phạm phải gánh chịu trước bên bị vi phạm. Theo đó, với mỗi hành vi vi phạm HĐTCXD cụ thể, bên vi phạm phải thực hiện những hành vi khác nhau để hợp đồng được thực hiện đúng. Cụ thể được pháp luật quy định như sau:

- Trường hợp NTTC vi phạm về chất lượng thi công xây dựng công trình, pháp luật quy định bên giao thầu có quyền yêu cầu nhà thầu khắc phục hậu quả của việc vi phạm về chất lượng. Theo yêu cầu của bên giao thầu,

52

do mình thi công” [7, Điều 27, khoản 2, điểm h]. Đối với các sản phẩm sai sót

(chưa đảm bảo yêu cầu của hợp đồng) thì phải được sửa chữa, trường hợp không sửa chữa được thì phải loại bỏ. Bên nào gây ra sai sót thì bên đó phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến sửa chữa, kiểm định lại và các chi phí khác liên quan đến việc khắc phục sai sót cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng. Việc xử lý các sai sót, hư hỏng của công trình được tiến hành như sau: Đối với các sai sót về cơ bản không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng công trình thì những tồn đọng này được ghi trong biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình và nhà thầu phải có trách nhiệm hoàn thành những tồn đọng này bằng chi phí của mình. Trường hợp công trình chưa đủ điều kiện để nghiệm thu, bàn giao; các bên xác định lý do và nêu cụ thể những công việc mà nhà thầu phải làm để hoàn thành công trình. Trường hợp nhà thầu không sửa chữa được các sai sót hay hư hỏng trong khoảng thời gian mà bên giao thầu yêu cầu, bên giao thầu có thể tự tiến hành công việc hoặc thuê người khác sửa chữa và nhà thầu phải chịu mọi chi phí. Nhà thầu sẽ không phải chịu trách nhiệm về công việc đã sửa chữa nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình đối với công trình theo HĐTCXD.

- Trường hợp NTTC vi phạm nghĩa vụ bảo đảm an toàn lao động thì NTTC và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật

đồng thời “chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra” [4, Điều 47, khoản 1, điểm e].

Việc xử lý sự cố về an toàn lao động, pháp luật quy định các bên có trách

nhiệm “thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo theo quy định” [5, Điều 38, khoản 1].

53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trường hợp NTTC vi phạm nghĩa vụ về bảo đảm vệ sinh môi trường xây dựng, bên giao thầu có quyền yêu cầu nhà thầu phải thực hiện các biện pháp chống bụi, chống ồn và thu dọn hiện trường. Đối với nước thải, chất thải phải được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đồng thời phải khắc phục các hậu quả đã gây ra như thu dọn, vệ sinh môi trường, bồi thường thiệt hại.

- Trường hợp NTTC vi phạm nghĩa vụ bảo hành, pháp luật quy định bên giao thầu có quyền yêu cầu NTTC phải sửa chữa mọi sai sót, thay thế các thiết bị bị hư hỏng do lỗi của nhà thầu gây ra trong quá trình thi công bằng chi phí của nhà thầu. Việc sửa chữa các lỗi này phải được thực hiện trong khoảng thời gian mà hai bên thỏa thuận. Nếu quá thời hạn này mà nhà thầu không bắt đầu thực hiện các công việc sửa chữa thì CĐT có quyền thuê một nhà thầu khác thực hiện các công việc này và toàn bộ chi phí cho việc sửa chữa để chi trả cho bên thứ ba sẽ do nhà thầu chịu và sẽ được khấu trừ vào tiền bảo hành của nhà thầu.

- Trường hợp bên giao thầu vi phạm nghĩa vụ tạm ứng và thanh toán theo hợp HĐTCXD thì bên giao thầu phải thực hiện nghĩa vụ tạm ứng và thanh toán theo thỏa thuận đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên nhận thầu lãi suất quá hạn áp dụng cho ngày đầu tiên chậm thanh toán do ngân hàng thương mại mà bên nhận thầu mở tài khoản công bố kể từ ngày đầu tiên chậm thanh toán cho đến khi bên giao thầu đã thanh toán đầy đủ cho bên nhận thầu.

Như vậy, biện pháp buộc thực hiện đúng HĐTCXD chủ yếu được ghi nhận bằng việc việc bên nhận thầu phải thực hiện việc sửa chữa các sai sót, khắc phục các khiếm khuyết về chất lượng đối với các công việc do mình thực hiện và chịu trách nhiệm. Việc sửa chữa các sai sót, khắc phục các khiếm khuyết của các sản phẩm xây dựng chính là việc bên nhận thầu phải thực hiện các công việc trước đây theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật cần

54

thiết để đảm bảo HĐTCXD được thực hiện đúng như đã ký kết. Các công việc này vừa có tính chất khôi phục lại tình trạng đúng đắn của các cam kết theo hợp đồng vừa có tính tiếp tục thực hiện đúng những việc thuộc về nghĩa vụ mà bên nhận thầu phải thực hiện theo HĐTCXD. Phạm vi các công việc được coi là buộc thực hiện đúng HĐTCXD theo quy định của pháp luật hiện hành được liệt kê và giới hạn trong những công việc như sửa chữa, khắc phục sai sót và khiếm khuyết của sản phẩm xây dựng nhằm khắc phục các vi phạm về chất lượng của sản phẩm hay khắc phục, sửa chữa các vi phạm về nghĩa vụ bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường... Phạm vi các công việc mà bên vi phạm phải thực hiện khi bị buộc thực hiện đúng HĐTCXD được pháp

luật quy định là “dùng các biện pháp khác” [21, Điều 297, khoản 1] để hợp

đồng được thực hiện một cách đúng đắn. Nếu không có biện pháp này thì các hậu quả từ hành vi vi phạm hợp đồng sẽ không được khắc phục một cách kịp thời, vi phạm này sẽ nối tiếp vi phạm kia dẫn nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng bị phá vỡ.

Về nguyên tắc, buộc thực hiện đúng HĐTCXD chỉ được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của bên bị vi phạm đối với bên vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, buộc thực hiện đúng HĐTCXD còn là nghĩa vụ đương nhiên của nhà thầu khi vi phạm về chất lượng công trình. Trong nhiều trường hợp NTTC phải tự giác thực hiện việc sửa chữa và khắc phục các sai sót, khiếm khuyết của công trình mà không cần có yêu cầu của bên giao thầu. Bởi lẽ, nếu nhà thầu không thực hiện các biện pháp cần thiết để HĐTCXD được thực hiện đúng đắn, các sản phẩm xây dựng không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thì khi nghiệm thu xây dựng, bên giao thầu và tư vấn giám sát sẽ không xác nhận công việc hoàn thành và nhà thầu sẽ tất yếu phải thực hiện các công việc đó một cách đúng đắn. Chính vì vậy, công việc thi công xây dựng của nhà thầu luôn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của đại diện bên giao thầu, của tư vấn giám sát và của

55

chính đại diện nhà thầu để đảm bảo cho các công việc xây dựng được tiến hành một cách đúng đắn, hạn chế tối đa các sai sót, và khiếm khuyết cũng như sự cố công trình. Hơn nữa, các công việc đó còn phải tuân thủ theo một quy trình về quản lý chất lượng tương đối đặc biệt được pháp luật ghi nhận chặt chẽ với sự tham gia của các bên liên quan. Quy định như vậy cũng xuất phát từ việc hạn chế các vi phạm hợp đồng xảy ra bởi việc khắc phục nó (làm cho hợp đồng được thực hiện một cách đúng đắn) là một việc không hề đơn giản, hơn nữa lại ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện các công việc khác trong thi công như ảnh hướng tiến độ thực hiện, ảnh hưởng đến công tác nghiệm thu, khắc phục các sai sót liên quan đến tài sản cố định... Đồng thời cũng là để đảm bảo cho sự quản lý và vận hành dự án đầu tư xây dựng được thực hiện một cách có hiệu quả cao về mặt kinh tế, kỹ thuật.

Để áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng HĐTCXD, bên bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ. Việc gia hạn này hoàn toàn do bên bị vi phạm quyết định trên cơ sở xem xét các lợi ích của việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của HĐTCXD. Vì vậy, sự gia hạn để tiếp tục thực hiện hợp đồng nằm trong tiến trình áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng và hoàn toàn không phải là sự thỏa thuận lại về thời gian thực hiện hợp đồng giữa các bên. Trường hợp bên bị vi phạm tự quyết định việc gia hạn và yêu cầu bên vi phạm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được coi là áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng và phải tuân theo quy định của pháp luật về buộc thực hiện đúng hợp đồng. Ngược lại, khi có sự đề nghị và chấp thuận bằng văn bản về việc gia hạn thực hiện HĐTCXD thì chưa có việc áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng.

Trách nhiệm trong việc thực hiện đúng HĐTCXD do vi phạm hợp đồng trong mối quan hệ giữa CĐT với nhà thầu chính và nhà thầu phụ được pháp luật quy định như sau: Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư

56

về chất lượng thực hiện các công việc xây dựng kể cả những công việc do nhà thầu phụ thực hiện. Đối với hành vi vi phạm hợp đồng của một bên do nguyên

nhân của bên thứ ba, pháp luật cũng quy định “nếu một bên vi phạm hợp đồng do nguyên nhân của bên thứ 3, bên vi phạm phải gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng trước bên kia. Tranh chấp giữa bên vi phạm với bên thứ 3

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình (Trang 54 - 67)