Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện một số quy định phápluật

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình (Trang 109 - 124)

luật về hợp đồng thi công xây dựng công trình

Trên cơ sở những vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm dân sự do vi phạm HĐTCXD ở Chương 2, tác giả xin đưa ra một số giải pháp cụ thể trong việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm dân sự do vi phạm về HĐXD nói chung và HĐTCXD nói riêng như sau:

3.3.3.1. Về vị trí pháp lý của chế định trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình

Quản lý hợp đồng xây dựng là một trong các nội dung quan trọng của quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm đảm bảo cho tính hiệu quả và khả thi của bất kỳ dự án đầu tư xây dựng nào. Đặc biệt đối với giai đoạn thi công xây dựng công trình thì quá trình ký kết và thực hiện HĐTCXD càng có ý nghĩa quan trọng, góp phần hình thành nên các sản phẩm xây dựng cụ thể của một dự án đầu tư xây dựng. Do vậy, trong pháp luật chuyên ngành, các quy định về HĐXD đã được ghi nhận thông qua Luật xây dựng năm 2014, Nghị định 48, Nghị định 207 và các thông tư hướng dẫn các loại mẫu HĐXD trong đó có mẫu HĐTCXD. Mặc dù, các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nói chung đã được ghi nhận trong nhiều văn bản quy phạm khác nhau, nhưng các quy định đó chưa có sự đồng bộ và hệ thống khiến cho việc áp dụng pháp luật trên thực tế còn thiếu sự thống nhất và gây nhiều tranh cãi.

104

Trong đó, các quy định về trách nhiệm do vi phạm HĐXD nói chung và HĐTCXD nói riêng chưa có tính bao quát cao mà quy định một cách tản mạn, rải rác ở một số điều luật trong một số văn bản hướng dẫn thi hành luật. Điều này đã khiến cho các quy định của pháp luật về xây dựng đã không thể hiện được đầy đủ vị trí, vai trò của chế định trách nhiệm HĐXD trong quản lý hoạt động thi công xây dựng hiện nay. Nó thể hiện các nhà làm luật chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của chế định này.

Trong khoa học pháp lý, việc áp dụng pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm hợp đồng trong mối quan hệ giữa luật chung - luật riêng và luật chuyên ngành. Nhưng trên thực tế, không phải chủ thể nào cũng hiểu rõ về tính thống nhất này, ngay cả trong nhiều trường hợp giữa các chuyên gia pháp lý còn có nhiều tranh cãi. Điều này đã dẫn đến những khó khăn và vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về trách nhiệm do vi phạm HĐTCXD, làm giảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật trong việc xử lý hành vi vi phạm HĐTCXD. Do vậy, theo tác giả các quy định về vi phạm hợp đồng và trách nhiệm do vi phạm HĐXD cần thiết phải được xây dựng thành một chế định riêng trong hệ thống các quy định về HĐXD. Trong chế định đó, cần thiết phải bao gồm các nội dung cơ bản, đó là: quy định về vi phạm HĐXD và các dạng vi phạm HĐXD cơ bản; quy định về các hình thức trách nhiệm do vi phạm HĐXD và nội dung của trách nhiệm; quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm; quy định về hậu quả pháp lý khi áp dụng; quy định về mối quan hệ giữa các hình thức trách nhiệm; quy định về miễn trách nhiệm do vi phạm HĐXD. Các quy định đó phải phù hợp với đặc trưng của HĐXD. Việc quy định như vậy là cần thiết nhằm đảm bảo cho việc áp dụng trách nhiệm HĐXD được thống nhất cũng như xử lý các hành vi vi phạm HĐXD cụ thể. Hơn nữa, việc quy định chế định riêng về vi phạm HĐXD và trách nhiệm do vi phạm sẽ

105

đảm bảo cho sự đồng bộ với quy định về chế tài trong thương mại hiện nay, phù hợp với định hướng xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng, tiến tới có thể sửa đổi, bổ sung các quy định tương ứng của BLDS hiện hành theo hướng này.

3.3.3.2. Đối với quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng thi công xây dựng công trình

Buộc thực hiện đúng HĐTCXD không chỉ là biện pháp đầu tiên mà bên bị vi phạm thường áp dụng mang tính linh hoạt, mềm dẻo mà nó còn thể hiện tinh thần thiện chí của bên bị vi phạm đối với việc tiếp tục thực hiện HĐTCXD. Đây cũng là biện pháp nhằm tạo điều kiện cho bên vi phạm HĐTCXD sửa chữa những sai sót và khắc phục những hậu quả từ hành vi vi phạm hợp đồng không đáng có và có thể khắc phục được, đặc biệt là đối với những vi phạm không cơ bản. Có thể coi đây là hình thức trách nhiệm có mức độ nhẹ nhất mà bên vi phạm phải gánh chịu trước bên bị vi phạm so với các trách nhiệm dân sự khác từ hành vi vi phạm HĐTCXD mà pháp luật quy định. Cùng với việc ghi nhận chế định riêng về vi phạm hợp đồng và trách nhiệm do vi phạm HĐXD, pháp luật xây dựng cần sửa đổi, bổ sung những quy định mang tính khái quát cao về buộc thực hiện đúng HĐTCXD. Bởi lẽ hiện nay, khi quy định về các hình thức trách nhiệm hợp đồng, có một hạn chế lớn, đó là: chủ yếu tập trung quy định hai hình thức trách nhiệm cơ bản đó là bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng còn buộc thực hiện đúng hợp đồng xây dựng chỉ được đề cập rất hạn chế, chưa mang tính khái quát cao. Theo đó buộc thực hiện đúng HĐTCXD chỉ được đề cập tản mạn ở một số điều khoản khác nhau như Điều 13, Điều 26, Điều 27, Điều 47 của Nghị định 48 và Điều 38, Điều 38 Nghị định 15. Các điều khoản này chỉ quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng đối với một số vi phạm cơ bản như vi phạm về chất lượng công trình, vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh môi trường

106

xây dựng, vi phạm về nghĩa vụ thanh toán, bảo hành công trình còn các hành vi vi phạm khác như vi phạm về nghĩa vụ bàn giao mặt bằng xây dựng, nghĩa vụ nghiệm thu xây dựng, nghĩa vụ quản lý lao động trên công trường…thì chưa được pháp luật quy định.

Hiện nay, pháp luật chuyên ngành quy định về buộc thực hiện đúng HĐTCXD mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận các biện pháp khắc phục, sửa chữa các sai sót do vi phạm hợp đồng, còn vấn đề bên bị vi phạm yêu cầu nhà thầu vi phạm hợp đồng phải tiếp tục thực hiện HĐTCXD trong những trường hợp cụ thể nào thì chưa được quy định cụ thể. Với việc quy định hạn chế như vậy đã làm cho phạm vi áp dụng hình thức buộc thực hiện đúng HĐTCXD rất hẹp, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Trong khi đó, về lý luận buộc thực

hiện đúng hợp đồng xây dựng “không chỉ là hình thức trách nhiệm hợp đồng được áp dụng đầu tiên, mang tính mềm dẻo mà còn có tính hiệu quả, bởi nó góp phần thực hiện dứt điểm nghĩa vụ của hợp đồng, hạn chế thiệt hại, hạn chế nảy sinh các tranh chấp” [7, tr.82]. Trong thực tiễn các bên tham gia HĐTCXD đều

mong muốn giữ quan hệ hợp đồng đã thiết lập, muốn tự dàn xếp các mâu thuẫn, hạn chế việc áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn. Để khắc phục được những hạn chế đó và phát huy được vai trò của buộc thực hiện đúng HĐTCXD, việc quy định đầy đủ, mang tính khái quát về biện pháp buộc thực hiện đúng HĐTCXD là cần thiết và phù hợp tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng hình thức trách nhiệm này trên thực tế được bao quát và hiệu quả. Cùng với đó là quy định trong những trường hợp nào, bên bị vi phạm được yêu cầu bên vi phạm vừa tiếp tục thực hiện hợp đồng, vừa sửa chữa các sai sót và những trường hợp nào chỉ được yêu cầu sửa chữa sai sót mà không được yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng. Về nội dung này, theo tác giả pháp luật cần ghi nhận nguyên tắc trong việc áp dụng hình thức buộc thực hiện đúng HĐTCXD khi có sự vi phạm nghĩa vụ của nhà thầu thi công như sau: trong trường hợp nhà thầu vi phạm

107

một nghĩa vụ mà sự vi phạm nghĩa vụ đó không ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ khác thì bên giao thầu có thể yêu cầu nhà thầu khắc phục, sửa chữa sai sót về nghĩa vụ bị vi phạm còn đối với các nghĩa vụ khác có thể yêu cầu nhà thầu tiếp tục thực hiện đảm bảo cho tiến độ hợp đồng. Trường hợp, nhà thầu vi phạm nghĩa vụ mà sự vi phạm nghĩa vụ đó ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ khác thì bên giao thầu được yêu cầu nhà thầu khắc phục, sửa chữa sai sót về nghĩa vụ bị vi phạm mà không được yêu cầu nhà thầu tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan.

3.3.3.3. Đối với quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trong pháp luật chuyên ngành, cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm HĐTCXD theo hướng quy định khái quát về hành vi vi phạm HĐTCXD làm căn cứ áp dụng

trách nhiệm. Theo đó cần quy định căn cứ “có hành vi vi phạm hợp đồng ”

theo quy định của LTM. Cùng với đó, cần thiết quy định các dạng hành vi vi phạm hợp đồng đặc thù trong hoạt động thi công xây dựng. Có như vậy thì các quy định của pháp luật mới bao quát được các dạng hành vi vi phạm HĐTCXD để từ đó xác định trách nhiệm bồi thường tương ứng đối với bên vi phạm. Qua đó tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thống nhất các quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm HĐTCXD, khắc phục những bất cập và hạn chế tranh chấp phát sinh.

Pháp luật cần phân định rõ giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm HĐTCXD với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐTCXD, tránh

sự nhầm lẫn trong thực tế áp dụng. Theo đó, pháp luật cần quy định rõ “do nguyên nhân của bên nhận thầu” là nguyên nhân gì và gây tổn hại cho người

và tài sản là tổn hại cho người nào và tài sản của ai. Trường hợp nguyên nhân xuất phát từ hành vi vi phạm HĐTCXD của một bên gây tổn hại cho người và tài sản của bên kia trong quan hệ hợp đồng xây dựng thì trách nhiệm bồi

108

thường thiệt hại này thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm HĐTCXD, việc giải quyết theo quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm HĐTCXD. Trong trường hợp hành vi vi phạm HĐTCXD hoặc hành vi không xuất phát từ hành vi vi phạm HĐTCXD mà gây tổn hại cho người và tài sản của bên thứ ba, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại này thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐTCXD, việc giải quyết sẽ theo các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của BLDS.

3.3.3.4. Đối với quy định về phạt vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình

Pháp luật chuyên ngành hiện nay quy định mức phạt vi phạm HĐTCXD do các bên thỏa thuận và cho phép thỏa thuận tỷ lệ mức phạt tối đa là không quá 12%, tỷ lệ này cao hơn so với quy định tương ứng của Luật thương mại năm 2005 là “không quá 8%”. Quy định này là cần thiết, phù hợp với đặc trưng của hợp đồng xây dựng và có ý nghĩa nhằm nâng cao trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện đúng HĐTCXD, đặc biệt là đối với các HĐTCXD các công trình có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Hiện nay, Luật xây dựng năm 2014 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014 đã có sự sửa đổi quy định về cách tính mức phạt vi phạm HĐTCXD theo hướng phù hợp với cách tính mức phạt của LTM. Đó là quy định về mức phạt vi phạm

HĐXD nói chung và HĐTCXD nói riêng “không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm” tạo sự thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật. Do (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vậy, đối với những HĐTCXD được ký kết trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 (ngày Luật xây dựng năm 2014 có hiệu lực thi hành) nếu các bên tranh chấp

trong việc xác định căn cứ tính mức phạt vi phạm hợp đồng là “giá trị hợp đồng bị vi phạm” hay “giá trị phần hợp đồng bị vi phạm” thì có thể giải thích và áp dụng theo quy định mới hiện nay là “giá trị phần hợp đồng bị vi phạm”,

109

theo nghĩa đó chính là giá trị của phần nghĩa vụ HĐTCXD bị vi phạm mà tác giả đã dẫn chứng theo thí dụ ở mục 2.2.3.3 của Chương 2.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho tính thống nhất về mặt thuật ngữ trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định về phạt vi phạm HĐTCXD. Theo tác giả, Luật xây dựng năm 2014 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành về HĐXD nói chung và HĐTCXD nói riêng cần thiết sửa

đổi quy định về căn cứ tính mức phạt như sau: sửa quy định “giá trị phần hợp đồng bị vi phạm” thành quy định “giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”

cho chính xác và thống nhất với quy định của LTM. Sở dĩ cần thiết phải sửa đổi quy định này là vì do yêu cầu của quá trình lập pháp thì nội dung các quy định của pháp luật cần chính xác, rõ ràng, và đơn nghĩa. Các quy định giữa Luật chung - luật riêng và luật chuyên ngành cần có sự thống nhất, đồng bộ nhằm tránh những cách hiểu không giống nhau trong quy định của pháp luật về cùng một vấn đề tương ứng. Có như vậy thì hệ thống pháp luật về hợp đồng mới hoàn thiện, tạo cơ sở cho các bên ký kết, thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh.

3.3.3.5. Đối với quy định về tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng thi công xây dựng công trình

Từ những hạn chế trong việc áp dụng biện pháp tạm dừng thực hiện HĐTCXD theo phân tích ở mục 2.2.4.3 Chương 2, tác giả cho rằng, pháp luật chuyên ngành cần quy định về biện pháp tạm dừng thực hiện HĐTCXD theo tinh thần của LTM. Cùng với đó là việc ghi nhận những trường hợp đặc thù là điều kiện tạm dừng thực hiện đối với HĐTCXD mà các bên có thể áp dụng tạm dừng khi có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận trong HĐTCXD. Có như vậy, việc áp dụng biện pháp tạm dừng thực hiện HĐTCXD mới linh hoạt và phát huy được ý nghĩa của nó. Bởi lẽ, tạm dừng thực hiện hợp đồng là một biện pháp tự bảo vệ mà pháp luật quy định cho phép một bên thực hiện khi

110

bên kia có hành vi vi phạm hợp đồng ở mức độ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Việc áp dụng tạm dừng thực hiện hợp đồng trong nhiều trường đã kịp thời bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của bên áp dụng, hạn chế những tác động tiêu cực khác có thể phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng. Quyền tạm dừng được quy định vừa phải đảm bảo được nguyên tắc tự do xác lập các điều khoản hợp đồng, đồng thời vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên tránh sự lạm dụng khi áp dụng của các bên trong việc áp dụng biện pháp tạm dừng nhằm trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, pháp luật cần thiết phải ghi nhận quyền tạm dừng được thực hiện trong những điều kiện nhất định. Đó là việc cho phép áp dụng biện pháp tạm dừng khi các bên có sự thỏa thuận áp dụng khi xảy ra các trường hợp mà các bên đã dự liệu là điều kiện áp dụng, điều này phù hợp với nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng. Tiếp đó, tạm dừng thực hiện HĐTCXD cần được áp dụng ngay cả trong trường hợp các bên không có thỏa thuận áp dụng nhưng hành vi vi phạm của một bên là “vi phạm cơ bản” – những vi phạm gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình (Trang 109 - 124)