Có thiệt hại thực tế xảy ra

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình (Trang 52 - 54)

Thiệt hại thực tế là một trong những yếu tố pháp lý để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên vi phạm hợp đồng. Yếu tố này chỉ áp dụng đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mà không áp dụng đối với các hình thức trách nhiệm khác. Thiệt hại là những tổn thất, sự mất mát hoặc giảm sút về lợi ích vật chất hoặc tinh thần được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, pháp luật chỉ cho phép tính toán những thiệt hại vật chất. Bởi lẽ, bản chất của quan hệ hợp đồng là quan hệ tài sản. Lợi ích vật chất luôn là mục tiêu hàng

đầu của các bên trong suốt quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng. “Thiệt hại thực tế được hiểu là sự biến đổi theo chiều hướng xấu trong tài sản của bên bị vi phạm thể hiện ở những tổn thất thực tế tính được thành tiền mà bên đó phải gánh chịu” [7, tr.60].

Pháp luật xây dựng không quy định cụ thể thiệt hại do vi phạm HĐTCXD cụ thể bao gồm những thiệt hại gì. Tuy nhiên, căn cứ vào cách tính thiệt hại theo quy định chung của BLDS và LTM hiện hành thì chúng ta có thể xác định được một số thiệt hại cơ bản do hành vi vi phạm HĐTCXD gây ra. Thiệt hại đó là những tổn thất về lợi ích vật chất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi phạm HĐTCXD gây ra. Đối với bên giao thầu, những tổn thất đó có thể là những chi phí phải bỏ ra để sửa chữa, khắc phục những hư hỏng, kém chất lượng của các sản phẩm xây dựng; chi phí bỏ ra để lựa chọn nhà thầu mới; tiền bị phạt hợp đồng do chậm bàn giao công trình cho khách hàng (người khai thác, sử dụng công trình); những tổn thất về người và tài sản

47

khác của bên giao thầu; chi phí bỏ ra để cải chính thông tin, khắc phục hậu quả từ việc uy tín bị ảnh hưởng bởi thông tin công trình, dự án bị chậm tiến độ. Đối với bên nhận thầu, những tổn thất họ phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng từ bên giao thầu đó là: chi phí thuê nhân công, máy móc thiết bị thi công, khoản lãi suất chậm trả, chậm thanh toán… Theo quy định của pháp luật, các thiệt hại nêu trên phải là những thiệt hại thực tế và bên bị thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại xảy ra.

2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình và thiệt hại thực tế xảy ra

Yếu tố quan hệ nhân quả chỉ áp dụng đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong khoa học pháp lý, không phải cứ có thiệt hại là phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và không phải cứ có hành vi vi phạm HĐTCXD là trách nhiệm này phát sinh. Để trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh thì phải có yếu tố nhân quả. Cụ thể, hành vi vi phạm HĐTCXD được xem là nguyên nhân và thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm HĐTCXD. Có mối quan hệ nhân quả nêu trên thì mới đủ căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên vi phạm. Nếu có hành vi vi phạm HĐTCXD và có thiệt hại xảy ra nhưng giữa chúng không có mối liên hệ thì sẽ không nảy sinh trách nhiệm bồi thường đối với bên vi phạm. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm HĐTCXD và thiệt hại thực tế được hiểu là giữa hành vi vi phạm HĐTCXD và thiệt hại thực tế xảy ra có mối quan hệ nội tại, tất yếu. Thiệt hại phát sinh là do kết quả tất yếu của hành vi vi phạm HĐTCXD, hành vi đó là nguyên nhân trực tiếp (có trước) gây ra thiệt hại thực tế, không có vi phạm thì không phát sinh thiệt hại. Trường hợp có hành vi vi phạm HĐTCXD của một bên và bên kia có bị thiệt hại, nhưng nếu thiệt hại này không phải do hành vi vi phạm HĐTCXD của một bên gây ra thì không

48

có mối quan hệ nhân quả, bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với phần thiệt hại nói trên. Việc chứng minh quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra là nghĩa vụ của bên bị vi phạm. Nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong trường hợp một kết quả do nhiều nguyên nhân sinh ra hoặc một nguyên nhân có thể phát sinh nhiều kết quả. Nếu không xác định chính xác mối quan hệ biện chứng giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế thì sẽ dẫn đến sai lầm khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm HĐTCXD và thiệt hại xảy ra là căn cứ chỉ áp dụng đối với hình thức trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm HĐTCXD.

Hiện nay, căn cứ phát sinh trách nhiệm do vi HĐTCXD không được quy định khái quát trong BLDS và pháp luật chuyên ngành về HĐXD. Mặc dù, các căn cứ này lại được LTM hiện hành quy định cụ thể tương ứng với từng hình thức trách nhiệm. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cũng như quá trình áp dụng pháp luật giải quyết vấn đề này, gây khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật và làm giảm hiệu lực, hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình (Trang 52 - 54)